05/02/2018, 11:27

Bài văn nghị luận sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

Hướng dân bài nghị luận xã hội về câu “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” hay nhất có dàn ý và bài làm Là một người trong xã hội công nghệ phát triển, kho con người chỉ biết bận rộn với công việc của mình, chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân mà không biết sống vì người khác, không quan tâm chia sẻ ...

Hướng dân bài nghị luận xã hội về câu “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” hay nhất có dàn ý và bài làm Là một người trong xã hội công nghệ phát triển, kho con người chỉ biết bận rộn với công việc của mình, chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân mà không biết sống vì người khác, không quan tâm chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Cuộc sống như thế thật vô vị, tẻ nhạt, buồn chán, nó sẽ trôi qua một cách vô nghĩa mà ta sẽ không cảm nhận được dư vị của cuộc sống, không biết đâu là cuộc sống mình muốn có. Và vì thế để thay đổi nó mà ta phải thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành động. Hãy sống tích cực hơn, biết làm chủ cuộc sống của mình hơn. Trong chương trình ngữ văn lớp 9 khi làm dạng bài nghị luận ta sẽ gặp đề nghị luận về câu nói: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết cho đề bài này mong rằng với cách làm này sẽ giúp các bạn có một định hướng tốt và bài làm đúng nhất. Để làm đề bài này ta sẽ giải thích câu nói, nêu biểu hiện, ý nghĩa và một số dẫn chứng để làm rõ hơn. Câu nói: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình DÀN Ý: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ CÂU “SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH” 1.MỞ BÀI: Sống vì người khác, biết yêu thương san sẻ với mọi người quả là một đức tính cần có của con người. 2.THÂN BÀI: Giải thích câu nói: Cho đi là sự sẻ chia đồng cảm, biết yêu thương giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Đâu chỉ nhận riêng mình là làm mà không toan tính vụ lợi xuất phát từ tấm lòng Nêu biểu hiện của sự cho đi Giúp đỡ những người có số phận bất hạnh bằng tình cảm và tấm lòng Quan tâm họ bằng những lời động viên, hỏi han. Cho đi làm cuộc sống trở nên vui vẻ và có ý nghĩa hơn. Cho cũng sẽ nhận được tình cảm yêu thương từ mọi người, sự kính trọng Nêu một số tấm gương của việc cho và nhận. Bài học trong cuộc sống: biết yêu thương, trân trọng cuộc sống. 3.KẾT BÀI: Hãy sống để cho đi, để cảm nhận được những giá trị tốt đẹp của cuộc sống mà do chính chúng ta tạo ra. BÀI LÀM: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ CÂU “SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH” Cuộc sống của con người không chỉ cần vật chất là đủ mà nó còn phải cần đến tình cảm giữa con người với con người làm cho cuộc sống của ta trở nên ý nghĩa hơn. Sống là cho đi đâu cần nhận lại bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cuộc sống có muôn hình muôn vẻ nó là sự kết hợp hài hòa giữa con người với con người với nhau. Vì thế làm cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn là xuất phát từ suy nghĩ của mỗi người với quan điểm riêng khác nhau. Đó là sự cho đi. Cho đi là sự giúp đỡ, làm việc gì cũng nghĩ đến những người xung quanh mà không toan tính, không xuất phát từ ham muốn của bản thân chỉ nghĩ rằng sẽ giúp được họ một phần trong cuộc sống khó khăn này. Sự cho đi đó có thể là tấm lòng quan tâm người khác hay giúp nhau về đời sống vật chất hoặc tinh thần. Đó mới là cuộc sống mà chúng ta cần có ý nghĩa và mang đậm tính nhân văn sâu sắc. “Đâu chỉ nhận riêng