Nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh thương mại
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI. Nội dung chủ yếu của hoạt động kinh doanh thương mại bao gồm một loạt các hoạt động phục vụ cho hoạt động kinh doanh như nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức các hoạt động nghiệp vụ, ...
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI.
Nội dung chủ yếu của hoạt động kinh doanh thương mại bao gồm một loạt các hoạt động phục vụ cho hoạt động kinh doanh như nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức các hoạt động nghiệp vụ, huy động nguồn lực phục vụ cho kinh doanh và quản lý các yếu tố về vốn, chi phí.
Nghiên cứu thị trường.
Nền kinh tế thị trường không ngừng phát huy tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp mà còn tăng khả năng thích ứng trước sự thay đổi của thị trường, nếu như trước kia các doanh nghiệp kinh doanh theo kế hoạch của nhà nước thì bây giờ mọi hoạt động kinh doanh đều xuất phát từ thị trường, thị trường đầy bí ẩn và không ngừng thay đổi. Do vậy để kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp phải nghiên cưú thị trường.
Nghiên cứu thị trường là quá trình tìm kiếm khách quan và có hệ thống cùng với sự phân tích thu tạp thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề cơ bản của kinh doanh. Bởi vậy nghiên cứu thị trường giúp nhà kiinh doanh có thể đạt được hiệu quả cao và thực hiện được các mục đích của mình, đó cũng là khâu mở đầu cho hoạt động kinh doanh, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Cơ chế thị trường làm cho hàng hoá phong phú, cung luôn có xu hướng lớn hơn cầu, bán hàng ngày càng khó khăn, mức độ rủi ro cao, các doanh nghiệp muốn thành công thì phải thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng, mọi hoạt động kinh doanh đều hướng vào khách hàng.
Nghiên cứu nhu cầu thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm được thông tin về loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh, dung lượng, yêu cầu về quy cách, chất lượng, mẫu mã… hiểu rõ thị hiếu, phong tục tập quán tiêu dùng ở mỗi nhóm và mỗi khu vực, tìm hiểu thông tin về đối thủ cạnh tranh, thể hiện :
- Thứ hạng phẩm cấp chất lượng nào phù hợp với nhu cầu thị trường của doanh nghiệp.
- Đâu là mục tiêu của doanh nghiệp, sản phẩm xương sống của doanh nghiệp, khách hàng nào? khu vực? nhu cầu hiện tại và tương lai của hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh và các mặt hàng khác doanh nghiệp đang quan tâm.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của hàng hoá doanh nghiệp kinh doanh, ưu và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh.
- Nguồn hàng nào thì phù hợp với nhu cầu của khách, phân phối như thế nào cho hợp lý và nên cạnh tranh bằng hình thức nào ?
Đó là toàn bộ thông tin cơ bản và cần thiết mà một doanh nghiệp phải nghiên cứu để phục vụ cho quá trình ra quyết định đúng đắn, tối ưu nhất. Để nắm bắt được những thông tin đó doanh nghiệp phải coi công tác nghiên cứu thị trường là một hoạt động không kém phần quan trọng như hoạt động quản lý, nghiệp vụ bởi vì công tác nghiên cứu thị trường không trực tiếp tham gia vào các hoạt động trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như mua, bán… nhưng kết quả của nó ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên đây chưa phải là một giải pháp có thể giải quyết được mọi vấn đề của doanh nghiệp nhưng nó vốn là một hoạt động không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào.
Công tác nghiên cứu thị trường được tiến hành một cách khoa học sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được :
- Lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và lựa chọn sản phẩm kinh doanh cũng như các chính sách duy trì, cải tiến hay phát triển sản phẩm.
- Nhu cầu hiện tại, tương lai và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường, xác định được mục tiêu của doanh nghiệp.
- Tìm được nguồn hàng, các đối tác và bạn hàng kinh doanh, lựa chọn kênh phân phối và các biện pháp xúc tiến phù hợp.
