Một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay
Ngay từ những ngày đầu tiên bước vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, toàn Đảng, toàn dân ta đã khẳng định một trong những mục tiêu mà chúng ta phải phấn đấu đạt tới là xoá bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất công, thực hiện công bằng xã hội. ...
Ngay từ những ngày đầu tiên bước vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, toàn Đảng, toàn dân ta đã khẳng định một trong những mục tiêu mà chúng ta phải phấn đấu đạt tới là xoá bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất công, thực hiện công bằng xã hội. Ngày nay công bằng xã hội đã trở thành một trong các thành tố trong mục tiêu chung của toàn dân tộc ta là xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tuy nhiên, khi thực sự bắt tay vào thực hiện mục tiêu công bằng xã hội này chúng ta thấy đã bộc lộ những cách hiểu và cách làm khác nhau. Chẳng hạn, trong thời kỳ trước đổi mới, công bằng xã hội được hiểu là trong xã hội ai cũng được sống như ai, không có kẻ giàu người nghèo. Vì vậy, từ khi tiến hành đổi mới đến nay, khi xuất hiện tình trạng phân hóa giàu nghèo, không ít người đã tỏ ra băn khoăn, lo ngại và cho rằng công bằng xã hội bị vi phạm. Cũng do băn khoăn trên đây nên có ý kiến cho rằng nội dung cơ bản của công bằng xã hội không phải thể hiện ở khâu phân phối kết quả sản xuất, mà ở chỗ phải tạo ra sự công bằng về cơ hội để mọi người đều có điều kiện phát triển, hoặc để đảm bảo công bằng xã hội phải phân phối công bằng các nguồn lực của Nhà nước, phải phân phối hợp lý tư liệu sản xuất, v.v… Nhưng thế nào là công bằng về cơ hội? Thế nào là phân phối công bằng các nguồn lực? Thế nào là phân phối hợp lý tư liệu sản xuất? v.v… Những câu hỏi đó cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thoả đáng. Các ý kiến khác nhau trên đây cho thấy tuy thống nhất với nhau ở chỗ cần thực hiện công bằng xã hội nhưng cụ thể nội hàm của khái niệm công bằng về cơ hội cũng như công bằng thể hiện ở khâu phân phối tư liệu sản xuất là gì lại chưa thật rõ. Do đó, việc làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản của việc thực hiện công bằng xã hội nêu trên là những đóng góp bổ ích cho việc hoạch định các chính sách nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
- Thế nào là công bằng xã hội
- Nên hiểu công bằng xã hội theo nghĩa nào
- Thế nào là công bằng xã hội trong phân phối tư liệu sản xuất
Xem chi tiết tại đây