24/05/2018, 23:16

Lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng căn cứ điều 3 nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23-11-2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thì “doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh ...

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng căn cứ điều 3 nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23-11-2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thì “doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỉ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người” .

Trong giai đoạn khởi sự với mức độ rủi ro kinh doanh quá cao DNNVV nên tìm một nguồn tài trợ thích hợp nào đó nhằm hạn chế rủi ro tài chính, tránh việc tạo ra rủi ro tổng thể vượt quá mức chịu đựng của DNNVV. Vậy trong giai đoạn này DNNVV nên chọn nguồn tài trợ nào? Và ai sẽ là nhà đầu tư dám chấp nhận rủi ro cao để tài trợ cho DNNVV? 

  Bất cứ cấu trúc tài chính nào thì thành phần của nó cũng gồm hai nguồn cơ bản là nợ và vốn cổ phần. Có ba lý do để DNNVV không sử dụng nợ trong cấu trúc tài chính của mình ở giai đoạn này là : 

° Thứ nhất: Khi vay nợ để tài trợ trong cấu trúc vốn, DNNVV phải thế chấp tài sản. Điều này gây khó khăn cho DNNVV mới khởi sự vì trong giai đoạn này tài sản của DNNVV còn rất ít chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay của DNNVV. 

° Thứ hai : Nếu ngân hàng cho DNNVV vay mà không đặt nặng đến tài sản thế chấp thì DNNVV phải trả cho ngân hàng một lãi suất rất cao, điều này là đương nhiên vì rủi ro của việc thu hồi nợ không được rất cao và rủi ro này sẽ được tính vào lãi suất cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên lãi suất trần sẽ không cho phép làm điều này (trần lãi suất thường áp dụng ở các nước đang phát triển trong đó có VN). 

° Thứ ba: Cho dù ngân hàng cho DNNVV vay, cho dù lãi suất trần cho phép, DNNVV cũng không nên vay, bởi vì lúc này, nếu vay nợ DNNVV sẽ phải gánh chịu rủi ro tài chính rất cao. 

  Như vậy, trong giai đoạn khởi sự với mức độ rủi ro kinh doanh rất cao thì tài trợ bằng vốn cổ phần xem như là thích hợp nhất. Thế nhưng, ngay cả đầu tư bằng vốn cổ phần cũng khó mà huy động được do DNNVV khởi sự thường không đủ các tiêu chuẩn cần thiết của Ủy ban chứng khoán trong việc phát hành chứng khoán ra công chúng. Mặt khác, với mức độ rủi ro tổng thể cao, DNNVV chỉ có thể hấp dẫn được các nhà đầu tư mạo hiểm - những nhà đầu tư sẵn sàng để chấp nhận một rủi ro cao để kì vọng một mức lợi nhuận cao tương ứng. Trên lý thuyết các nhà đầu tư rất quan tâm đến việc họ sẽ nhận cổ tức hay đạt được thu nhập qua chênh lệch do chuyển nhượng vốn. Tuy nhiên, chính sách cổ tức đề nghị cho một công ty mới khởi sự thường là tỷ lệ chi trả cổ tức bằng 0. 

  Thêm vào đó, dòng tiền của một DNNVV mới thành lập thường là âm ở mức cao và cần các nguồn tiền mới cho các cơ hội đầu tư có sẵn của công ty. Nếu tài trợ bằng nợ vay không thích hợp, thì phải bằng vốn cổ phần tức là nếu các nhà đầu tư đòi hỏi cổ tức, họ cũng phải đầu tư thêm tiền vào DNNVV để chi trả cho cổ tức này. Trong một thị trường hoàn hảo điều này có thể chấp nhận được, thế nhưng do trong thực tế chi phí giao dịch đi với việc huy động vốn cổ phần mới rất tốn kém cho các DNNVV rủi ro cao mới khởi sự. Các chi phí này không những cao mà còn khá cố định; nghĩa là chỉ cần một huy động nhỏ về vốn cổ phần cũng sẽ phát sinh một khoản chi phí rất tốn kém. Các chi phí này bao gồm các chi phí về pháp lý và chi phí chuyên môn phải trả. Vì vậy, việc trả cổ tức và huy động cổ phần mới thay thế cho nguồn tiền chi trả cổ tức này là không hợp lý. 

