Mắt người nhìn được bao nhiêu khung hình/giây? - Câu hỏi hay
Ngày trước tôi có đọc được tài liệu là mắt người chỉ nhìn được tối đa 24 khung hình/giây. Gần đây Youtube có hỗ trợ video 60 khung hình/giây. Tôi xem cảm thấy mượt hơn hẳn những video chỉ hỗ trợ 24 ~ 30 khung hình/giây. Xin hỏi mắt người tối đa nhìn được bao nhiêu ...
Ngày trước tôi có đọc được tài liệu là mắt người chỉ nhìn được tối đa 24 khung hình/giây. Gần đây Youtube có hỗ trợ video 60 khung hình/giây. Tôi xem cảm thấy mượt hơn hẳn những video chỉ hỗ trợ 24 ~ 30 khung hình/giây. Xin hỏi mắt người tối đa nhìn được bao nhiêu khung hình một giây? (Hoài Long)
Loạt ảnh thể hiện chuyển động của người đua ngựa. Ảnh minh họa: Indigorebel |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
24 hình/giây là khung hình tối thiểu để mắt người cảm thấy chuyển động ít bị giật nhất thôi. Và dĩ nhiên khung hình càng cao càng mượt! - (Anh Vu Thai)
Mắt thì nhìn được tốc độ rất cao, vấn đề là thời gian lưu ảnh trong mắt. Nghĩa là khi nhìn thấy 1 ảnh, ảnh đó sẽ đọng lại trong mắt một khoảng thời gian tầm 1/24 - 1/25 giây. Trong khoảng thời gian lưu ảnh, nếu có nhiều ảnh khác nhau xuất hiện thì các ảnh đó cũng tự chồng lên nhau tạo thành bóng mờ. 24-25 hình / giây là tốc độ tối thiểu để khi xem film không bị cảm giác giật cục. Tốc độ hình / giây càng cao thì bóng mờ càng giống với những gì ta nhìn thấy trong tự nhiên, mang lại cảm giác "thật" hơn, nên cảm thấy mượt hơn. - (Thanh)
Bạn hiểu nhầm rồi, 24 hình / giây là số khung hình tối thiểu để đoạn phim trình chiếu được chân thật chứ không giựt giựt như phim của Sác Lô (vốn được ghi hình < 24 hình / giây do hạn chế kỹ thuật). Còn càng nhiều khung hình thì phim càng mượt, nhưng nếu nhiều quá sẽ trở thành quay chậm. - (nguyencuongvt86)
Trẻn lý thuyết là mắt người không nhận được những khác biệt hình ảnh trong 1 milisecond. Tức khoảng 1000 fps (khung hình trên giây). Youtube hỗ trợ 60 chứ không phải 100, 200 hay cao hơn vì đa số các màn hình máy tính bây giờ chỉ hỗ trợ 60 Hz, 75Hz,... nên cái video cho dù làm 1000 fps khi phát qua cái màn hình đó tới mắt mình cũng chỉ còn 60fps. - (WeBUtd Vui Học Tiếng Anh Miễn Phí (Hiển ĐT))
Câu hỏi này thực ra khó trả lời vì không có một nghiên cứu chính thức trên diện rộng.
24 fps chỉ là chuẩn hiển thị được đặt ra cho công nghệ điện ảnh và TV trước đây. Nó không phải là mức tối đa mắt người có thể phân biệt được. Với mức này, người ta cho rằng mắt và não người có thể vừa kịp kết nối các khung hình để tạo thành các chuyển động liên tiếp và đủ mượt. Tùy theo khung cảnh cần hiển thị. Khi chiếu 1 bức tường trắng cố định thì 1 fps với 1000 fps là như nhau. Tuy nhiên, các pha hành động và thể thao có tiết tấu cực nhanh thì càng nhiều khung hình sẽ cho ra kết quả rõ ràng và hiệu ứng chuyển động mượt mà hơn.
Độ nhạy với bóng tối: Khi bạn nhìn vào màn hình TV đang mở toàn màu trắng, bạn khó có thể nhận thấy rằng nó đang chớp vì tốc độ tắt/mở của đèn chiếu quá nhanh, không kịp thấy lúc màn hình bị tắt. TV bây giờ đã nâng tần số lên 60-100 fps cho 2D và 120-200 fps cho 3D.
