05/02/2018, 11:27

Cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương văn lớp 9 hay

Hướng dẫn cảm nhận bài thơ “Nói với con” của Y Phương ngữ văn lớp 9 khổ đầu khổ cuối cả bài có dàn ý và bài viết tham khảo Ai yêu chúng ta hơn gia đình? Ai thương chúng ta hơn cha mẹ? Tình yêu gia đình là thứ tình cảm đẹp nhất, trong sáng nhất. Chỉ có tình yêu gia đình mới là tình cảm chân thực ...

Hướng dẫn cảm nhận bài thơ “Nói với con” của Y Phương ngữ văn lớp 9 khổ đầu khổ cuối cả bài có dàn ý và bài viết tham khảo Ai yêu chúng ta hơn gia đình? Ai thương chúng ta hơn cha mẹ? Tình yêu gia đình là thứ tình cảm đẹp nhất, trong sáng nhất. Chỉ có tình yêu gia đình mới là tình cảm chân thực nhất. Cũng chỉ có gia đình mới cho ta những lời khuyên chân thành. Lời cha dặn, lời mẹ nhắc. Đôi khi ta nghĩ lời nói đó chẳng cần thiết nhưng thực ra lời nói nào của cha mẹ với ta đều mang đậm tình cảm sâu sắc và mong muốn của họ với bản thân chúng ta. Bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương là một lời nhắn chân thành, tình cảm của người cha miền núi với đứa con bé bỏng. Để cảm nhận được bài thơ Nói với con của Y phương ta phải biết được khái quát về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Phân tích được những ý chính của nội dung và nghệ thuật trong từng khổ thơ. Phải khái quát được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của toàn bài để thấy được cảm xúc tình cảm của tác giả. Dưới đây là hướng dẫn dàn ý và bài làm giúp ích cho các bạn Nói với con là 1 bài thơ hay để giáo dục thể hệ trẻ DÀN Ý CẢM NHẬN BÀI THƠ NÓI VỚI CON I. MỞ BÀI: Y Phương sinh ra và lớn lên ở miền cao tình Cao Bằng, một trong những nhà thơ của dân tộc Bài thơ : “ Nói với con” sáng tác năm 1980 là một trong những bài thơ tiêu biểu và nổi tiếng nhất của tác giả. II. THÂN BÀI: Tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương với con Tình yêu thương của cha mẹ đối với con thể hiện qua hình ảnh giản dị và cách diễn đạt mộc mạc: ''''Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười" Một gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Thiên nhiên đẹp đẽ, cuộc sống cần lao của con người quê hương nuôi con lớn lên không chỉ vóc dáng mà cả tâm hồn ''''Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát'''' Ước nguyện tha thiết của người cha đối với con: Những đức tính đẹp của người đồng mình và ước muốn của cha Những đức tính đẹp cua người đồng mình được diễn tả qua những hình ảnh gần gũi, với lời thơ nhẹ nhàng, tha thiết ''''Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc ''Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục” Ước muốn lớn nhất của cha được thể hiện trọn vẹn ở 4 câu cuối “Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con.” III. KẾT BÀI: “ Nói với con” là bài thơ giống như một cuộc trò chuyện tâm tình của cha dành cho đứa con bé nhỏ của mình. Vì mang những cảm xúc chân thành, bài thơ sẽ còn sáng mãi với thời gian BÀI VĂN CẢM NHẬN BÀI THƠ NÓI VỚI CON Y Phương sinh năm 1948 là nhà thơ của dân tộc Tày, sống ở vùng cao tỉnh Cao Bằng. Những sáng tác của Y Phương như bức tranh thổ cẩm của miền rừng núi cao nguyên mang đậm màu sắc của tình cảm gia đình chân thành. “Nói với con” là một trong những bài thơ sáng tác năm 1980 tiêu biểu cho phong cách sáng tác của tác giả khi viết về lời nhắn nhủ chân thành của cha với con. Những vần thơ đầu tiên của bài, tác giả đã khắc tả tình yêu của cha mẹ cùng sự chăm sóc của quê hương với đứa con. “ Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười” Đứa con từ lúc lọt long đã được bao bọc, yêu thương trong vòng tay của cha mẹ. Từng ngày, từng giờ con lớn lên là từng ngày từng giờ cha mẹ mong chờ. Từ lúc con chập chững bước những bước đi đầu tiên trong cuộc đời thì cha mẹ luôn là người ở bên cạnh chứng kiến và cổ vũ. Hình ảnh “chân phải”, “chân trái”, “tiếng