18/06/2018, 15:59

Lý do tại sao chế độ quân chủ vẫn còn phù hợp và hữu ích trong thế kỷ 21

Bảo Long – Hoàng thái tử cuối cùng thời quân chủ VN Akhilesh Pillalamarri Đàm Hà Khánh dịch Bạn cho rằng chế độ quân chủ là xấu? Hãy suy nghĩ lại. Vai trò của chế độ quân chủ đã trở lại trong các tin tức gần đây, với sự thoái vị của nhà vua Tây Ban Nha Juan ...

Bảo Long - Hoàng thái tử cuối cùng thời quân chủ VN

Bảo Long – Hoàng thái tử cuối cùng thời quân chủ VN

Akhilesh Pillalamarri

Đàm Hà Khánh dịch

Bạn cho rằng chế độ quân chủ là xấu? Hãy suy nghĩ lại.

Vai trò của chế độ quân chủ đã trở lại trong các tin tức gần đây, với sự thoái vị của nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos I và sự lên ngôi của thái tử Felipe (Philip) VI. Ở những nơi khác trên thế giới, chế độ quân chủ vẫn tiếp tục  gây chú ý và ghi dấu ấn lên những sự kiện ở những nơi cách xa nhau như Thái Lan, Bhutan, Bỉ, Ma-rốc, và Saudi Arabia. Với nhiều độc giả hiện đại, chế độ quân chủ dường như là di sản cổ xưa không phù hợp, lỗi thời và rốt cuộc nên nhường chỗ cho chế độ cộng hòa.

Sự thật cho thấy điều hoàn toàn ngược lại. Chế độ quân chủ vẫn có vai trò vô cùng cần thiết, ngay cả trong thế kỷ 21. Nếu có bất cứ điều gì cần xem xét thì số lượng của các nền quân chủ trên thế giới nên được thêm vào chứ không phải giảm bớt. Để hiểu lý do tại sao, điều quan trọng là phải xem xét những giá trị của chế độ quân chủ một cách khách quan mà không cần đến sự suy luận lặp lại rằng những nước trên nên trở thành nền dân chủ bởi vì điều họ cần là nền dân chủ.

Có một số lợi thế trong việc có một chế độ quân chủ trong thế kỷ 21. Đầu tiên, như Serge Schmemann lập luận trên tờ The New York Times, vai trò của nhà vị vua có thể nổi trội trên chính trường theo cách một lãnh đạo đứng đầu được bầu của nhà nước không thể đạt tới. Quốc vương đại diện cho cả đất nước theo cách một cách lãnh đạo dân cử không thể có và không làm được. Sự lựa chọn cho vị trí chính trị cao nhất trong một chế độ quân chủ không thể bị ảnh hưởng  hoặc phụ thuộc bởi tiền, phương tiện truyền thông, hay đảng phái chính trị.

Thứ hai và liên quan chặt chẽ đến điểm trước đó là ở các nước dân chủ giả tạo như Thái Lan, sự tồn tại của một vị vua thường là điều duy nhất giữ đất nước ở lại bên bờ nội chiến. Quốc vương đặc biệt quan trọng ở các nước đa sắc tộc như Bỉ vì định chế của chế độ quân chủ đoàn kết nhóm sắc tộc đa dạng và thường thù địch dưới lòng trung thành hướng về nhà vua thay vì vào một nhóm dân tộc hay bộ lạc. Triều đại Habsburg liên kết một quốc gia thịnh vượng rộng lớn mà nhanh chóng bị phân chia thành gần một chục tiểu bang không có quyền lực sau khi vương triều sụp đổ. Nếu có sự phục hồi vai trò của quốc vương xưa của Afghanistan, Zahir Shah, vốn nhận được sự tôn trọng rộng rãi của tất cả người dân Afghanistan, sau khi lật đổ chế độ Taliban vào năm 2001, có lẽ Afghanistan sẽ nhanh chóng phục hồi thay vì nạn bè phái và sự cạnh tranh giữa các lãnh chúa khác nhau.

Thứ ba, chế độ quân chủ ngăn chặn sự ra đời của các hình thức chính phủ cực đoan trong nước bằng cách điều chỉnh bộ khung của chính phủ. Tất cả các nhà lãnh đạo chính trị buộc phải làm thủ tướng hoặc bộ trưởng dưới quyền người cai trị. Ngay cả khi quyền lực thực tế nằm trong tay những cá nhân này, sự tồn tại của quốc vương gây khó khăn để thay đổi triệt để hoặc hoàn toàn nền chính trị của một quốc gia. Sự hiện diện của các vị vua ở Campuchia, Jordan, Morocco và ngăn chặn những khuynh hướng phính phủ tồi tệ và cực đoan hơn của các nhà lãnh đạo chính trị, các phe phái trong quốc gia của họ. Chế độ quân chủ cũng ổn định đất nước bằng cách khuyến khích sự thay đổi từ từ và chậm thay vì những biến động đột ngột xáo trộn bản chất của chế độ. Các chế độ quân chủ của các quốc gia Ả Rập đã thiết lập ổn ​​định hơn nhiều so với các xã hội quốc gia Ả Rập không quân chủ, nhiều trong số đó đã vượt qua các thay đổi địa chấn như vậy trong diễn biến mùa xuân Ả Rập.