Độ nhạy với ánh sáng trong bóng tối: Trước đây không quân Hoa Kỳ có thử cho phi công nhận diện được hình ảnh chiếu sáng 1/220 giây trong phòng tối - tương đương 220 fps.
(Tổng hợp từ internet) - (TeckyGuy)
Theo tôi thì mắt người nhìn là liên tục chứ không gián đoạn là bao nhiêu hình/s. còn video 24 hình/s hoặc hơn nữa thì mắt người không thể phân biệt được là hình ảnh bị nhấp nháy hay liên tục. 24 hình/s, đây có thể là tiêu chuẩn để chế tạo các thiết bị phát, thu hình. - (Thong Nguyen)
Mắt người nhìn được hằng hà sa số khung hình trong một khoảng thời gian nhỏ hơn 1 giây rất nhiều lần đó bạn à... - (Lòng Trắc Ẩn)
Bạn nhầm lẫn giữa tối đa và tối thiểu, ví dụ như chiếu phim nếu hình ảnh dưới 24 hình/ s thì sẽ thấy hình giật giật còn trên 24 hình/ s thì mắt không cảm thấy giật nữa - (nhân dân)
Đơn giản thôi!
Giả sử chúng ta quay phim 1 chiếc xe đang lao qua với vận tốc 30m/s
- Với video 30fps thì mỗi khung hình sẽ được ghi trong 1/30s, trong khoảng thời gian đó chiếc xe đã di chuyển được 1m nên trên khung hình đó sẽ thấy chiếc xe bị nhoè.
- Với video 60fps thì thời gian ghi mỗi khung hình giảm xuống 1 nửa nên độ nhoè giảm 1 nửa, tổng hợp tất cả các khung hình lại thành video sẽ thấy mượt hơn.
Bạn có thể kiểm chứng = cách Pause 1 đoạn video quay cảnh chuyển động nhanh sẽ thấy hình ảnh bị nhoè. - (Truong Thai Nguyen)
Tui thì nghĩ mắt có số lượng hình vi khi bạn cầm que vung mạnh sẽ thấy ảnh áo nó để lại - (Kiều Minh Tiến)
Mắt người nhìn được hằng hà sa số khung hình trong một khoảng thời gian nhỏ hơn 1 giây gấp nhiều lần đó bạn à... - (Lòng Trắc Ẩn)
24 khung hình/giây :v.. giống như bác hỏi trc khi phát hiện ra Everest thì đỉnh núi nào cao nhất TG. Vẫn là Everest thôi - (Khoa Trần)
Tối đa là 12 khung hình / giây thôi bạn ơi. - (Ngoctuyenvp90)
mắt người chỉ có thể ko cảm nhận sự khác nhau khi khung hình/s quá cao chứ k phải là k nhìn thấy, vì mắt người hoạt động kiểu tín hiệu tương tự-nó liên tục chứ ko đứt quãng như tín hiệu số(chính là quá trình quay rồi phát lại video) - (dat le)
khoảng 40 hình/giây là tối đa với mắt người, nhiều hơn nữa thì mắt người cũng không phân biệt được. - (Dung)
c = 300 000 km/s => mắt phân biệt được 300 000 fps - (LongDepZai)
Chính xác là từ 24 hình/giây sẽ bắt đầu mượt do hiện tượng lưu ảnh bạn ạ - (Dương)
220 khung hình /s là con số tương đối cũng chỉ như retina của apple; tùy thuộc vào phần cứng của mỗi người có người cảm nhận được 1000 khung hình/s :D và hơn thế nữa - (bechancuu)
Trả lời không ăn nhập gì đến con mắt cả. - (Hoang Quoc Quang)
Tố độ quét của mắt người tương đương tố độ ánh sáng! Do đó tùy vào môi trường truyền ánh sáng (Thủy tinh- không khí) mà tớ độ quét của mắt từ 120 000 km/s- gần 300 000 km/s. - (huynamksd)