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường và đánh giá khả năng tiềm lực của mình, doanh nghiệp lựa chọn hình thức kinh doanh, mặt hàng, thị trường và người cung cấp.
Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn đưa vào kinh doanh.
Kinh doanh tức là đầu tư tiền của, sức lực vào một lĩnh vực nào đó nhằm kiếm lời, yêu cầu đối với doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh là phải có các nguồn lực bao gồm nguồn lực về tài chính và con người.
Các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động đưa vào kinh doanh bao gồm vốn vô hình như sự nổi tiếng về nhãn hiệu, uy tín, kinh nghiệm và trình độ của cán bộ công nhân viên. Đây là nguồn quan trọng nhưng việc tích luỹ đòi hỏi thời gian lâu dài, nguồn này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và mở rộng quan hệ với bạn hàng, khách hàng và đơn vị có liên quan.
Nguồn vốn hữu hình bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Tài sản cố định bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh như văn phòng, cửa hàng, hệ thống kho, các trang thiết bị, phương tiện vận chuyển…nguồn này góp phần tạo nên sức mạnh, uy thế của doanh nghiệp và giúp cho hoạt động kinh doanh thuận lợi. Tài sản lưu động bao gồm vật liệu đóng gói, bao bì, nhiên liệu, dụng cụ và các khoản tiền mặt, ngân phiếu, tiền nhờ thu…
Trong một doanh nghiệp kinh doanh, vốn là vấn đề quan trọng và được quan tâm nhiều nhất. Không có vốn hoặc quá ít vốn doanh nghiệp không thể kinh doanh có hiệu quả được. Vốn lớn giúp doanh nghiệp thanh toán cho người cung cấp đúng hẹn, tránh nợ đọng tràn lan, tạo dựng niềm tin và củng cố các quan hệ với đơn vị nguồn hàng, doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức trả tiền trước để có được nguồn hàng ổn định nhất là khi nhu cầu thị trường căng hoặc có thể áp dụng hình thức thanh toán chậm với khách hàng để duy trì thu hút thêm khách. Ngoài ra còn khắc phục hiện tượng dự trữ quá ít hoặc không có dự trữ, tránh tình trạng không đủ đáp ứng nhu cầu khách .
Bên cạnh yếu tố vốn kinh doanh thì yếu tố con người cũng góp phần không nhỏ trong kinh doanh. Nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh là quý tuy nhiên nguồn vốn thì có hạn nhất là trong điều kiện huy động vốn khó khăn. Sử dụng và khai thác nguồn vốn này có hiệu quả phụ thuộc vào tài năng, kinh nghiệm và trình độ quản lý, bộ máy điều hành của doanh nghiệp hay nói tóm lại đó là nhờ vào yếu tố con người. Đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp là phần cơ bản quan trọng, nếu bộ phận này thực hiện tốt chức năng của mình doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được, ngược lại nó chỉ có tác dụng hình thức thì hoạt động của doanh nghiệp không thể có hiệu quả được.
Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ.
Các hoạt động nghiệp vụ của doanh nghiệp thương mại bao gồm công tác tạo nguồn, dự trữ, phân phối, bán hàng và thực hiện các hoạt động dịch vụ.
*Doanh nghiệp thương mại thực hiện nhiệm vụ cung ứng cho sản xuất, tiêu dùng những hàng hoá cần thiết, phù hợp nhu cầu. Để hoàn thành nhiệm vụ đó thì doanh nghiệp phải tổ chức công tác tạo nguồn.
Công tác tạo nguồn là toàn bộ những hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra nguồn hàng có khối lượng và cơ cấu thích hợp với nhu cầu. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp xác định được nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ, xác định được các nguồn hàng, khả năng cung ứng của họ, tổ chức ký kết hợp đồng, đặt hàng, mua từ nguồn hàng trôi nổi trên thị trường, nguồn hàng do liên doanh liên kết với đơn vị sản xuất để khai thác, chế biến, nguồn hàng tự tổ chức sản xuất, nhận đại lý, ký gửi.
