Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ hạch toán hao mòn và khấu hao tài sản cố định
Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định hữu hình Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức ...
Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định hữu hình
Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
- Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yờu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cựng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Đối với súc vật làm việc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.
Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình
Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đó chi ra thoả mãn đồng thời cả bốn điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình. Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả bốn tiêu chuẩn nêu trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn được bảy điều kiện sau:
- Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
- Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
- Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
- Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
- Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
- Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
- Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.
Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế thương mại không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.
Đối với tài sản cố định khi nâng cấp là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm tính năng tác dụng của TSCĐ so với mức ban đầu hoặc kéo dàI thời gian sử dụng của TSCĐ đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của TSCĐ so với trước.
Tập hợp chi phí nâng cấp TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 241
Nợ TK 133 – Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Có TK 111, 112, 152, 214, 331,……
Khi công việc sửa chữa hoàn thành, căn cứ vào giá thành thực tế của công việc sửa chữa và giá trị còn lại của TSCĐ được nâng cấp để kế toán xác định nguyên giá mới, kế toán ghi :
Nợ TK 211
Có TK 241
Nếu chi phí để nâng cấp TSCĐ được bù đắp băng nguồn vốn chuyên dùng thì kế toán còn phải ghi bút toán kết chuyển nguồn :
Nợ TK 414, 441…
Có TK 411
Theo Quyết định số 206/2003/QĐ - BTC của Bộ Tài Chính, ban hành trong đó tại Điều 7 có ghi “Các chi phí doanh nghiệp chi ra để nâng cấp TSCĐ được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí kinh doanh trong kỳ ” và tại Mục II điều 3 quy định về tiêu chuẩn TSCĐ. Vậy đối với một tài sản sau khi nâng cấp không thoả mản điều kiện tài sản đó là TSCĐ hữu hình (Tiêu chuẩn TSCĐ) và khi đó coi như tài sản đó tính vào TSCĐ vô hình ,và khoản chi phi nâng cấp được tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Như vậy nó lại trái ngược với Điều 7 đó là các khoản chi phí chi ra để nâng cấp không được đưa vào chi phí kinh doanh. Vậy thì chi phí này đưa vào đâu cho phù hợp ?
Với Quyết định số 206/2003/QĐ - BTC của Bộ Tài Chính, ngày 12/12/2003 ban hành đưa ra 3 phương pháp khấu hao.Quyết định này áp dụng cho công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty TNHH nhà nước một thành viên,…đối với các doanh nghiệp khác thì chỉ bắt buộc áp dụng các quy định có liên quankhi xác định chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khác, mà chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc danh thường áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng với cách tính toán đơn giản và dễ theo dõi hạch toán do mức khấu hao hàng năm không thay đổi. Đối với phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu haotheo số lượng, khối lượng sản phẩm là hai phương pháp có cách tính toán phức tạp hơn. Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn được áp dụng để nhanh chóng thu hồi vốn cố định đầu tư mua tài sản mới nhưng không được do không thoả mãn một số điều kiện như : là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng) là các loại máy móc thiết bị, dụng cụ làm việc,…bởi vì trong thực tế hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta với số vốn ít nên thường đầu tư những tài sản đã qua sử dụng, hoặc có đàu tư tài sản mới nhưng không đáp ứng được điều kiện còn lại. Đây là một vướng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà nhà nước cần có những chính sách tháo gỡ thích hợp .
Hao mòn tài sản cố định là một nội dung quan trọng trong công tác kế toán do tính quan trọng của hao mòn tài sản cố định đối với mổi doanh nghiệp. Do vậy chuyên đề này đã nghiên cứu, tập hợp và trình bày một cách cụ thể, rõ ràng lý luận về hao mòn tài sản cố định trong điều kiện vận dụng chuẩn mực, Quyết định mới nhất của hao mòn tài sản cố định. Trong chuyên đè này xác định rõ bản chất của hao mòn tài sản cố định , phân loại trình bầy các phương pháp tính khấu hao, phương pháp hạch toán, nhận biết tài sản cố định,… Do những hạn chế về thời gian và trình độ kiến thức thực tế chuyên đề chỉ mô phỏng được phần nào thực trạng của hao mòn tài sản cố định.
Hoàn thiện đề tài này một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy em đã hoàn thành đề tài này. Vì thời gian có hạn nên còn nhiều vấn đề mà em chưa đề cập hết trong đề tài, cũng như còn nhiều sai sót. Vì vậy mà em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn.