24/05/2018, 23:32

Mô hình văn hóa của nhóm nghèo

Một nhóm xã hội được coi là nghèo đói khi họ thiếu hụt các nguồn lực và cơ hội để phát triển. Khi các nỗ lực của xã hội nhằm "bù đắp" những thiếu hụt đó cho nhóm nghèo thì tỷ lệ người nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo khổ cũng không nhiều. ...

Một nhóm xã hội được coi là nghèo đói khi họ thiếu hụt các nguồn lực và cơ hội để phát triển. Khi các nỗ lực của xã hội nhằm "bù đắp" những thiếu hụt đó cho nhóm nghèo thì tỷ lệ người nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo khổ cũng không nhiều. Một trong những nguyên nhân sâu xa của hiện trạng đó là "kiểu loại văn hóa" mà họ đang mang vác đã và đang kìm hãm sự phát triển của chính họ.Bài viết này là một cố gắng nhằm lý giải văn hóa của nhóm nghèo bằng cách mô hình hóa các yếu tố trong cấu trúc văn hóa của họ, một kiểu loại văn hóa được nhìn nhận từ góc độ phân tầng xã hội.

Xem xét về nghèo đói của cá nhân cũng như các hộ gia đình, người ta thường nói đến vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói hay cái bẫy bần hàn. Các phân tích của Robert Chamber là một ví dụ nữa về những phân tích mang tính hệ thống liên hoàn.

Cái bẫy của sự bần hàn

"Nghèo nàn là một nhân tố quyết định mạnh mẽ đến những nhân tố khác. Nghèo nàn góp phần vào sự yếu kém về thể chất do ăn uống thiếu thốn, dáng người nhỏ bé, suy dinh dưỡng dẫn tới ít có khả năng miễn dịch với các bệnh lây lan, và không có khả năng tiếp cận hoặc trả tiền cho các dịch vụ y tế; nó góp phần vào tình trạng bị cô lập vì không có khả năng nộp tiền học phí, mua đài hoặc xe đạp, đi lại tìm kiếm việc làm, hoặc để sống gần trung tâm thôn xã hoặc gần đường cái; nó làm cho tình trạng dễ bị tổn thương càng trầm trọng hơn do không có khả năng chi trả những khoản tốn kém hoặc những đột biến; và làm cho tình trạng vô quyền càng tồi tệ hơn vì của cải ít ỏi song hành với địa vị thấp; người nghèo không có tiếng nói.

Yếu kém về thể chất của một gia đình góp phần làm tăng thêm cái nghèo theo nhiều cách: lao động yếu thì năng suất thấp; không có khả năng canh tác trênnhững diện tích rộng lớn hơn,hoặc không có khả năng làm việc nhiều giờ đồng hồ; phụ nữ và những người yếu chỉ được trả lương thấp hơn; và ốm đau làm mất hoặc suy giảm sức lao động. Nó kéo dài tình trạng bị cô lập vì thiếu thời gian hoặc sức lực tham gia hội họp hoặc tìm kiếm thông tin, đặc biệt đối với phụ nữ, vì bận con cái, việc đi lại trở nên khó khăn. Nó làm tăng thêm tính dễ tổn thương vì hạn chế vượt qua khủng hoảng bằng những nỗ lực to lớn hơn,bằng những hoạt động mới, hoặc thương lượng để được giúp đỡ. Nó đẩy người ta lún sâu vào cảnh vô quyền vì người ta chẳng có đủ thời gian hay sức lực để tiến hành những hoạt động phản đối, tổ chức hoặc tiến hành hoạt động chính trị; kẻ đau yếu và đói khát không dám làm căng khi mặc cả.

Bị cô lập (thiếu học hành, sống ở nơi hẻo lánh, không được tiếp xúc) kéo dài sự nghèo khổ: dịch vụ không đến với những người ở nơi hẻo lánh; người mù chữ không thể đọc được thông tin có giá trị kinh tế, và khó được cho vay tiền. Tình trạng cô lập là bạn đồng hành của sự suy yếu về thể chất: tỷ lệ người có khả năng lao động di cư từ các gia đình sống ở nơi xa xôi hẻo lánh ra thành thị hoặc tới các vùng nông thôn khác khá cao.Bị cô lập cũng làm tăng thêm tính dễ bị tổn thương - mùa màng ở nơi xa xôi khuất nẻo dễ bị thất bát hơn, và những nơi này ít được cung cấp đầy đủ những dịch vụ để xử lý đột biến, như nạn đói hoặc dịch bệnh; người mũ chữ còn gặp khó khăn hơn trong việc đăng ký hoặc nhận đất đai và dễ bị lừa về việc đó hơn. Và bị cô lập cũng có nghĩa là thiếu tiếp xúc với các lãnh tụ chính trị hoặc thiếu được khuyên bảo về pháp lý, và cũng chẳng thể biết kẻ có thế lực đang làm gì.

Xem chi tiết tại đây

0