Để nắm vững thị trương nguồn hàng, hạn chế bị động trong lựa chọn đối tác giao dịch, các doanh nghiệp phải nghiên cứu khả năng cung ứng của từng loại hàng hoá. Đó là xác định số lượng, nhà cung ứng trong và ngoài nước, khả năng cung ứng của các nhà cung cấp trong hiện tại và tương lai. Khi nghiên cứu về nhà cung cấp doanh nghiệp phải tìm hiểu về tình hình sản xuất kinh doanh, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh để thấy được khả năng cung cấp lâu dài, thường xuyên, liên kết kinh doanh và đặt mua, nghiên cứu về vốn, kỹ thuật, uy tín của nhà cung cấp. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải tìm xem nguồn nào thoả mãn được các yêu cầu . Nguồn hàng đó phù hợp về mặt số lượng nghĩa là nó có thể đáp ứng đúng số lượng hàng hoá mà công ty cần theo yêu cầu, đáp ứng theo yêu cầu về chất lượng, kịp thời gian, đảm bảo hiệu quả cao. Ngoài ra nó còn phải thoả mãn các điều kiện khác của doanh nghiệp như phù hợp với điều kiện vận chuyển, giao nhận, thanh toán…
Mục đích của công tác tạo nguồn mua hàng là để bán hàng ,mua là tiền đề cơ sở của hoạt động bán, để thực hiện mục tiêu kinh doanh đó là lợi nhuận vì vậy mua hàng có ý nghĩa rất lớn khi mua hàng doanh nghiệp cấn phải chú ý :
-Phải hiểu rõ thị trường và thương mại, khi mua phải tuân thủ các quy luật của lưu thông :
+Mua của người chán bán cho người cần .
+Mua nơi giá thấp, bán nơi giá cao .
+Mua tận gốc bán tận ngọn .
-Khi mua hàng phải lập kế hoạch thu mua có cơ sở khoa học :
+Mua phải bán được và có lợi nhuận .
+Cơ cấu thu mua phải phù hợp với nhu cầu .
+Phải xác định được khối lượng mặt hàng chủ lực .
+Số lượng mua theo kế hoach phải lớn hơn hoặc bằng số lượng bán ra theo kế hoạch (Khối lượng lớn hoưn ở mức có giới hạn )
-Doanh nghiệp phải nắm bắt được thông tin kịp thời ,lựa chọn cơ hội mua hàng tốt nhất
* Hoạt động dự trữ : Doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ lưu thông hàng hoá, trong quá trình vận động đưa hàng từ sản xuất đến tiêu dùng thường xuyên có một bộ phận hàng hoá đang trên đường vận chuyển, ở các kho của doanh nghiệp thương mại hoặc được giữ lại chờ tiêu dùng, bộ phận hàng hoá này gọi là dự trữ.
Mục đích của dự trữ ở doanh nghiệp thương mại là để đảm bảo bán hàng diễn ra liên tục, đều đặn, sẵn sàng phục vụ khách hàng ngay khi có nhu cầu, tạo dựng niềm tin, uy tín với khách hàng, tạo điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh.
Thông thường ở doanh nghiệp thương mại có 2 loại dự trữ là dự trữ thường xuyên và dự trữ bảo hiểm. Dự trữ thường xuyên là lượng dự trữ chủ yếu nhằm thoả mãn thường xuyên, đều đặn nhu cầu của khách hàng. Dự trữ bảo hiểm là bộ phận dự trữ đề phòng khi có trường hợp công tác thu mua tạo nguồn không theo đúng kế hoạch về thời gian, số lượng, chủng loại để đáp ứng nhu cầu.
Ngoài ra với doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng có tính thời vụ về sản xuất, lưu thông, tiêu dùng thì có bộ phận dự trữ thời vụ.