mình” là hành động giúp đỡ, biết san sẻ những khó khăn trong cuộc sống của những người xung quanh. Hãy biết sống vì người khác mà đừng chỉ nghĩ đến lợi ích của mình đến đâu, biết sống vì cộng đồng, vì tập thể. Vì thế cả câu đã dạy cho chúng ta một bài học quan trọng trong cuộc sống hãy biết yêu thương, san sẻ với những người xung quanh. Cuộc sống là do chúng ta tự tạo ra hạnh phúc đầy ý nghĩa hay tẻ nhạt buồn chán đều xuất phát từ mỗi con người từ việc ta muốn làm và có những suy nghĩ về mọi người. Sống biết yêu thương, biết san sẻ làm ta trở nên lạc quan yêu đời hơn, cuộc sống của ta cũng tràn ngập niềm vui hơn. Sống biết cho đi làm tâm hồn ta nhẹ nhàng hơn, có suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống. Có những hành động giúp đỡ người khác mà không quan tâm đến sự trả ơn hay đền đáp mới là một hành động nhân văn, xuất phát từ tấm lòng mỗi con người. Cũng giống như từ nhiều năm nay màu áo xanh tình nguyện của các bạn sinh viên trong mùa thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng dường như đã trở nên quen thuộc với mọi người. Nhắc đến áo xanh là đến sự quan tâm, sẻ chia và nhiệt huyết đến quên mình vì cộng đồng. Không ngại khó khăn vất vả, dưới cái nắng oi ả của mùa hè, các chiến sĩ tiếp sức mùa thi đã có mặt ở các địa điểm thi được phân công để giúp đỡ thí sinh và phụ huynh. Do được chuẩn bị chu đáo từ trước, các chiến sĩ tình nguyện khá thuận lợi khi tư vấn về nhà trọ giá rẻ, nhà trọ miễn phí, hướng dẫn về địa điểm thi, lộ trình các tuyến xe buýt… Đặc biệt có bạn còn sẵn sàng cho thí sinh và người nhà ở cung với mình đông thời tình nguyện đưa đón thí sinh trong những ngày thi. Đó quả là hành động cao cả sự cho đi mà không cần đền đáp, sẵn sàng giúp đỡ những lúc cần. Sự cho đi cũng là nhận lại. Ta cho đi nghĩa là ta sẽ nhận lại được cách yêu thương mọi người, những bài học quý giá trong cuộc sống trân trọng những người xung quanh. Từ đó dạy ta cách thông cảm cho người khác, có những suy nghĩ và hành động vì người khác giúp đỡ họ những lúc họ cần. Biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Anh Trần Phước Hòa ở quận Bình Tân là người đã xây dựng hệ thống quán cơm chay giá 5000 đồng để giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. “Việc quan sát bà con đến ăn ở quán, hỏi họ dăm ba câu đã thành thói quen của tôi. Tôi cảm thấy tấm lòng mình khi họ được no bụng”. Sự cho đi ấy làm anh Hòa nhận được là sự cảm thông, niềm vui trong cuộc sống khi được giúp đỡ và đặc biệt là làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. Những hành động tuy nhỏ bé nhưng cũng sẽ làm cho người giúp đỡ có cảm giác được quan tâm và yêu thương. Một hình ảnh đặc trưng cho sự nhân ái của người Sài Gòn chính là những bình trà đá miễn phí đặt ở vỉa hè. Hành động giản đơn nhưng ấm áp tình người, làm nên hình ảnh một Sài Gòn nhân hậu, thân thiện, hiếu khách. Sự quan tâm không phô trương cũng làm cho những mảnh đời bất hạnh được mỉm cười không phải vì những gì họ nhận được mà đó là tấm lòng, là tình cảm của con người với con người. Khi ta biết cho đi là trong ta đã có một tấm long nhân hậu, một tình cảm đáng trân trọng mà không gì có thể thay thế được, làm ta trưởng thành hơn trong cả suy nghĩ và hành động. Ta sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng, làm cuộc sống vui vẻ hơn. Chính vì thế cho đi tức là nhận lại. Câu thơ của Tố Hữu quả là một bài học vô giá trong cuộc sống. Hãy sống vì người khác, biết suy nghĩ đến lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Chính chúng ta sẽ tạo ra một cuộc sống đáng sống mà ta mơ ước.

