Marina Ivanovna Svetaeva Марина Ивановна Цветаева

Marina Ivanovna Svetaeva (Марина Ивановна Цветаева, 1892-1941) sinh ra và lớn lên ở Matxcơva, qua đời tại thành phố Êlabuga. Cha của Svetaeva từng là giáo sư trường Đại học tổng hợp Matxcơvà, người sáng lập nên Viện bảo tàng Mỹ thuật trên phố Volkholka. Mẹ nàng là người con kết hợp giữa hai dòng máu Đức và Balan, từng là nghệ sĩ pianô, học trò của nghệ sĩ vĩ đại Actua Rubinshtein. Thời thơ ấu, Svetaeva được đến nhiều nơi như Pháp, Đức, Ý, Thuỵ Điển. Tập thơ đầu tay của nàng là tập "Album buổi chiều" ra đời vào năm 1910. Ngay từ những năm còn là một cô thanh nữ ngây thơ, nàng từng nói về thơ mình một cách tự tin: "Rồi đây sẽ đến lúc những vần thơ của tôi được người ta thưởng thức như thưởng thức những bình rượu vang quý vậy". Và nàng đã không nhầm. Svetaeva được coi là nghệ sĩ không thuộc trường phái nào, một mình nàng một trường phái. Nàng cũng không khép mình trong khuôn khổ sự học nào cả. Dường như nàng từng là thầy, là trò trong ngôi trường riêng của mình! Đôi khi nàng bị coi là lập dị. Svetaeva sau này tự nhận Pushkin là người tình bí mật của mình. Nàng yêu mê đắm nhà thơ này và từng sáng tác nhiều bài thơ nói về mối tình nồng cháy ấy. Năm 1912 Marina Svetaeva lập gia đình. Chồng bà là Xergey Efron, ông đồng thời cũng là người bạn gần gũi nhất của nhà thơ. Những năm chiến thanh thế giới thứ nhất, cách mạng và nội chiến là thời gian mà Svetaeva giành hoàn toàn cho sáng tác. Bà sống ở Matxcơva và viết nhiều, nhưng hầu như không công bố tác phẩm của mình. Bà không tham gia Cách mạng tháng Mười vì không ủng hộ những người khởi nghĩa. Tháng 5 năm 1922, sau khi viết về phe bạch về trong trường ca "Phái thiên nga", Svetaeva quyết định cùng con gái ra nước ngoài để đến với chồng, người còn sống sót sau cuộc thanh trừng Đenikin và hiện là sinh viên Đại học tổng hợp Pari. Thời gian đầu hai mẹ con Svetaeva sống ở Berlin, sau đó sang sống ở Praha, và vào tháng 11 năm 2005 thì cả gia đình lại chuyển đến Pari cùng với cậu con trai mới sinh. Cuộc sống của Svetaeva lúc bấy giờ là cuộc sống của người lưu vong, vô cùng túng bấn và khốn khó. Dẫu thế, sức sáng tạo của Svetaeva không hề tỏ ra yếu ớt: năm 1923 xuất bản cuốn "Nghề thủ công" ("Ремесло") ở Berlin, cuốn sách nhận được sự đánh giá tích cực của giới phê bình. Năm 1924, trong thời gian ở Praha, bà viết "Trường ca ngọn núi", "Trường ca đoạn kết" ("Поэма Горы", "Поэма Конца"). Năm 1926 hoàn thành trường ca "Cái bẫy chuột" ("Крысолов") và bắt tay viết các trường ca "Từ phía biển" ("С моря"), "Chiếc thang gác" ("Поэма Лестницы"), "Không khí" ("Поэма Воздуха") v.v... Năm 1939 Svetaeva được khôi phục quốc tịch Liên Xô và theo chồng trở về nước. Bà trở về nước thậm chí không vì niềm nhớ thương nước Nga yêu quý mà thật đau đớn, vì sự thất vọng, mất phương hướng trong cuộc sống. Người ta không bắt bà tại nước Nga mà bắt giữ chồng và con gái của bà, em gái thì vào tù. Chiến tranh xảy ra, bà cùng với con trai bị ném tới Elabuga. Trong tình cảnh cô đơn, không việc làm và tuyệt vọng, nữ thi sĩ đã tự kết liễu cuộc đời vào ngày 31 tháng 8 năm 1941 bằng sợi dây mà nhà thơ Pasternak đã đưa cho bà lúc chia tay để bà buộc đồ đạc của mình. Sợi dây oan nghiệt ấy đã kết thúc cuộc đời sóng gió của một nữ sĩ - một nữ hoàng Thơ ca nước Nga như người ta từng nói về nàng! Tác phẩm: - Вечерний альбом (Album chiều, 1910), thơ - Вёрсты (Versty, 1921), thơ - Лебединый стан (Hình dáng thiên nga), thơ - Ремесло (Nghề thủ công, 1923), thơ - Психея (Psykheya,1923), thơ - Молодец (Tay cừ khôi, 1924), thơ - После России (Sau nước Nga, 1928), thơ - Крысолов (Krysolov, 1925), trường ca - Поэма Конца (Trường ca kết thúc, 1926), thơ - Мой Пушкин (Pushkin của tôi, 1937), văn xuôi - Искусство при свете совести (Nghệ thuật dưới ánh sáng của lương tâm), văn xuôi - Поэт и время (Nhà thơ và thời gian), văn xuôi - Hồi ký về các nhà thơ: Valery Bryusov, Maximilian Voloshin, Osip Mandelstam, Boris Pasternak, Rainer Maria Rilke Marina Ivanovna Svetaeva (Марина Ивановна Цветаева, 1892-1941) sinh ra và lớn lên ở Matxcơva, qua đời tại thành phố Êlabuga. Cha của Svetaeva từng là giáo sư trường Đại học tổng hợp Matxcơvà, người sáng lập nên Viện bảo tàng Mỹ thuật trên phố Volkholka. Mẹ nàng là người con kết hợp giữa hai dòng máu Đức và Balan, từng là nghệ sĩ pianô, học trò của nghệ sĩ vĩ đại Actua Rubinshtein. Thời thơ ấu, Svetaeva được đến nhiều nơi như Pháp, Đức, Ý, Thuỵ Điển. Tập thơ đầu tay của nàng là tập "Album buổi chiều" ra đời vào năm 1910. Ngay từ những năm còn là một cô thanh nữ ngây thơ, nàng từng nói về thơ mình một cách tự tin: "Rồi đây sẽ đến lúc những vần thơ của tôi được người ta thưởng thức như thưởng thức những bình rượu vang quý vậy". Và nàng đã không nhầm. Svetaeva được coi là nghệ sĩ không thu…