Thứ tư, chế độ quân chủ có đủ danh vọng và uy tín để thực hiện những lựa chọn cuối, những quyết định khó khăn, và cần thiết – những quyết định mà không ai khác có thể làm. Ví dụ, Juan Carlos của Tây Ban Nha đích thân đảm bảo quá trình chuyển đổi của đất nước trở thành một chế độ quân chủ lập hiến với các cơ quan của  quốc hội và đập tan một âm mưu đảo chính quân sự. Vào cuối thế chiến thứ hai, Hoàng đế Hirohito Nhật Bản bất chấp mong muốn của quân đội đòi hỏi chiến đấu và cứu được vô số mạng sống người dân của mình bằng cách ủng hộ sự đầu hàng của Nhật Bản.

Thứ năm, chế độ quân chủ là kho lưu trữ truyền thống và đảm bảo tính liên tục trong bao lần thay đổi thời đại. Nó nhắc nhở một quốc gia về những gì quốc gia đó đại diện và quốc gia đó hình thành từ đâu, điều thường bị lãng quên trong sự thay đổi nhanh chóng các dòng chảy chính trị.

Cuối cùng, một cách khác thường, chế độ quân chủ có thể phục vụ người đứng đầu nhà nước một cách dân chủ và đa dạng hơn so với nền chính trị dân chủ thật sự. Từ khi một người, với tính cách và những mối quan tâm riêng nào đó nhưng do huyết thống sinh ra, được thừa hưởng ngôi vị thì mọi kiểu người đều có thể trở thành người cai trị trong một hệ thống như vậy. Người đứng đầu nhà nước do đó có thể là nguyên nhân thúc đẩy hoặc tạo nên  sự quan tâm rộng rãi về những vấn đề và chủ đề mà nếu không do hoàng gia nhắc tới sẽ không trở nên quan trọng, như quan điểm của Thái tử Charles về kiến trúc đã chứng minh. Các chính trị gia, mặt khác, có xu hướng có một tính cách chung nhất định – họ nói chung là hướng ngoại, có thể kiếm hoặc quyên góp tiền, và có xu hướng giảo hoạt hoặc hùa theo ý kiến số đông . Sự hiện diện của một nguyên thủ quốc gia với một hồ sơ tâm lý khác với cách nhìn từ một chính trị gia có thể làm mới nền chính trị.

Hầu hết các chỉ trích về chế độ quân chủ không còn giá trị ngày hôm nay, nếu chúng đã bao giờ hợp lý. Những lời chỉ trích thường là một số biến thể của hai ý tưởng. Thứ nhất, vương triều có thể sử dụng quyền lực tuyệt đối tùy tiện mà không qua bất kỳ sự kiểm soát nào, do đó cầm quyền như một bạo chúa. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, hầu hết các chế độ quân chủ cai trị trong một số loại khuôn khổ hiến pháp hay truyền thống ràng buộc và thể chế hoá quyền hạn của mình. Chưa kể, quốc vương phải đối mặt với những hạn chế đáng kể từ các nhóm khác nhau bao gồm các tổ chức tôn giáo, tầng lớp quý tộc, những người giàu có, và thậm chí cả dân thường. Truyền thống vốn luôn luôn định hình tương tác xã hội, cũng đóng vai trò kiềm chế. Ngay cả trong những chế độ quân chủ tuyệt đối về mặt lý thuyết cũng hầu như luôn luôn bị hạn chế trong thực tế.

Luồng chỉ trích thứ hai là ngay cả một vị vua tốt cũng có thể có một người kế nhiệm không xứng đáng. Tuy nhiên, những người thừa kế ngày nay được giáo dục từ khi sinh ra cho vai trò tương lai của họ và phơi bày dưới ánh đèn của các phương tiện truyền thông toàn bộ cuộc sống của họ. Điều này sẽ hạn chế hành vi xấu. Quan trọng hơn, bởi vì họ đúng là đã được sinh ra để cai trị, họ thường xuyên được thực hành đào tạo về cách tương tác với nhân dân, chính trị gia, và các phương tiện truyền thông.

Do hào quang những lợi thế của chế độ quân chủ, rõ ràng đó là lý do tại sao nhiều công dân của những nền dân chủ hiện nay đều có một nỗi hoài niệm dễ hiểu về chế độ quân chủ. Như trong nhiều thế kỷ trước, chế độ quân chủ sẽ tiếp tục thể hiện mình là một tổ chức chính trị quan trọng và mang lại lợi ích tại bất cứ nơi nào nó vẫn còn tồn tại.

Nguồn bài đăng : The Dipplomat

0