Về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) của Thiền sư Mãn Giác.
Hai câu cuối không phải tả thiên nhiên. Vì xuân tàn hoa rụng để chuyển sang mùa hè. Cành hoa mai xuất hiện. Hoa mai chỉ nở vào cuối đông, đầu xuân. Nên không phải là miêu tả thiên nhiên. Mãn Giác thiền sư (1052 - 1096) tên là Lí Trường. Thủa nhỏ được vào hầu Thái tử Kiền Đức. Khi Kiền Đức ...
Hai câu cuối không phải tả thiên nhiên. Vì xuân tàn hoa rụng để chuyển sang mùa hè. Cành hoa mai xuất hiện. Hoa mai chỉ nở vào cuối đông, đầu xuân. Nên không phải là miêu tả thiên nhiên.
Mãn Giác thiền sư (1052 - 1096) tên là Lí Trường. Thủa nhỏ được vào hầu Thái tử Kiền Đức. Khi Kiền Đức lên ngôi (Lí Nhân Tông), ông được ban hiệu Hoài Tín, được mời vào chùa Giáo Nguyên trong cung. Mãn Giác là tên thuỵ do vua ban tặng sau khi ông mất.
Bài thơ là sức sống mãnh liệt và cái đẹp của tinh thần lạc quan thông qua việc lựa chọn ngôn ngữ và xây dựng hình ảnh tương phản giàu tính biểu tượng.
Bài thơ diễn tả quy luật vận động biến đổi của thiên nhiên, của đời người.
- Hai câu thơ đầu diễn tả quy luật biến đổi của thiên nhiên. Cây cối biến đổi theo thời tiết. Thông thường mùa xuân đến hoa nở “Xuân tới trăm hoa tươi”. Bài thơ nói về hoa rụng trước, hoa nở sau. Phải chăng nhà thơ muốn nói về sự luân hồi của thiên nhiên. Hoa tàn rồi hoa lại nở. Hình ảnh xuân và hoa mang đến cái đẹp, sự ấm áp tràn đầy sức sống của thời tiết và cây cối.
- Câu 3 và 4 diễn tả quy luật biến đổi của đời người. Thời gian sự việc qua đi, con người trải qua năm tháng cùng già đi. Mái đầu bạc là tượng trưng cho tuổi già. Đó là biểu hiện cụ thể nhất sự biến đổi của con người trước thời gian.
Tâm trạng nhà thơ như nuối tiếc, xót xa bởi con người không luân hồi như cây cối. Cuộc đời con người sẽ đi về phía hủy diệt không thể cứu vãn. Cần hiểu rằng cảm giác nuối tiếc xót xa khi nghĩ đến sự biến đổi của con người trước thời gian không phải là tiêu cực, mà từ cảm xúc đó để ý thức con người không thể sống một cách vô nghĩa.
-
Câu đầu và câu cuối mâu thuẫn. Vì: Xuân qua hoa rụng hết vậy mà nhà thơ vẫn thấy “Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua xuân trước một cành mai. ”
Hình tượng cành mai đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận:
+ Cành mai đã phủ nhận cái quy luật vận động và biến đổi ở bốn câu thơ đầu. Dù cho xuân sắp đi qua, muôn loài hoa đã lìa cành nhưng vẫn còn cành mai hoa nở trong đêm.
+ Cành mai còn mang ý nghĩa tượng trưng. Nó thể hiện sức sống mãnh liệt của vạn vật và con người. Nó vượt lên tất cả sự sống, chết, thịnh, suy. Đó là quy luật của sự bất biến. Có điều phải hiểu đây là sự bất biến về tư tưởng, tình cảm, ý chí (bất biến bên trong) chứ không phải là sự bất biến về hình thức con người. Cành mai là sự biểu hiện tính bất biến trong tinh thần nhà thơ.
+ Cành mai còn là hình tượng nghệ thuật đẹp. Không phải cái đẹp của bức tranh tứ quý, tùng, trúc, cúc, mai để diễn tả sự thanh cao, quý phái mà là cái đẹp của tinh thần lạc quan, mạnh mẽ và kiên định trước những biến đổi của trời đất và thời cuộc. Điều này giúp chúng ta hiểu thêm con người thời Lí, thời kì Phật giáo thịnh đạt. Dù xuất gia tu hành nhưng họ không quay lưng lại cuôc đời mà vẫn đầy bản lĩnh và ý chí tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.