Marina Ivanovna Svetaeva (Марина Ивановна Цветаева, 1892-1941) sinh ra và lớn lên ở Matxcơva, qua đời tại thành phố Êlabuga. Cha của Svetaeva từng là giáo sư trường Đại học tổng hợp Matxcơvà, người sáng lập nên Viện bảo tàng Mỹ thuật trên phố Volkholka. Mẹ nàng là người con kết hợp giữa hai dòng máu Đức và Balan, từng là nghệ sĩ pianô, học trò của nghệ sĩ vĩ đại Actua Rubinshtein. Thời thơ ấu, Svetaeva được đến nhiều nơi như Pháp, Đức, Ý, Thuỵ Điển.

Tập thơ đầu tay của nàng là tập "Album buổi chiều" ra đời vào năm 1910. Ngay từ những năm còn là một cô thanh nữ ngây thơ, nàng từng nói về thơ mình một cách tự tin: "Rồi đây sẽ đến lúc những vần thơ của tôi được người ta thưởng thức như thưởng thức những bình rượu vang quý vậy". Và nàng đã không nhầm. Svetaeva được coi là nghệ sĩ không thuộc trường phái nào, một mình nàng một trường phái. Nàng cũng không khép mình trong khuôn khổ sự học nào cả. Dường như nàng từng là thầy, là trò trong ngôi trường riêng của mình! Đôi khi nàng bị coi là lập dị. Svetaeva sau này tự nhận Pushkin là người tình bí mật của mình. Nàng yêu mê đắm nhà thơ này và từng sáng tác nhiều bài thơ nói về mối tình nồng cháy ấy.

Năm 1912 Marina Svetaeva lập gia đình. Chồng bà là Xergey Efron, ông đồng thời cũng là người bạn gần gũi nhất của nhà thơ.

Những năm chiến thanh thế giới thứ nhất, cách mạng và nội chiến là thời gian mà Svetaeva giành hoàn toàn cho sáng tác. Bà sống ở Matxcơva và viết nhiều, nhưng hầu như không công bố tác phẩm của mình. Bà không tham gia Cách mạng tháng Mười vì không ủng hộ những người khởi nghĩa.