Hướng dân bài nghị luận xã hội về câu “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” hay nhất có dàn ý và bài làm

Là một người trong xã hội công nghệ phát triển, kho con người chỉ biết bận rộn với công việc của mình, chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân mà không biết sống vì người khác, không quan tâm chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Cuộc sống như thế thật vô vị, tẻ nhạt, buồn chán, nó sẽ trôi qua một cách vô nghĩa mà ta sẽ không cảm nhận được dư vị của cuộc sống, không biết đâu là cuộc sống mình muốn có. Và vì thế để thay đổi nó mà ta phải thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành động. Hãy sống tích cực hơn, biết làm chủ cuộc sống của mình hơn. Trong chương trình ngữ văn lớp 9 khi làm dạng bài nghị luận ta sẽ gặp đề nghị luận về câu nói: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết cho đề bài này mong rằng với cách làm này sẽ giúp các bạn có một định hướng tốt và bài làm đúng nhất. Để làm đề bài này ta sẽ giải thích câu nói, nêu biểu hiện, ý nghĩa và một số dẫn chứng để làm rõ hơn.


Câu nói: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình


DÀN Ý: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ CÂU “SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH”
1.MỞ BÀI:
Sống vì người khác, biết yêu thương san sẻ với mọi người quả là một đức tính cần có của con người.
2.THÂN BÀI:
Giải thích câu nói:
Cho đi là sự sẻ chia đồng cảm, biết yêu thương giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đâu chỉ nhận riêng mình là làm mà không toan tính vụ lợi xuất phát từ tấm lòng
Nêu biểu hiện của sự cho đi
Giúp đỡ những người có số phận bất hạnh bằng tình cảm và tấm lòng
Quan tâm họ bằng những lời động viên, hỏi han.
Cho đi làm cuộc sống trở nên vui vẻ và có ý nghĩa hơn.
Cho cũng sẽ nhận được tình cảm yêu thương từ mọi người, sự kính trọng
Nêu một số tấm gương của việc cho và nhận.
Bài học trong cuộc sống: biết yêu thương, trân trọng cuộc sống.
3.KẾT BÀI:
Hãy sống để cho đi, để cảm nhận được những giá trị tốt đẹp của cuộc sống mà do chính chúng ta tạo ra.

BÀI LÀM: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ CÂU “SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH”
Cuộc sống của con người không chỉ cần vật chất là đủ mà nó còn phải cần đến tình cảm giữa con người với con người làm cho cuộc sống của ta trở nên ý nghĩa hơn. Sống là cho đi đâu cần nhận lại bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Cuộc sống có muôn hình muôn vẻ nó là sự kết hợp hài hòa giữa con người với con người với nhau. Vì thế làm cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn là xuất phát từ suy nghĩ của mỗi người với quan điểm riêng khác nhau. Đó là sự cho đi. Cho đi là sự giúp đỡ, làm việc gì cũng nghĩ đến những người xung quanh mà không toan tính, không xuất phát từ ham muốn của bản thân chỉ nghĩ rằng sẽ giúp được họ một phần trong cuộc sống khó khăn này. Sự cho đi đó có thể là tấm lòng quan tâm người khác hay giúp nhau về đời sống vật chất hoặc tinh thần. Đó mới là cuộc sống mà chúng ta cần có ý nghĩa và mang đậm tính nhân văn sâu sắc. “Đâu chỉ nhận riêng mình” là hành động giúp đỡ, biết san sẻ những khó khăn trong cuộc sống của những người xung quanh. Hãy biết sống vì người khác mà đừng chỉ nghĩ đến lợi ích của mình đến đâu, biết sống vì cộng đồng, vì tập thể. Vì thế cả câu đã dạy cho chúng ta một bài học quan trọng trong cuộc sống hãy biết yêu thương, san sẻ với những người xung quanh.

