Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng lao động nông thôn
Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động : qui mô và cơ cấu của dân số có ý nghĩa quyết định đến qui mô và cơ cấu của nguồn lao động. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động của dân số là: phong tục, tập quán của ...
Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động : qui mô và cơ cấu của dân số có ý nghĩa quyết định đến qui mô và cơ cấu của nguồn lao động. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động của dân số là: phong tục, tập quán của từng nước, trình độ phát triển kinh tế, mức độ chăm sóc y tế và chính sách của từng nước đối với vấn đề khuyến khích hoặc hạn chế sinh đẻ. Từ đó nó ảnh hưởng đến qui mô của dân số, đến nguồn lao động. Tình hình tăng dân số trên thế giới hiện nay có sự khác nhau giữa các nước. Nhìn chung các nước phát triển có mức sống cao thì tỷ lệ tăng dân số thấp: ngược lại ở những nước kém phát triển thì tỷ lệ tăng dân số cao. Tỷ lệ tăng dân số của thế giới hiện nay là 1,8%, ở các nước Châu á là 2 - 3% và các nước Châu Phi là 3 - 4%. Còn ở Việt Nam con số này là 1.47% ( năm 2003) và 1.44% ( năm 2004). Hiện nay 3/4 dân số sống ở các nước đang phát triển, ở đó dân số tăng nhanh trong khi đó phát triển kinh tế tăng chậm, làm cho mức sống của dân cư không tăng lên được và tạo ra áp lực lớn trong việc giải quyết việc làm. Do đó kế hoạch hoá dân số đi đôi với phát triển kinh tế là vấn đề quan tâm của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam chúng ta. Đặc biệt ở nông thôn hiện nay tỷ lệ tăng dân số vẫn cao hơn thành thị và tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 ở nông thôn cao gấp đôi so với thành thị ( 24% so với 13%)
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là phần trăm của dân số trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động trong tổng số nguồn nhân lực. Nhân tố cơ bản tác động đến tỷ lệ tham gia lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Nhưng do đặc điểm của lao động nông thôn bao gồm cả những người trên và dưới độ tuổi lao động vẫn thích hợp với một số công việc và vẫn phát huy được khả năng của họ.
Thất nghiệp là hiện tượng những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm tại thời điểm điều tra. Số người không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến số người làm việc và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của nền kinh tế.Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của mọi quốc gia vì nó không chỉ tác động về mặt kinh tế mà nó còn ảnh hưởng đến vấn đề xã hội.
Theo cách tính thông thường tỷ lệ thất nghiệp tính bằng tỷ lệ % giữa tổng số người thất nghiệp với tổng số nguồn lao động. Nhưng đối với các nước đang phát triển tỷ lệ thất nghiệp này chưa phản ánh đúng sự thực về nguồn lao động chưa sử dụng hết. Trong thống kê thất nghiệp ở các nước đang phát triển, số người nghèo thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ và khi họ thất nghiệp thì họ cố gắng không để thời gian kéo dài. Bởi vì họ không có các nguồn lực dự trữ, họ phải chấp nhận mọi việc nếu có. Do đó ở các nước đang phát triển biểu hiện tình trạng chưa sử dụng hết lao động người ta sử dụng khái niệm thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình. Thất nghiệp trá hình bao gồm bán thất nghiệp và thất nghiệp vô hình. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở nông thôn của các nước đang phát triển cũng như ở nông thôn Việt nam.
Trước năm 1986 dòng di chuyển nông thôn - đô thị đặc biệt là đô thị lớn được hạn chế tới mức tối đa và chủ yếu dưới dạng phân công công tác. Tuy nhiên, cùng với sự thành công của chính sách khoán trong nông nghiệp, việc xoá bỏ chế độ bao cấp trong phân phối, các chính sách cải cách trong khu vực nông nghịêp nông thôn, sự đô thị hoá và sự nới lỏng của chế độ hộ khẩu đã tạo nên những dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành phố, thị xã, thị trấn làm thuê dài ngày hoặc chỉ tìm việc làm trong những tháng nông nhàn... để có thu nhập cao hơn. Tính chung trong toàn quốc, di dân nông thôn, đô thị có cường độ khoảng 150 - 200.000 người trong 1 năm. Các đô thị lớn có tỷ lệ di dân cao là Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, bình quân mỗi năm có khoảng từ 55.000-80.000 người di cư, chiếm khoảng 40-45% trong tổng số dân tăng lên hàng năm của thành phố này. Điều đó đã dẫn tới số lao động ở nông thôn bị giảm sút đồng thời lao động ở thành thị tăng nhanh. Mặt khác, do không có trính độ chuyên môn kỹ thuật nên số lao động này cũng chỉ làm những công việc nặng nhọc, bán hàng rong ở thành phố nên thu nhập không cao nhưng cũng giải quyết được vấn đề việc làm trong lúc nông nhàn. tuy nhiên việc lao động nông thôn ra thành phố đông nên đó cũng chính là gánh nặng cho thành phố về các vấn đề như môi trường, an ninh trật tự. Do đó vấn đề đặt ra là phải tạo việc làm cho người lao động nông thôn ngay trên chính quê hương của họ, giải quyết việc làm theo xu hướng "ly nông bất ly hương" tạo việc làm để tăng thu nhập ngay trên chính quê hương của họ bằng nhiều biện pháp như : Đa dạng hoá cây trồng vật nuôI, cho người nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi vv…
Đây là hiện tượng những người lao động ở nông thôn đi xuất khẩu lao động, đó
là một trong những hướng đi của một số ít người chứ không phải là đa số, bởi vì những người có khả năng xuất khẩu lao động ở nông thôn là rất ít và những yêu cầu của nươc nhập khẩu lao động là khá cao nên dòng di chuyển này rất ít ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.