nói”, “tiếng cười” bình dị, gần gũi biết bao nhiêu. Một không gian ấm áp và hạnh phúc bao trùm lấy từng nhịp thơ. Hiện ra trước mắt người đọc là hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, là sợi dây gắn kết gia đình gần nhau thêm. Bốn câu thơ tiếp theo, tác giả nhắc nhở con về cội nguồn quê hương: “Người đồng mình thương lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm long Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời” “Người đồng mình” được nhắc lên nghe đầy thân thương trìu mến. Đó là những con người dân tộc mộc mạc, bình dị, chăm chỉ làm ăn, khéo léo trong mọi công việc. “Người đồng mình” chăm chỉ lao động nhưng cũng đầy tài hoa, khéo léo. Từ “đan”, “cài” không chỉ nói lên sự gắn bó quấn quit mà còn nói lên nghĩa tình sâu nặng, khó có thể phai nhoà của những con người nơi đây. Tác giả đã gieo vào long người con mình tình cảm, cội nguồn đáng trân trọng và gìn giữ. Quê hương nuôi con khôn lớn, rừng cho hoa là nuôi dưỡng cho con những cái đẹp, con đường cho những tấm lòng là con đường mở lỗi nâng đỡ tâm hồn con, cho con cảm nhận mạch nguồn của que hương. Con phải nhớ về cội nguồn vì nơi này nuôi con lớn không chỉ vóc dáng mà cả tâm hồn con. Hai câu thơ: “Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.” như nhắc con nhớ rằng, con là đoá hoa đẹp nhất nảy nở ở tình yêu của cha mẹ. Bởi vậy cha mẹ luôn yêu con, luôn thương con. Những vần thơ tiếp theo, tác giả nêu lên những đức tính đẹp của người đồng mình và ước muốn của cha với con. Vẫn là cụm từ “ Người đồng mình” lại vang lên thân thương gần gũi. Vẫn giọng nói trầm ấm, tình cảm, người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của người đồng mình. “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn “ Họ sống cuộc sống vất vả “Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn” nhưng họ vẫn là những con người rất mạnh mẽ, có chí khí, là những con người yêu quê hương tha thiết, gắn bó với quê hương mình. Chính vì tình cảm sâu nặng gắn bó với quê hương ấy mà người đồng mình đã “tự đục đá kê cao quê hương”. Họ đã làm nên quê hương với những phong tục, truyền thống tốt đẹp, bằng chính sự cần cù của mình. Người cha đã ca ngợi những con người mộc mạc, giản dị, nhưng giàu chí khí, với niềm tin mãnh liệt và ý chí mạnh mẽ. Thiên nhiên không ban tặng cho người nơi đây địa hình thuận lợi, cuộc sống tuy khó khăn nhưng người đồng mình vẫn chịu thương chịu khó, sống gắn bó, nỗ lực vượt qua tất cả. Từ đó, cha đã nhắc nhở con phải sống có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương. Con phải biết chấp nhận, biết can đảm vượt qua gian lao thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình: “Sống trên đá không chê đá ghập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc.”Lời cha nhắn nhủ với con tâm tình thủ thỉ mà đầy mạnh mẽ để mong con sống sao cho xứng với “ người đồng mình”. Cha còn mong con sống nhớ đến đất nước, yêu đất nước như người đồng mình yêu quê hương dân tộc: “Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kè cao quê hương Còn quê hương thì lầm phong tục” Và mong ước lớn nhất của cha: “Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con.”Người đồng mình tuy nghèo đói, tuy còn lạc hậu nhưng vẫn là người đồng mình. Con cũng là một phần của nơi đây. Cha mong con khi bước đi trên con đường dài rộng không bao giờ phải nhún mình, phải sợ hãi, mà con phải mạnh mẽ, ý chí phi thường để xây dựng quê hương, xây dựng đất nước Bài thơ “Nói với con” của Y Phương bằng giọng thơ tha thiết như lời tâm tình trò chuyện cùng thể thơ tự do phù hợp mạch cảm xúc của tác giả đã thể hiện tình yêu của cha dành cho con. Tình yêu ấy của cha bộc lộ niềm tự hào về những phẩm chất của quê hương, dân tộc mình đồng thời nhắc con sống sao cho đúng, cho xứng với người đồng mình và qua đó thể hiện những triết lý nhân sinh ở đời.

