Món ngon cùng mơ
Khi cơ thể vận động quá sức, mệt mỏi sẽ làm giảm rất nhiều điện phân. Ăn ô mai hoặc tách phần thịt ô mai hòa vào nước uống giúp tăng cường điện phân cho cơ thể. Mơ còn xanh thường dùng làm rượu, gọi là rượu thanh mai. Mơ vừa chín tới để ngâm với đường làm nước giải khát. Rượu mơ chữa được chứng ...
Mơ còn xanh thường dùng làm rượu, gọi là rượu thanh mai. Mơ vừa chín tới để ngâm với đường làm nước giải khát. Rượu mơ chữa được chứng phong thấp, đau bụng, cảm nắng, ra mồi hôi tay chân.
Dùng phần thịt của quả mơ giã nhỏ để làm mặt nạ sẽ giúp da mặt mịn, sáng hơn.
Ngoài tên gọi thông dụng thì mơ còn có các “biệt hiệu” khác như mai từ, hạnh, mác mòi. Mơ khi chín thường có màu vàng ươm và rất nhiều nước. ăn vào có vị chua. Nhiều nơi, người ta vẫn sử dụng mơ tươi để ăn hoặc làm rượu, làm mứt, làm nước giải khát hay ô mai. Mơ khi được sấy khô ăn có vịt ngọt và chứa hàm lượng chống oxy hóa rất cao.
Toàn bộ phần quả mơ đều được tận dụng hết. Phần thịt chứa nhiều hữu cơ, đường, vitamin C có tác dụng giải khát, giảm mồ hôi, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Phần thịt để ăn còn phần hạt thì được giữ lại để chữa một số loại bệnh rất hiệu quả như ho, khó thở… Nhân của hạt mơ có chứa nhiều vitamin E nên được sử dụng như một loại thức ăn và làm mỹ phẩm để ngăn ngừa sự lão hóa của da.
-
2
Mứt mơ
Nguyên liệu:
1kg mơ tươi, 600g đường đỏ, 200g gừng tươi, 30ml rượu vang trắng, 15g muối.
Thực hiện:
Cho 10g muối, mơ và một ít nước vào trộn nhẹ cho mơ sạch lông. Xả lại bằng nước sạch, để ráo nước. Dùng tăm hoặc nĩa xăm lên mơ cho mơ ra bớt nước. Cho mơ vào ngâm với nước muối trong khoảng 3 – 4 giờ, vớt ra, để ráo. Gừng cạo sạch vỏ, băm nhuyễn.
Cho đường vào chảo, sên cho tan đường, cho mơ, gừng vào đảo nhẹ tay trên lửa nhỏ cho đường ngấm vào mơ. Đậy vung lại, rim cho mơ thấm.
Tắt bếp. để mơ ngâm trong nước đường thêm khoảng 90 phút rồi bắc lên bếp sên lại lần nữa, cho rượu vào, khi mơ chuyển qua màu nâu sậm, đường sên lại là được.
Cho mứt mơ vào hũ dùng dần.