05/02/2018, 11:27

Văn mẫu Nghị luận về hiện tượng nói tục chửi thề của học sinh hiện nay

Hướng dẫn làm bài văn nghị luận về nói tục chửi thề hay nhất, có dàn ý và bài làm tham khảo. Lời ăn tiếng nói không chỉ là phương tiện để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, duy trì những cuộc giao tiếp giữa người với người, mà còn có ý nghĩa quyết định đến hình ảnh của mỗi chúng ta trong mắt người khác , ...

Hướng dẫn làm bài văn nghị luận về nói tục chửi thề hay nhất, có dàn ý và bài làm tham khảo. Lời ăn tiếng nói không chỉ là phương tiện để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, duy trì những cuộc giao tiếp giữa người với người, mà còn có ý nghĩa quyết định đến hình ảnh của mỗi chúng ta trong mắt người khác , là một trong những biểu hiện cho vẻ đẹp của tiếng nói, ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Chẳng thế mà bài học đầu tiên các cụ dạy ta là: “Học ăn, học nói, học gói ,học mở”; “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.” Ngày nay, xã hội ngày phát triển với tốc độ chóng mặt, cùng với những thành tựu có ý nghĩa tốt đẹp thì bên cạnh đó còn nhiều hiện tượng xấu, đặc biệt là hiện tượng nhiều người nói tục chửi thề trong khi giao tiếp đang xuất hiện tràn lan khiến cho chúng ta phải suy nghĩ, lo ngại về văn hóa ứng xử của con người đặc biệt của giới trẻ hiện nay. Sau đây là dàn ý và bài làm chi tiết về vấn đề nói tục chửi thề. Để làm bài tập này, chúng ta phải hiểu thế nào là nói tục chửi thề, thực trạng của nó trong xã hội hiện nay, tác hại, nguyên nhân và biện pháp để khắc phục tình trạng này DÀN Ý THAM KHẢO: NGHỊ LUẬN VỀ NÓI TỤC CHỬI THỀ: 1, MỞ BÀI: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: nói tục chửi thề 2. THÂN BÀI: Khái niệm nói tục chửi thề: nói ra những lời lẽ không hay, trái với thuần phong mỹ tục, thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp. Biểu hiện: không chỉ trong giao tiếp với người khác mà cả những nơi công cộng đông người, không chỉ trong lúc bực tức mà còn cả trong lúc vui vẻ, không chỉ với bạn bè mà còn nói tục với những người đáng đáng tuổi cha chú. Những lời lẽ khó nghe được nói ra thản nhiên, không chút suy nghĩ. Tác hại: Đối với người nói:Khó có thể đạt được thành công trong giao tiếp Trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng đến tư cách của bản thân Những người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp thường không được mọi người tôn trọng, bị mọi người xa lánh. Đối với người nghe:Cảm thấy khó chịu, bực bội, không thoải mái khi giao tiếp, không muốn nói chuyện Có cái nhìn ác cảm với người đối diện Ảnh hưởng đến nhận thức của các em nhỏ còn chưa hiểu biết. Đối với toàn xã hội: Làm ảnh hưởng đến giá trị đạo đức của cả cộng đồng. Nguyên nhân : Khách quan:Do môi trường sống không lành mạnh, sớm phải tiếp xúc với lời ăn tiếng nói thô thiển, thiếu văn hóa. Những người nói tục chửi thề có thể là những người thiếu sự quan tâm của những người thân Chủ quan:Chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời nói Bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh Bản thân không có ý thức tự điều chỉnh, nói nhiều thành thói quen xấu Thể hiện bản thân mình trước mọi người Nói cho vui miệng, không quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của người khác Lật lại vấn đề: Nhưng vẫn còn trong đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của lời nói, ăn nói văn minh lịch sự. Giải pháp:Ý thức được tầm quan trọng của lời nói Tuyên truyền vân động mọi người dùng lời hay ý đẹp, tránh những lời nói khiếm nhã Nhắc nhở mọi người khi thấy mọi người nói tục chửi thề Với bản thân mỗi chúng ta luôn phải tự răn mình phải biết sử dụng lời nói có văn hóa trong giao tiếp. 3. KẾT BÀI: Khẳng định lại vấn đề: Xã hội hiện đại đòi hỏi con người văn minh trong ứng xử giao tiếp. Nói tục, chửi thế là thói quen xấu của nhiều học sinh cần phải sửa đổi BÀI VĂN: NGHỊ LUẬN VỀ NÓI TỤC CHỬI THỀ: Ông bà ta xưa đã dạy: “Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Vậy mà, con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta nhìn lại bản thân để suy nghĩ. Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục , thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình . Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh: khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người đáng tuổi cha chú của mình; không chỉ chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay. Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Như vậy thì thật khó để có được những cuộc giao tiếp thành công. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến tư cách của bản thân. Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó. Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói : “ Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó, chỉ là một phần rất nhỏ. Chúng ta mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, đều phải chịu trách nhiệm cho những lời nói, hành động của mình. Bởi vậy mà yếu tố chủ quan chiếm phần lớn. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắ, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác. Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ văn minh, lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn. Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, hiểu biết, những kĩ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng văn minh hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần thay đổi, trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh, lịch sự hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.

