24/05/2018, 23:15

Gia đình và cơ cấu hộ gia đình việt nam - vài nét đại cương từ một cuộc khảo sát xã hội học dân số gần đây

Qua nhiều thế kỷ, văn hóa và xã hội Việt Nam đã kết hợp ảnh hưởng từ phương Bắc (Trung Quốc) và phương Nam (Đông Nam Á) với những truyền thống của dân tộc. Mặc dù cuộc tranh luận Việt Nam "thuộc về" phía Đông hoặc Đông Nam Á nói chung còn ...

Qua nhiều thế kỷ, văn hóa và xã hội Việt Nam đã kết hợp ảnh hưởng từ phương Bắc (Trung Quốc) và phương Nam (Đông Nam Á) với những truyền thống của dân tộc. Mặc dù cuộc tranh luận Việt Nam "thuộc về" phía Đông hoặc Đông Nam Á nói chung còn chưa sáng tỏ (Taylo 1993: xxi), việc nghiên cứu thận trọng di sản những nền văn minh khác nhau và những truyền thống văn hóa trong xã hội và lịch sử Việt Nam có thể giúp chúng ta hiểu điều gì đã tạo nên bản sắc Việt Nam. Sống ở một vùng biên giới thưởng dẫn đến những kích động chính trị và xã hội, song điều đó cũng tạo ra nhiều cơ hội hơn cho việc lựa chọn và xây dựng một xã hội và một nền văn hóa có một không hai. Trong nghiên cứu bước đầu này chúng tôi cố gắng đánh giá di sản của Nho giáo ở Việt Nam trong gia đình và cơ cấu hộ gia đình đương đại.

Gia đình là đơn vị xã hội cơ bản của hầu hết (có thể là tất cả) các xã hội. Trẻ em được xã hội hóa theo những chuẩn mực và giá trị xã hội, ở mức độ lớn qua những tương tác trong gia đình. Trong suốt lịch sử, gia đình là đơn vị kinh tế chủ yếu cũngnhư nhóm xã hội mà ở đó những quan hệ tính giao được thừa nhận là hợp pháp và tạo ra môi trường cho những quan hệ tình cảm và nuôi dưỡng. Trong khi vai trò gia đình có thể biến mất trong các xã hội hiện đại, nghiên cứu cơ cấu và tổ chức gia đình vẫn còn là một triển vọng để hiểu bản chất của những động thái xã hội rộng lớn hơn trong mỗi xã hội. Trong nghiên cứu này chúng tôi nhấn mạnh đến những khía cạnh của cấu trúc hộ gia đình (ai sống với ai) và tần suất viếng thăm giữa cha mẹ và con cái đã trường thành.Nét đặc trưng này thể hiện những hiểu biết quan trọng về cơ sở xã hội và văn hóa của xã hội Việt Nam đương đại.

  • Các mô hình cấu trúc của gia đình Việt Nam
  • Cuộc khảo sát lịch sử đời sống Việt Nam 1991
  • Quy mô và thành phần của hộ gia đình
  • Chủ hộ
  • Quy mô hộ gia đình
  • Hộ gia đình mở rộng
  • Ảnh hưởng của di sản nho giáo đến mô hình nơi ở
  • Việc sống gần và đi thăm lẫn nhau giữa các thành viên của gia đình người Việt Nam
  • Kết luận

Tham khảo chi tiết ở đây

0