Tháng 5 năm 1922, sau khi viết về phe bạch về trong trường ca "Phái thiên nga", Svetaeva quyết định cùng con gái ra nước ngoài để đến với chồng, người còn sống sót sau cuộc thanh trừng Đenikin và hiện là sinh viên Đại học tổng hợp Pari. Thời gian đầu hai mẹ con Svetaeva sống ở Berlin, sau đó sang sống ở Praha, và vào tháng 11 năm 2005 thì cả gia đình lại chuyển đến Pari cùng với cậu con trai mới sinh. Cuộc sống của Svetaeva lúc bấy giờ là cuộc sống của người lưu vong, vô cùng túng bấn và khốn khó.

Dẫu thế, sức sáng tạo của Svetaeva không hề tỏ ra yếu ớt: năm 1923 xuất bản cuốn "Nghề thủ công" ("Ремесло") ở Berlin, cuốn sách nhận được sự đánh giá tích cực của giới phê bình. Năm 1924, trong thời gian ở Praha, bà viết "Trường ca ngọn núi", "Trường ca đoạn kết" ("Поэма Горы", "Поэма Конца"). Năm 1926 hoàn thành trường ca "Cái bẫy chuột" ("Крысолов") và bắt tay viết các trường ca "Từ phía biển" ("С моря"), "Chiếc thang gác" ("Поэма Лестницы"), "Không khí" ("Поэма Воздуха") v.v...

Năm 1939 Svetaeva được khôi phục quốc tịch Liên Xô và theo chồng trở về nước. Bà trở về nước thậm chí không vì niềm nhớ thương nước Nga yêu quý mà thật đau đớn, vì sự thất vọng, mất phương hướng trong cuộc sống. Người ta không bắt bà tại nước Nga mà bắt giữ chồng và con gái của bà, em gái thì vào tù. Chiến tranh xảy ra, bà cùng với con trai bị ném tới Elabuga. Trong tình cảnh cô đơn, không việc làm và tuyệt vọng, nữ thi sĩ đã tự kết liễu cuộc đời vào ngày 31 tháng 8 năm 1941 bằng sợi dây mà nhà thơ Pasternak đã đưa cho bà lúc chia tay để bà buộc đồ đạc của mình. Sợi dây oan nghiệt ấy đã kết thúc cuộc đời sóng gió của một nữ sĩ - một nữ hoàng Thơ ca nước Nga như người ta từng nói về nàng!

Tác phẩm:
- Вечерний альбом (Album chiều, 1910), thơ
- Вёрсты (Versty, 1921), thơ
- Лебединый стан (Hình dáng thiên nga), thơ
- Ремесло (Nghề thủ công, 1923), thơ
- Психея (Psykheya,1923), thơ
- Молодец (Tay cừ khôi, 1924), thơ
- После России (Sau nước Nga, 1928), thơ
- Крысолов (Krysolov, 1925), trường ca
- Поэма Конца (Trường ca kết thúc, 1926), thơ
- Мой Пушкин (Pushkin của tôi, 1937), văn xuôi
- Искусство при свете совести (Nghệ thuật dưới ánh sáng của lương tâm), văn xuôi
- Поэт и время (Nhà thơ và thời gian), văn xuôi
- Hồi ký về các nhà thơ: Valery Bryusov, Maximilian Voloshin, Osip Mandelstam, Boris Pasternak, Rainer Maria Rilke
Marina Ivanovna Svetaeva (Марина Ивановна Цветаева, 1892-1941) sinh ra và lớn lên ở Matxcơva, qua đời tại thành phố Êlabuga. Cha của Svetaeva từng là giáo sư trường Đại học tổng hợp Matxcơvà, người sáng lập nên Viện bảo tàng Mỹ thuật trên phố Volkholka. Mẹ nàng là người con kết hợp giữa hai dòng máu Đức và Balan, từng là nghệ sĩ pianô, học trò của nghệ sĩ vĩ đại Actua Rubinshtein. Thời thơ ấu, Svetaeva được đến nhiều nơi như Pháp, Đức, Ý, Thuỵ Điển.

Tập thơ đầu tay của nàng là tập "Album buổi chiều" ra đời vào năm 1910. Ngay từ những năm còn là một cô thanh nữ ngây thơ, nàng từng nói về thơ mình một cách tự tin: "Rồi đây sẽ đến lúc những vần thơ của tôi được người ta thưởng thức như thưởng thức những bình rượu vang quý vậy". Và nàng đã không nhầm. Svetaeva được coi là nghệ sĩ không thu…
Bài liên quan

Louise-Angélique Bertin

Louise-Angélique Bertin (1805-1877) là nhà soạn nhạc và nhà thơ người Pháp, sinh tại Essonne, mất tại Paris. Bà được tặng giải thưởng của Viện hàn lâm Pháp.