Hướng dẫn cảm nhận bài thơ “Nói với con” của Y Phương ngữ văn lớp 9 khổ đầu khổ cuối cả bài có dàn ý và bài viết tham khảo

Ai yêu chúng ta hơn gia đình? Ai thương chúng ta hơn cha mẹ? Tình yêu gia đình là thứ tình cảm đẹp nhất, trong sáng nhất. Chỉ có tình yêu gia đình mới là tình cảm chân thực nhất. Cũng chỉ có gia đình mới cho ta những lời khuyên chân thành. Lời cha dặn, lời mẹ nhắc. Đôi khi ta nghĩ lời nói đó chẳng cần thiết nhưng thực ra lời nói nào của cha mẹ với ta đều mang đậm tình cảm sâu sắc và mong muốn của họ với bản thân chúng ta. Bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương là một lời nhắn chân thành, tình cảm của người cha miền núi với đứa con bé bỏng. Để cảm nhận được bài thơ Nói với con của Y phương ta phải biết được khái quát về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Phân tích được những ý chính của nội dung và nghệ thuật trong từng khổ thơ. Phải khái quát được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của toàn bài để thấy được cảm xúc tình cảm của tác giả. Dưới đây là hướng dẫn dàn ý và bài làm giúp ích cho các bạn


Nói với con là 1 bài thơ hay để giáo dục thể hệ trẻ


DÀN Ý CẢM NHẬN BÀI THƠ NÓI VỚI CON
I. MỞ BÀI:
Y Phương sinh ra và lớn lên ở miền cao tình Cao Bằng, một trong những nhà thơ của dân tộc
Bài thơ : “ Nói với con” sáng tác năm 1980 là một trong những bài thơ tiêu biểu và nổi tiếng nhất của tác giả.

II. THÂN BÀI:
Tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương với con
Tình yêu thương của cha mẹ đối với con thể hiện qua hình ảnh giản dị và cách diễn đạt mộc mạc:
'Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười"
Một gia đình đầm ấm, hạnh phúc.
Thiên nhiên đẹp đẽ, cuộc sống cần lao của con người quê hương nuôi con lớn lên không chỉ vóc dáng mà cả tâm hồn
'Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát'

Ước nguyện tha thiết của người cha đối với con:
Những đức tính đẹp của người đồng mình và ước muốn của cha
Những đức tính đẹp cua người đồng mình được diễn tả qua những hình ảnh gần gũi, với lời thơ nhẹ nhàng, tha thiết
'Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
'Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”

Ước muốn lớn nhất của cha được thể hiện trọn vẹn ở 4 câu cuối
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”

III. KẾT BÀI:
“ Nói với con” là bài thơ giống như một cuộc trò chuyện tâm tình của cha dành cho đứa con bé nhỏ của mình. Vì mang những cảm xúc chân thành, bài thơ sẽ còn sáng mãi với thời gian

BÀI VĂN CẢM NHẬN BÀI THƠ NÓI VỚI CON
Y Phương sinh năm 1948 là nhà thơ của dân tộc Tày, sống ở vùng cao tỉnh Cao Bằng. Những sáng tác của Y Phương như bức tranh thổ cẩm của miền rừng núi cao nguyên mang đậm màu sắc của tình cảm gia đình chân thành. “Nói với con” là một trong những bài thơ sáng tác năm 1980 tiêu biểu cho phong cách sáng tác của tác giả khi viết về lời nhắn nhủ chân thành của cha với con.

Những vần thơ đầu tiên của bài, tác giả đã khắc tả tình yêu của cha mẹ cùng sự chăm sóc của quê hương với đứa con.
“ Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
Đứa con từ lúc lọt long đã được bao bọc, yêu thương trong vòng tay của cha mẹ. Từng ngày, từng giờ con lớn lên là từng ngày từng giờ cha mẹ mong chờ. Từ lúc con chập chững bước những bước đi đầu tiên trong cuộc đời thì cha mẹ luôn là người ở bên cạnh chứng kiến và cổ vũ. Hình ảnh “chân phải”, “chân trái”, “tiếng nói”, “tiếng cười” bình dị, gần gũi biết bao nhiêu. Một không gian ấm áp và hạnh phúc bao trùm lấy từng nhịp thơ. Hiện ra trước mắt người đọc là hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, là sợi dây gắn kết gia đình gần nhau thêm.

