Bụt hiện từ bi
Đăng bởi MaiHoa vào 22/02/2008 08:39
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 22/02/2008 10:45
Trong thơ của Huyền Quang tôn giả, Bụt hiện ra như gió như mây:
Nương am vắng,Khi tâm là gió, là mây thì Bụt hiện. Khi tâm là am vắng thì Bụt hiện. Thế thôi mà. Bụt còn biết hiện vào đâu ngoài nơi chốn của niềm êm dịu từ tâm? Khi lên chùa Vân Yên (xứ Khói Mây), Huyền Quang tôn giả hẳn đã muôn lần chiêm quan cảnh Bụt hiện từ bi.
Bụt hiện từ bi,
Gió hiu hiu,
Mây nhè nhẹ.
Thì cũng như khi Bashô hành hương đến một ngôi chùa hoang phế ở Awa:
Nền đá hoang tànĐấy là một ngôi chùa thực sự hoang phế. Nền đá trống trải, trơ trọi không còn dấu vết một pho tượng Phật nào. Chỉ còn ánh nắng toả chiếu như sóng gợn. Và trong ánh nắng mùa Xuân ấm áp ấy, Bashô chiêm ngưỡng dung nhan của Bụt. Với Bashô, nắng Xuân tự hoá thân thành Bụt.
lung linh bóng nắng
Bụt hiện dung nhan
Bashô
(Jôroku ni
kagerô takashi
ishi no ue)
Đấy là cách mà Huyền Quang ở Việt Nam thế kỷ XIV và Bashô ở Nhật Bản thế kỷ XVII đã nhìn thấy Bụt.
Nhìn thấy Bụt trong nắng, trong mây, trong gió, trong ánh trăng.
Như Thiền sư Như Mãn đời Đường. Vua Đường Thuận Tông hỏi Thiền sư:
- Phật đản sinh phương nào, nhập diệt về nơi nào? Phật thường trụ ở đời nhưng bây giờ thì ở đâu?
Thiền sư đáp:
- Phật từ vô vi đến, khi diệt về vô vi. Pháp thân đồng hư không, thường trụ chốn vô tâm, có niệm về vô niệm, có trụ về vô trụ, đến vì chúng sinh đến, đi vì chúng sinh đi... Có duyên Phật ra đời, hết duyên Phật nhập diệt, mỗi nơi giáo hoá chúng sinh như bóng trăng hiện dưới nước...
(Ngũ đăng hội nguyên tiết dẫn, Thích Phước Hảo dịch)Chung quanh bài thơ, Bashô còn nói rõ: “Bầu trời đã rạng đông một chút... Trong ánh trăng, âm thanh của những giọt mưa đầy niềm bi cảm; tâm hồn tôi như thể dâng tràn, nhưng lời thì bất khả”.
Như vầng trăng thu, Bụt theo duyên mà hiện mà tan.
Vầng trăng tan nhanh
trong giọt mưa đọng
đó đây trên cành.
Bashô
(Tsuki hayashi
kozue wa ame wo
mochinagara).
Bụt ra đi trong những giọt mưa trăng ấy, trong muôn nghìn giọt sương. Bụt là Như Lai, là Đến, là Đi như thế, từ vô lượng thời gian đến nay. Đến và Đi như tiếng gõ trên cánh cổng chùa xưa:
Cổng mờ phaiBụt ở đâu khi ta gõ cửa chùa? Đó tựa như là một công án. Nhưng vầng trăng thu viên mãn sáng ngời kia không phải là hào quang của Bụt sao? Và đó cũng chính là ánh sáng của tâm. Như cái nhìn của Thiền sư Myoe từ thế kỷ XIII:
chùa Mii tôi gõ
dưới trăng đêm nay.
Bashô
(Miidera no mon
tatakaba ya
kyô no tsuki)
Tâm tôi rạng ngờiĐiều đó có nghĩa là ánh sáng trong trái tim ta “đồng chất” với ánh sáng của vũ trụ. Chính là Bụt ở trong tim ta được phóng chiếu vào vũ trụ này. Ta mang trái tim đi là mang cả vũ trụ đi.
ánh sáng tinh khôi
mà trăng cứ ngỡ
đấy là ánh sáng
của mình trăng thôi.
(Kuma no naku
sumeru kokoro no
kagayakeba
waga hikari to ya
tsuki omou kana)
Ta mang trái tim đi, đi về cõi vô tâm. Như Huyền Quang tôn giả đã nói:
Bao nhiêu phong nguyệt,Trong cõi vô tâm ấy, Huyền Quang trở thành Bồ tát của cuộc tiêu dao vũ trụ:
về cõi vô tâm.
Ta nay:
ngồi đỉnh Vân TiêuCũng như cuộc tiêu dao đêm thu của Bashô:
cỡi chơi Cánh Diều.