Dự trữ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dự trữ không đủ mức cần thiết có nguy cơ làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, mặt khác dự trữ quá nhièu dẫn đén tình trạng ứ đọng hàng hoá, vốn chậm lưu chuyển. Vì vậy việc xác định đúng đắn mức dự trữ có ý nghĩa lớn, cho phép giảm các chi phí về bảo quản hàng hoá, giảm hao hụt, mất mát, bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động thường xuyên, liên tục, thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, tránh dự trữ quá nhiều. Khi tiến hành xác định mức dự trữ doanh nghiệp cần phải xác định được đại lượng tối đa, tối thiểu căn cứ trên cơ sở tính toán các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua, bán trong kỳ.
Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách đều đặn , kịp thời , tránh tình trạng thiếu hàng ,không đáp ưngd được yêu cầu của khách hàng trong kinh doanh dự trữ phait tuân theo nguyên tắc :
+Hàng hoá dự trữ cần phải kiểm tra dều đăn , định kỳ , kịp thời bổ sung hàng hoá khi dựu trữ ở mức giới hạn thấp nhất
+Phải sắp xếp hàng hoá theo nguyên tắc dễ thấy dễ lấy dễ kiểm tra.
+Phải sứp xếp hàng hoá theo nhóm khác nhau .
+Quy định mức dự trữ thấp nhất và cao nhất
* Tổ chức phân phối và bán hàng : Bán hàng là khâu quan trọng mấu chốt, là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản, trực tiếp thực hiện chức năng lưu thông phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân và thực hiện mục tieu kinh doanh củ doanh nghiệp đó là lợi nhuận. Đồng thời bán hàng là hoạt động nghiệp vụ quan trọng chi phối các hoạt động nghiệp vụ khác như tạo nguồn, dự trữ, dịch vụ…
Bán hàng là sự chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ H- T nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng về một giá trị dụng nhất định. Đứng dưới giác độ nghệ thuật, người ta xem bán hàng là một quá trình tại đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo nhu cầu và đáp ứng ước muốn của họ trê cơ sở thoả mãn quyền và lợi ích của cả hai bên. Mở rộng hoạt động kinh doanh phụ thuộc lớn vào tốc độ bán hàng nhanh hay chậm, hàng hoá bán được đồng nghĩa với việc doanh nghiệp còn tồn tại và phát triển, ngược lại doanh nghiệp sẽ không thực hiện được mục tiêu của mình điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ mất dần vị thế trên thị trường.
Đối với kinh doanh thương mại hoạt động bán hàng tổ chức tốt có thể làm tăng tiền bán ra và chỉ thông qua bán hàng cho người tiêu dùng giá trị của sản phẩm dịch vụ mới được thực hiện do đó mới có điều kiện thực hiện mục đích của doanh nghiệp.
Bán hàng chỉ là một phương pháp giao tiếp trong kinh doanh cho phép các thượng vụ phù hợp với yêu cầu của khách trong quá trình mua bán. Người bán hàng có thể đáp ứng yêu cầu của người mua và quan sát phản ứng của họ, một nhân viên bán hàng thành cong phải là người có kinh nghiệm đánh giá khách hàng và có thê điều chỉnh nội dung thực hiện bán cho phù hợp với yêu cầu của người mua.
Mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp thương mại bao gồm các cửa hàng và hệ thống đại lý được bố trí rộng và thuận tiện đề phục vụ khách hàng, tuy nhiên khi xây dựng mạng lưới kinh doanh doanh nghiệp cần phải bố trí phù hợp với quá trình vận động của hàng hoá từ nguồn hàng đến nơi tiêu dùng, mạng lưới cửa hàng phải được bố trí ở những nơi đông dân cư, những địa điểm thuận lợi cho mua bán, phải tính đến hiệu quả của từng điểm bán cũng như của toàn bộ doanh nghiệp, tránh sự diệt trừ lẫn nhau.