  Tóm lại, trong giai đoạn khởi sự, với các đặc điểm về rủi ro đã trình bày, khả năng tài trợ bằng vốn vay lẫn vốn cổ phần đều không khả thi. Thế thì, cấu trúc vốn trong giai đoạn này nên được tài trợ bằng gì? Qua nghiên cứu, cho thấy: tài trợ bằng phát hành trái phiếu, bằng tín dụng thuê mua, hay thu hút vốn của các nhà đầu tư không chấp nhận rủi ro cao đều không thực hiện được mà chỉ có nguồn vốn mạo hiểm từ các quỹ đầu tư mạo hiểm là thích hợp nhất. Bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm là một định chế tài chính trung gian chuyên đầu tư vào các DNNVV mới khởi sự nhằm mong đợi một sự gia tăng thu nhập cao hơn mức bình quân để bù đắp cho rủi ro của khoản đầu tư có mức độ cao hơn mức bình quân. Chỉ có các nhà đầu tư này mới sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao đầu tư vào các DNNVV mới khởi sự dưới nhiều hình thức đầu tư đa dạng. Đương nhiên các nhà đầu tư vốn mạo hiểm này sẽ yêu cầu một tỉ suất sinh lợi cao để bù đắp cho rủi ro cao mà họ phải gánh chịu. Tỉ suất sinh lợi cao ở đây chỉ thể hiện ở phần chênh lệch do chuyển nhượng vốn; tức là phần giá trị cổ phiếu tăng thêm sau này so với giá trị ban đầu của chúng chứ không phải là phần lợi tức mà nhà đầu tư nhận được. Bởi vì lúc này do lưu lượng tiền tệ trong năm rất thấp, thậm chí là bị âm, cho nên đã làm cho lợi tức cổ phần bằng không. 

  Chỉ có thông qua quỹ đầu tư mạo hiểm chiến lược tài trợ của DNNVV ở giai đoạn này mới đạt đến hiệu quả cao nhất, đó là sự gia tăng của giá trị DNNVV. Tuy nhiên, để có thể huy động vốn thông qua hình thức này điều kiện đầu tiên và quan trọng đối với các DNNVV khởi sự là phải chứng tỏ được sản phẩm của mình có hiệu quả, tiềm năng về thị trường sản phẩm, triển vọng tăng trưởng tương lai rất cao.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta chiếm 97% trong tổng số gần 300.000 doanh nghiệp, đóng góp khoảng 26% GDP, tạo ra khoảng 77% việc làm phi nông nghiệp. Có vai trò như vậy, nhưng hiện các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong vay vốn sản xuất - kinh doanh.

Theo kết quả điều tra của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện có đến 80% lượng vốn cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là từ kênh ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ có 32,38% những doanh nghiệp này có khả năng tiếp cận được nguồn vốn của các ngân hàng; 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận được.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, ở nước ta, một doanh nghiệp ra đời thường có vốn điều lệ rất ít, chủ yếu là vay vốn để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thủ tục vay ngân hàng còn khá rườm rà và nhiều doanh nghiệp đã không đủ điều kiện vay.

Tuy nhiên, phía ngân hàng lại có quan điểm khác. Ngân hàng cho rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận với nguồn vốn của các ngân hàng là do "còn hạn chế về nguồn lực con người, tài chính và khả năng lập dự án”. Ngân hàng luôn gặp khó khăn trong quá trình thẩm định các dự án cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở vấn đề lựa chọn công nghệ phù hợp. Các doanh nghiệp thường có quy mô nhỏ cả về mặt tài chính, mặt bằng sản xuất, trình độ nhân lực… nhưng khi lập dự án đều đưa vào các loại thiết bị, máy móc rất đắt tiền, trong khi họ có thể lựa chọn các loại máy móc với công nghệ tương tự, giá thành rẻ hơn để đảm tính hiệu quả của dự án".

Thêm vào đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế. Báo cáo chính thức thường thấp hơn tình trạng thực tế, nên không đảm bảo đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Chưa kể họ thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hóa đơn bán hàng. Do đó, ngân hàng khó có cơ sở để đánh giá và quyết định việc cho vay.

Ngoài ra, những vướng mắc mà ngân hàng thường gặp khi cho đối tượng các doanh nghiệp này vay là vốn kinh doanh của doanh nghiệp quá ít, dẫn đến vốn tự có tham gia vào dự án ít, rủi ro cho ngân hàng khi đầu tư là rất lớn.

Vì vậy để giải quyết được vấn đề tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần có sự phối hợp giữa ba phía: nhà nước, doanh nghiệp và ngân hàng.

Về quản lý nhà nước cần có cơ chế, chính sách đối với việc vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa, càng cụ thể càng tốt.

Ví dụ, chủ trương là cho doanh nghiệp vay, nhưng phải làm rõ cho vay như thế nào (đối tượng, mặt hàng, cơ chế thế chấp, tín chấp…). Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại sẽ đổi mới cung cách cho vay.

Về phía các ngân hàng cũng cần tham gia cùng doanh nghiệp từ khâu làm dự án, giám sát thực hiện, thậm chí phải hướng dẫn, đào tạo cho doanh nghiệp, bởi rất nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện nhưng không biết cách làm.