Bốn câu thơ tiếp theo, tác giả nhắc nhở con về cội nguồn quê hương:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm long
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
“Người đồng mình” được nhắc lên nghe đầy thân thương trìu mến. Đó là những con người dân tộc mộc mạc, bình dị, chăm chỉ làm ăn, khéo léo trong mọi công việc. “Người đồng mình” chăm chỉ lao động nhưng cũng đầy tài hoa, khéo léo. Từ “đan”, “cài” không chỉ nói lên sự gắn bó quấn quit mà còn nói lên nghĩa tình sâu nặng, khó có thể phai nhoà của những con người nơi đây. Tác giả đã gieo vào long người con mình tình cảm, cội nguồn đáng trân trọng và gìn giữ. Quê hương nuôi con khôn lớn, rừng cho hoa là nuôi dưỡng cho con những cái đẹp, con đường cho những tấm lòng là con đường mở lỗi nâng đỡ tâm hồn con, cho con cảm nhận mạch nguồn của que hương. Con phải nhớ về cội nguồn vì nơi này nuôi con lớn không chỉ vóc dáng mà cả tâm hồn con.

Hai câu thơ:
“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.”


như nhắc con nhớ rằng, con là đoá hoa đẹp nhất nảy nở ở tình yêu của cha mẹ. Bởi vậy cha mẹ luôn yêu con, luôn thương con.

Những vần thơ tiếp theo, tác giả nêu lên những đức tính đẹp của người đồng mình và ước muốn của cha với con. Vẫn là cụm từ “ Người đồng mình” lại vang lên thân thương gần gũi. Vẫn giọng nói trầm ấm, tình cảm, người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của người đồng mình.
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn “


Họ sống cuộc sống vất vả “Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn” nhưng họ vẫn là những con người rất mạnh mẽ, có chí khí, là những con người yêu quê hương tha thiết, gắn bó với quê hương mình. Chính vì tình cảm sâu nặng gắn bó với quê hương ấy mà người đồng mình đã “tự đục đá kê cao quê hương”. Họ đã làm nên quê hương với những phong tục, truyền thống tốt đẹp, bằng chính sự cần cù của mình. Người cha đã ca ngợi những con người mộc mạc, giản dị, nhưng giàu chí khí, với niềm tin mãnh liệt và ý chí mạnh mẽ. Thiên nhiên không ban tặng cho người nơi đây địa hình thuận lợi, cuộc sống tuy khó khăn nhưng người đồng mình vẫn chịu thương chịu khó, sống gắn bó, nỗ lực vượt qua tất cả.

Từ đó, cha đã nhắc nhở con phải sống có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương. Con phải biết chấp nhận, biết can đảm vượt qua gian lao thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình:
“Sống trên đá không chê đá ghập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.”
Lời cha nhắn nhủ với con tâm tình thủ thỉ mà đầy mạnh mẽ để mong con sống sao cho xứng với “ người đồng mình”. Cha còn mong con sống nhớ đến đất nước, yêu đất nước như người đồng mình yêu quê hương dân tộc:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kè cao quê hương
Còn quê hương thì lầm phong tục”
Và mong ước lớn nhất của cha:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”
Người đồng mình tuy nghèo đói, tuy còn lạc hậu nhưng vẫn là người đồng mình. Con cũng là một phần của nơi đây. Cha mong con khi bước đi trên con đường dài rộng không bao giờ phải nhún mình, phải sợ hãi, mà con phải mạnh mẽ, ý chí phi thường để xây dựng quê hương, xây dựng đất nước

Bài thơ “Nói với con” của Y Phương bằng giọng thơ tha thiết như lời tâm tình trò chuyện cùng thể thơ tự do phù hợp mạch cảm xúc của tác giả đã thể hiện tình yêu của cha dành cho con. Tình yêu ấy của cha bộc lộ niềm tự hào về những phẩm chất của quê hương, dân tộc mình đồng thời nhắc con sống sao cho đúng, cho xứng với người đồng mình và qua đó thể hiện những triết lý nhân sinh ở đời.
0