Hướng dẫn làm bài văn nghị luận về nói tục chửi thề hay nhất, có dàn ý và bài làm tham khảo.

Lời ăn tiếng nói không chỉ là phương tiện để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, duy trì những cuộc giao tiếp giữa người với người, mà còn có ý nghĩa quyết định đến hình ảnh của mỗi chúng ta trong mắt người khác , là một trong những biểu hiện cho vẻ đẹp của tiếng nói, ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Chẳng thế mà bài học đầu tiên các cụ dạy ta là: “Học ăn, học nói, học gói ,học mở”; “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói.” Ngày nay, xã hội ngày phát triển với tốc độ chóng mặt, cùng với những thành tựu có ý nghĩa tốt đẹp thì bên cạnh đó còn nhiều hiện tượng xấu, đặc biệt là hiện tượng nhiều người nói tục chửi thề trong khi giao tiếp đang xuất hiện tràn lan khiến cho chúng ta phải suy nghĩ, lo ngại về văn hóa ứng xử của con người đặc biệt của giới trẻ hiện nay. Sau đây là dàn ý và bài làm chi tiết về vấn đề nói tục chửi thề. Để làm bài tập này, chúng ta phải hiểu thế nào là nói tục chửi thề, thực trạng của nó trong xã hội hiện nay, tác hại, nguyên nhân và biện pháp để khắc phục tình trạng này

DÀN Ý THAM KHẢO: NGHỊ LUẬN VỀ NÓI TỤC CHỬI THỀ:
1, MỞ BÀI:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: nói tục chửi thề

2. THÂN BÀI:
Khái niệm nói tục chửi thề: nói ra những lời lẽ không hay, trái với thuần phong mỹ tục, thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp.
Biểu hiện: không chỉ trong giao tiếp với người khác mà cả những nơi công cộng đông người, không chỉ trong lúc bực tức mà còn cả trong lúc vui vẻ, không chỉ với bạn bè mà còn nói tục với những người đáng đáng tuổi cha chú. Những lời lẽ khó nghe được nói ra thản nhiên, không chút suy nghĩ.

Tác hại:
Đối với người nói:
  • Khó có thể đạt được thành công trong giao tiếp
  • Trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng đến tư cách của bản thân
  • Những người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp thường không được mọi người tôn trọng, bị mọi người xa lánh.

Đối với người nghe:
  • Cảm thấy khó chịu, bực bội, không thoải mái khi giao tiếp, không muốn nói chuyện
  • Có cái nhìn ác cảm với người đối diện
  • Ảnh hưởng đến nhận thức của các em nhỏ còn chưa hiểu biết.

Đối với toàn xã hội:
Làm ảnh hưởng đến giá trị đạo đức của cả cộng đồng.

Nguyên nhân :
Khách quan:
  • Do môi trường sống không lành mạnh, sớm phải tiếp xúc với lời ăn tiếng nói thô thiển, thiếu văn hóa.
  • Những người nói tục chửi thề có thể là những người thiếu sự quan tâm của những người thân

Chủ quan:
  • Chưa nhận thức được tầm quan trọng của lời nói
  • Bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh
  • Bản thân không có ý thức tự điều chỉnh, nói nhiều thành thói quen xấu
  • Thể hiện bản thân mình trước mọi người
  • Nói cho vui miệng, không quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của người khác


Lật lại vấn đề:
Nhưng vẫn còn trong đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của lời nói, ăn nói văn minh lịch sự.

Giải pháp:
  • Ý thức được tầm quan trọng của lời nói
  • Tuyên truyền vân động mọi người dùng lời hay ý đẹp, tránh những lời nói khiếm nhã
  • Nhắc nhở mọi người khi thấy mọi người nói tục chửi thề
  • Với bản thân mỗi chúng ta luôn phải tự răn mình phải biết sử dụng lời nói có văn hóa trong giao tiếp.

3. KẾT BÀI:
Khẳng định lại vấn đề: Xã hội hiện đại đòi hỏi con người văn minh trong ứng xử giao tiếp.


Nói tục, chửi thế là thói quen xấu của nhiều học sinh cần phải sửa đổi


BÀI VĂN: NGHỊ LUẬN VỀ NÓI TỤC CHỬI THỀ:
Ông bà ta xưa đã dạy:
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

Vậy mà, con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta nhìn lại bản thân để suy nghĩ.

Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục , thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình . Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh: khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người đáng tuổi cha chú của mình; không chỉ chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.

Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Như vậy thì thật khó để có được những cuộc giao tiếp thành công. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến tư cách của bản thân. Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.

Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói : “ Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó, chỉ là một phần rất nhỏ. Chúng ta mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, đều phải chịu trách nhiệm cho những lời nói, hành động của mình. Bởi vậy mà yếu tố chủ quan chiếm phần lớn. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắ, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.

Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ văn minh, lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.

Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, hiểu biết, những kĩ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng văn minh hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần thay đổi, trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh, lịch sự hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.
0