Về phía các doanh nghiệp cũng cần phải có nỗ lực hơn nữa để nâng cao năng lực, chủ động trong việc xây dựng dự án, phương thức đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con người. Đặc biệt là cần phải minh bạch vấn đề tài chính.

Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp đã vay vốn thành công cho thấy, trước hết họ cần phải thuyết phục được ngân hàng về mặt hiệu quả của phương án một cách rõ ràng như: khó khăn và thuận lợi của dự án, chi phí ban đầu, doanh thu, kế hoạch trả nợ…

Các ngân hàng sẽ chỉ tập trung cho vay với các doanh nghiệp có dự án tốt, có thị trường và có khách hàng:

Ngân hàng Á Châu:

Từ đầu tháng 09/2008, Ngân hàng Á Châu (ACB) bắt đầu triển khai kế hoạch cho vay 5.000 tỷ đồng dành cho đối tượng là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân nhằm phục vụ cho những nhu cầu như: vay phục vụ tăng trưởng xuất khẩu đối với tất cả các ngành nghề, vay hỗ trợ nhập khẩu đối với các mặt hàng là nguyên liệu cơ bản phục vụ sản xuất, vay trung hạn phục vụ mở rộng sản xuất – kinh doanh, vay vốn lưu động đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh, vay trung hạn mua nhà để ở, phục vụ các tầng lớp dân cư có nhu cầu thực sự về nhà ở…với thủ tục vay đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng.

Theo đó, ACB sẽ dành 3.000 tỷ đồng cho đối tượng là các doanh nghiệp, cụ thể: ACB sẽ tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu theo các hình thức: tài trợ trước khi giao hàng, chiết khấu hối phiếu kèm theo bộ chứng từ và cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu. Với các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể được tài trợ tín chấp nếu thỏa mãn các tiêu chí của ACB với mức tài trợ đến 90% giá trị hợp đồng ngoại thương và mức chiết khấu lên đến 98% trị giá bộ chứng từ. Doanh nghiệp có thể vay vốn bằng VND hoặc USD với lãi suất USD.

Tài trợ cho các doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn lưu động để nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất hoặc thương mại. Đặc biệt các doanh nghiệp có thể thế chấp bằng chính lô hàng nhập (sắt thép, hạt nhựa, ô tô...) với mức cho vay lên đến 80% giá trị lô hàng.

Cho vay với mục đích bổ sung vốn lưu động, đầu tư tài sản cố định và sản xuất kinh doanh trả góp đến 3 năm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao vào dịp cuối năm. Đối với đối tượng là khách hàng cá nhân bao gồm doanh nghiệp tư nhân (DNTN), hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân, ACB sẽ dành 2.000 tỷ đồng cho các nhu cầu về vay mở rộng sản xuất kinh doanh, vay phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, vay mua nhà, sửa chữa nhà để ở. Cụ thể, khách hàng vay vốn tại ACB để mua sắm trang thiết bị, hàng hóa phục vụ kinh doanh vào dịp cuối năm sẽ được vay với thời hạn lên đến 36 tháng (03năm), hạn mức vay tùy thuộc vào khả năng trả nợ của khách hàng. Đặc biệt, khách hàng có thể lựa chọn các phương thức trả nợ linh hoạt như: trả vốn và lãi đều hàng tháng hoặc định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng..., thời hạn vay có thể được kéo dài lên tới 3 năm. Đây là những yếu tố sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng chủ động trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, duy trì tiến độ trả nợ vay và giảm được áp lực trả nợ vay vào thời điểm đáo hạn hợp đồng. [15]

Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV):

Cùng với giảm lãi suất cho vay, các ngân hàng còn công bố chính sách, nguồn vốn vay cụ thể. Để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong hoạt động sản xuất kinh doanh, BIDV sẽ dành riêng nguồn vốn với lãi suất hợp lý để hỗ trợ tín dụng đối với nhóm doanh nghiệp này trong giai đoạn 2008 - 2010 là trên 30.000 tỷ đồng, phấn đấu đến năm 2010, tổng dư nợ cho vay đạt khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% tổng dư nợ của BIDV. [16]

Ngân hàng An Bình (ABBank):

ABBank cũng đã dành riêng nguồn vốn lên đến 1.000 tỷ đồng với lãi suất hợp lý để hỗ trợ cho các DN nhỏ và vừa trong giai đoạn cuối năm 2008. Ngoài ra, chương trình tài trợ xuất khẩu bằng VND với mức lãi suất cho vay USD vẫn đang được ABBank đẩy mạnh đến các doanh nghiệp trong quý IV/2008. [12]

0