Đối với hoạt động bán hàng doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc:
+ Khối lượng mặt hàng và chất lượng hàng hoá phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
+ Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ trong quá trình bán.
+ Áp dụng phương pháp bán và quy trình bán hoàn thiện đảm bảo năng suất lao động, chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng không ngừng nâng cao, vì vậy đối với nhân viên bán hàng phải chọn những người tinh thông về nghiệp vụ hàng hoá, có khả năng tuyên truyền giới thiệu, phải biết sử dụng các phương tiện, dụng cụ trong quá trình phục vụ khách tạo không khí vui vẻ thực sự có thể nắm bắt được tâm lý khách hàng và đáp ứng thoả đáng nhu cầu.
+ Làm tốt công tác quảng cáo, kết hợp quảng cáo với bán hàng làm cho hoạt động quảng cáo phát huy tác dụng thúc đẩy bán hàng.
Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực phân phối và lưu thông phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt vì vậy phải tuân thủ nguyên tắc:
+ Kinh doanh những hàng hoá dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
+ Phải lôi cuốn khách hàng rồi mới nghĩ đến cạnh tranh.
+ Khi làm lợi cho mình phải chú ý đến lợi ích của khách hàng.
+ Tìm kiếm và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
+ Nhận thức và nắm bắt cho được nhu cầu của thị trường để đáp ứng đầy đủ.
Tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh, đặc điểm, tính chất, đièu kiện vận chuyển doanh nghiệp thương mại có thể tổ chức bán hàng thông qua các kênh khác nhau như tổ chức bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua mạng lưới bán lẻ, bán qua trung gian hay môi giới.
Phân phối hàng hóa thực chất là quá trình chuyển hàng hoá vào các kênh bán hàng một cách hợp lý, góp phần giảm chi phí lưu thông, đáp ứng tối đa yêu cầu của thị trường đảm bảo lợi nhuận và uy tín với khách.
Đối với hoạt động phân phối hàng hoá để đem lại kết quả cao doanh nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc hiệu quả kinh tế thể hiện qua doanh thu và chi phí làm sao đạt được lợi nhuận cao nhất.
+ Nguyên tắc đồng bộ liên tục: Khi phân phối hàng hoá phải tính đến nhiều yếu tố như giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản...
+ Nguyên tắc ưu tiên: Trong trường hợp có sự mất cân đối cục bộ mà doanh nghiệp không thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm thì cần phải cân nhắc lựa chọn phương án tốt nhất.
Quản trị vốn, chi phí, nhân sự trong kinh doanh.
Quản trị doanh nghiệp thương mại phải chú ý đến quản trị vốn, chi phí và nhân sự, đây là yếu tố ảnh hưởng đén kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với sự ra đời, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua vốn kinh doanh cho phép biết được tièm lực của doanh nghiệp, vốn kinh doanh quyết định quy mô kinh doanh, mặt hàng kinh doanh.
Vốn của doanh nghiệp thương mại là thể hiện bằng tiền của tì sản lưu động, tài sản cố định. Quản tri vốn kinh doanh thực chất là thực hiện sử dụng vốn tong kinh doanh và theo dõi được kết quả sử dụng vốn lãi hay lỗ qua đó đưa ra biện pháp khắc phục.
Bất kỳ doanh nghiệp nào dù hoạt động trong phạm vi lớn hay nhỏ đều quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn . Vì vậy quản lý tốt vốn kinh doanh nhằm tăng vòng quay vốn nhanh tạo ra sự linh hoạt trong kinh doanh.
Vốn kinh doanh có vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp tuy nhiên nó chỉ phát huy tác dụng khi được bảo toàn và tăng lên sau mỗi chu kỳ kinh doanh, sử dụng nó một cách đúng hướng, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả vì vậy quản lý vốn là cần thiết