Trăng thuCả hai đều là trẻ thơ vô tâm, đùa chơi với trăng, với núi, với hồ. Đùa chơi với cỏ, với mưa với gió.
cùng tôi phiêu lãng
suốt đêm quanh hồ.
(Meigetsu ya
ike wo megurite
yomosugara)
Chỉ cần cỏ chiều lả lướt trong gió, đỉnh non tắm gội mưa chiều cũng đủ là pháp vui cho Huyền Quang, một thiền sư xem cái đẹp của vũ trụ này là hiện thân của Bụt: Cái Đẹp chính là Bụt hiện từ bi.
Cỏ chiều gió lướtTa có cảm tưởng như thiền sư thi sĩ kỳ tài này trú thân trong gió thổi qua cỏ và mưa bay qua núi, cái trú thân kỳ lạ mà Bashô có nhắc tới:
dợm vui vui
Non tạnh mưa dầm
màu thúc thúc.
(Huyền Quang)
Ngồi đâyTrú thân trong gió mát. Nhưng gió từ đâu vậy? Ngọn gió mát thực sự chỉ thổi trong trái tim con người. Đó là cái êm dịu từ tâm mà Huyền Quang và Bashô luôn mang theo trong mình, trong những cuộc phiêu lãng hành cước mênh mông của họ. Vài thế kỷ ngăn cách họ (Huyền Quang sinh năm 1254 và Bashô sinh năm 1644) nhưng tâm hồn của hai nhà thơ Thiền vĩ đại này lại rất gần nhau.
tôi xây gió mát
mà trú thân này
(Suzushisa wo
waga yado ni shite
nemaru nari)
Cách mà họ an trú giữa cõi đời bụi:
Buông niềm trần tụcNúi Yên Tử của Huyền Quang hay khu rừng mùa hạ của Bashô không phải là những nơi xa đời. Đó chỉ là biểu tượng của nơi an trú tâm linh của mỗi người.
náu tới Vân Yên.
(Huyền Quang)
Muốn náu thân tôi
trong rừng mùa hạ
dưới bóng cây sồi.
(Bashô)
(Mazu tanomu
shii no ki mo ari
natsu – kodachi)
Bởi vì Huyền Quang tôn giả không chỉ náu mình ở chùa Vân Yên, Yên Tử. Ông còn là "Con thuyền nhỏ lướt gió mà chơi trên dòng sông mênh mang" (Tiểu đỉnh thừa phong phiếm diểu mang – Huyền Quang).
Và tất nhiên Bashô không chỉ trú thân trong khu rừng mùa hạ. Ông luôn luôn tự gọi mình là “từ nhân” (Tabibito).
Tên tôi trên đời:Từ bỏ một chức quan trị thuỷ, Bashô rong chơi khắp xứ, làm thơ, làm bạn với hoa đào.
một người lữ khách
mưa mùa thu ơi!
(Tabibito to
waga na yobaren
hatsushigure)
Huyền Quang cũng rời bỏ quan trường, lang thang khắp Kinh Bắc, mang theo mình pháp vui, làm bạn với hoa mai hoa cúc.
Nhìn ngắm hoa mai, Huyền Quang không giấu nổi niềm cảm phục vô bờ. Hoa đứng một mình trên núi tuyết, cao nhã vô song. Dường như có oai nghi của Bụt, thanh cao của Bụt trong cành mai trắng mùa xuân đó:
Dục hướng thương thương vấnMai sống một mình trên núi, trở thành trang kinh của Người biết sống một mình. Một mình Huyền Quang tôn giả trên đỉnh Vân Yên đó chăng?
sở tòng
Lẫm nhiên cô trĩ tuyết sơn trung?
(Vọng hỏi trời xanh –
tự chốn nào
Một mình dẫm tuyết giữa
non cao?)
Hoa mai của Bashô cũng thế, đứng một mình trên con đường núi, ngát hương một mình. Ấy thế mà, làn hương của nó đã thức dậy một mặt trời:
Hương hoa mơ ơiHoa mơ xông hương bởi vì mặt trời hay mặt trời mọc lên bởi vì mùi hương hoa mơ. Mặt trời cũng lẫm liệt đứng một mình trên cao, cũng là một bông hoa lạ. Và một mình Bashô trên đường núi, làm thơ một mình.
con đường núi mọc
bỗng nhiên mặt trời
(Ume ga ka ni
notto hi no deru
yamaji kana)
Với hoa cúc, Huyền Quang tôn giả càng ưu ái hơn:
Hoa tại trung đình, nhân tại lâuVẫn là một Huyền Quang ấy, ngồi một mình trên núi, ngồi một mình đốt hương. Hoa và người cùng xông hương. Cùng xông hương, chứ không cạnh tranh hơn thua, không phân biệt người vật, không định ngôi chủ khách.
Phần hương độc toạ tự vong ưu
Chủ nhân dữ vật hồn vô cạnh
Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu.