Cuộc sống là do chúng ta tự tạo ra hạnh phúc đầy ý nghĩa hay tẻ nhạt buồn chán đều xuất phát từ mỗi con người từ việc ta muốn làm và có những suy nghĩ về mọi người. Sống biết yêu thương, biết san sẻ làm ta trở nên lạc quan yêu đời hơn, cuộc sống của ta cũng tràn ngập niềm vui hơn. Sống biết cho đi làm tâm hồn ta nhẹ nhàng hơn, có suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống. Có những hành động giúp đỡ người khác mà không quan tâm đến sự trả ơn hay đền đáp mới là một hành động nhân văn, xuất phát từ tấm lòng mỗi con người. Cũng giống như từ nhiều năm nay màu áo xanh tình nguyện của các bạn sinh viên trong mùa thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng dường như đã trở nên quen thuộc với mọi người. Nhắc đến áo xanh là đến sự quan tâm, sẻ chia và nhiệt huyết đến quên mình vì cộng đồng. Không ngại khó khăn vất vả, dưới cái nắng oi ả của mùa hè, các chiến sĩ tiếp sức mùa thi đã có mặt ở các địa điểm thi được phân công để giúp đỡ thí sinh và phụ huynh. Do được chuẩn bị chu đáo từ trước, các chiến sĩ tình nguyện khá thuận lợi khi tư vấn về nhà trọ giá rẻ, nhà trọ miễn phí, hướng dẫn về địa điểm thi, lộ trình các tuyến xe buýt… Đặc biệt có bạn còn sẵn sàng cho thí sinh và người nhà ở cung với mình đông thời tình nguyện đưa đón thí sinh trong những ngày thi. Đó quả là hành động cao cả sự cho đi mà không cần đền đáp, sẵn sàng giúp đỡ những lúc cần.

Sự cho đi cũng là nhận lại. Ta cho đi nghĩa là ta sẽ nhận lại được cách yêu thương mọi người, những bài học quý giá trong cuộc sống trân trọng những người xung quanh. Từ đó dạy ta cách thông cảm cho người khác, có những suy nghĩ và hành động vì người khác giúp đỡ họ những lúc họ cần. Biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Anh Trần Phước Hòa ở quận Bình Tân là người đã xây dựng hệ thống quán cơm chay giá 5000 đồng để giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. “Việc quan sát bà con đến ăn ở quán, hỏi họ dăm ba câu đã thành thói quen của tôi. Tôi cảm thấy tấm lòng mình khi họ được no bụng”. Sự cho đi ấy làm anh Hòa nhận được là sự cảm thông, niềm vui trong cuộc sống khi được giúp đỡ và đặc biệt là làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Những hành động tuy nhỏ bé nhưng cũng sẽ làm cho người giúp đỡ có cảm giác được quan tâm và yêu thương. Một hình ảnh đặc trưng cho sự nhân ái của người Sài Gòn chính là những bình trà đá miễn phí đặt ở vỉa hè. Hành động giản đơn nhưng ấm áp tình người, làm nên hình ảnh một Sài Gòn nhân hậu, thân thiện, hiếu khách. Sự quan tâm không phô trương cũng làm cho những mảnh đời bất hạnh được mỉm cười không phải vì những gì họ nhận được mà đó là tấm lòng, là tình cảm của con người với con người.

Khi ta biết cho đi là trong ta đã có một tấm long nhân hậu, một tình cảm đáng trân trọng mà không gì có thể thay thế được, làm ta trưởng thành hơn trong cả suy nghĩ và hành động. Ta sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng, làm cuộc sống vui vẻ hơn. Chính vì thế cho đi tức là nhận lại.

Câu thơ của Tố Hữu quả là một bài học vô giá trong cuộc sống. Hãy sống vì người khác, biết suy nghĩ đến lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Chính chúng ta sẽ tạo ra một cuộc sống đáng sống mà ta mơ ước.
0