Marie Étienne

Marie Étienne (1938-) là nữ nhà thơ và tiểu thuyết gia người Pháp. Bà sinh ở Menton. Marie Étienne đã có 25 năm sống ở Việt Nam. Khi trở về Pháp, bà làm giáo viên dạy tại trường trung học Sologne. Sau đó, bà làm trợ lý và thư ký của Antoine Vizet, lần đầu tại Nhà hát Quartiers d’Ivry rồi Nhà ...

Tagore Rabindranath রবীন্দ্রনাথ ঠাকুর

Rabindranath Tagore (1861-1941) là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, nhạc sĩ và hoạ sĩ Ấn Độ, giải Nobel Văn học năm 1913. Là con thứ mười bốn của một điền chủ - nhà cải cách tôn giáo giàu có. Ông đi học ở trường một thời gian ngắn; về sau học ở nhà với cha. 8 tuổi, R. Tagore nổi tiếng giỏi văn nhất ...

Kabir कबीर

Kabir (कबीर, 1398-1448) là nhà thơ cổ Ấn Độ, sáng tác bằng tiếng Hindu, tương truyền suốt đời làm nghề dệt vải, mù chữ, phải nhờ người khác chép lại. Ông để lại khoảng 80 tập thơ về các đề tài khác nhau, phản ánh tâm trạng phản kháng của tầng lớp người nghèo.

William James Linton

William James Linton (1812-1897) là nhà điêu khắc gỗ, hoạ sĩ phong cảnh, nhà cải cách chính trị, tác giả hồi ký, tiểu thuyết, thơ và truyện phi hư cấu người Anh. Ông sinh ở Mile End, phía đông London (Anh) và mất ở Hamden (Mỹ).

Sāntideva ཞི་བ་ལྷ།

Sāntideva ཞི་བ་ལྷ། (685-763) là đại sư kiêm thi hào Ấn Độ thuộc phái Trung quán. Ông là tác giả của “Bồ tát hạnh”, “Kinh tập yếu” và “Giáo tập yếu”. Tác phẩm “Bồ tát hạnh” có tầm ảnh hưởng rất lớn trong văn học Phật giáo và được dịch ra nhiều thứ tiếng ...

Noriko Ibaraki 茨木のり子

Noriko Ibaraki 茨木のり子 (1926-2006) tên thật là Noriko Miura 三浦のり子, là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nữ Nhật Bản, sinh ở Osaka, lớn lên ở Nishio Aichi. Bà học ngành dược ở Đại học Toho, sau khi tốt nghiệp, bà chuyển đến sống và làm việc ở Tokyo. Bà là đại diện đầu tiên của lớp nhà thơ Nhật Bản sau ...

Wystan Hugh Auden

Wystan Hugh Auden (21/2/1907 – 29/9/1973) là nhà thơ Mỹ gốc Anh với bút danh W. H. Auden. Wystan Hugh Auden sinh ra và lớn lên ở Anh, trở thành nhà thơ nổi tiếng của Anh, năm 1939 sang Mỹ. Ông là người có sự ảnh hưởng rất lớn đến văn học Anh-Mỹ, là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ XX.

Ki no Tsurayuki 紀貫之, Kỷ Quán Chi

Ki no Tsurayuki 紀貫之 (Kỷ Quán Chi, 872-945) là nhà thơ thời Heian. Ông là con của Ki no Mochiyuki. Trong những năm 890, ông trở thành nhà thơ waka. Năm 905, theo lệnh của Thiên hoàng Deigo, ông là một trong bốn nhà thơ (ba người kia là Tomnori, Mitsune và Tadamine) biên soạn cuốn "Kokin Wakashū" (Cổ ...

Sosei 素性

Sosei 素性 (Tố Tính, không rõ năm sinh năm mất) là thiền sư sống vào khoảng nửa cuối thế kỷ 9 đến đầu thế kỷ 10. Ông tên thật là Yoshimine no Harutoshi (良岑玄利 Lương Sầm Huyền Lợi) . Ông là một trong 36 vị thần ca của Nhật Bản. Ông từng giữ chức Đội trưởng Hữu cận vệ của Hoàng cung nhưng sau đó đã xuống ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...