(Hoa ở trong sân, người tại lầu
Ngồi im, hương đốt, tự quên sầu
Ta cùng với vật không tranh cạnh
Đi giữa muôn hoa, cúc dẫn đầu)
Vì người là hoa. Vì hoa là người. Vì vũ trụ là hồn nhiên.
Và đây là cái nhìn của Bashô đối với hoa cúc:
Dẫu thân hao gầyMai gầy, cúc yếu... cành hoa nào cũng gầy yếu. Nhưng có thật là yếu ớt không, những bông hoa ấy? Hãy nhìn vào nụ đi, nhựa đang căng trong ấy. Hãy nhìn vào nhuỵ đi, phấn đang bay trong ấy.
cành hoa cúc ấy
nụ đang căng đầy
(Yase nagara
wari naki kiku no
tsubomi kana)
Hãy nhìn những bước đi dịu dàng, những nụ cười dịu dàng, những ánh mắt dịu dàng. Trong mỗi cái dịu dàng đều có một sức mạnh lớn lao, lớn hơn mọi quyền uy.
Đây là uy lực của mùi hương hoa đào trong thơ Bashô:
Chuông chùa tàn dầnMùi hương có âm vang ư? Có thể nghe âm vang của một mùi hương? Bashô đã nghe như thế. Ông đã nghe hoa đào thì thầm với ông biết bao nhiêu điều khi ông trở về Ueno sau hai mươi năm xa cách: Hoa đào ta ơi, xui hồn ta nhớ, bao điều xa trôi.
hương hoa đào buổi tối
vẫn còn vang ngân.
(Kane kiete
hana no ka wa tsuku
yùbe kana)
Bashô nghe hoa, ăn hoa và ngủ với hoa:
Tôi muốn ngà sayBài thơ cũng gợi đến giấc ngủ trưa (ngọ thuỵ) của Huyền Quang tôn giả:
ngủ mơ trên đá
hoa cẩm chướng đầy.
(Youte nemu
nadeshiko sakeru
ishi no ue)
Vũ quá khê sơn tịnhĐó là giấc mộng và cơn say của những hiền nhân. Họ ngủ với hoa, với rừng, với sự thanh tịnh của đá và cái trong trẻo của khe núi. Họ say mòng với mùi hương cẩm chướng và hơi mát của mưa.
Phong lâm nhất mộng lương
Phản quan trần thế giới
Khai nhãn tuý mang mang.
(Mưa qua, khe núi trong
Rừng phong say giấc mộng
Ngoảnh nhìn đời bụi bặm
Mắt mở mà say mòng)
Họ thực sự sống dẫu đang mộng và say. Có thể nói họ tỉnh giác bằng cơn say và giấc mộng.
Cho nên, đừng ngạc nhiên khi Huyền Quang tôn giả hết ngủ trưa (ngọ thuỵ) lại ngủ ngày (trú miên):
Mộc tê song ngoại thiên cưu tịchHoặc là trong giấc đêm thu, ông và mái nhà đìu hiu cùng gối đầu vào lùm dây leo xanh biếc, cùng gối đầu vào tiếng dế kêu thiết tha:
Nhất chẩm thanh phong trú mộng dư
(Chim cưu vắng tiếng ngoài song quế
Gối mát còn dư giấcmộng ngày)
Thu phong ngọ dạ phất thiềm nhaGió thu và tiếng dế cứ xao động, cứ vang vọng. Tâm thiền vẫn trong suốt và tịch liêu, gối vào những nhành xanh biếc của dây leo, của thiên nhiên, của đêm thanh.
Sơn vũ tiêu nhiên chẩm lục la
Dĩ hĩ thành thiền tâm nhất phiến
Cùng thanh tức tức vị thuỳ đa!
(Gió thu đêm vắng phấtqua mành
Nhà núi đìu hiu dựanhánh xanh
Có kẻ thành thiền tâmnhất phiến
Vì ai tiếng dế vọng vang thanh!)
Như một bài haiku về tiếng ve của Bashô:
Tịch liêuTiếng dế của Huyền Quang vẫn vang vọng qua nghìn đêm mùa thu. Tiếng ve của Bashô vẫn xuyên thấu muôn trùng vách đá.
thấu xuyên vào đá
tiếng ve kêu.
(Shizukasa ya
iwa ni shimi iru
semi no koe)
Để làm gì vậy? Để tạo dựng thế giới của tâm thiền, của an nhiên và tịch liêu, nơi mọi âm thanh có thể vang ngân mà vẫn không gây một chút vọng động nào, nơi Huyền Quang và Bashô nằm ngủ dưới hoa rơi, nơi Bụt hiện trong hoa đào, hoa mơ, hoa cúc.
Và Bụt hiện trong một làn hương vô danh:
Từ cây hoa nàoLàn hương vô danh đó chính là bụt hiện từ bi.
mà ta không biết
một làn hương trao!
Bashô
(Nan no ki no
hana towa shirazu
nioi kana)
Nhật Chiêu