06/02/2018, 10:37

Luyện tập kể chuyện tưởng tượng

Hướng dẫn 1. Tiết trước đã nói tới khái niệm kể chuyên tưởng tượng. Tiết này chủ yếu luyện tập thêm về kể chuyện tưởng tượng. Cụ thể, tiết này giúp em rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn hài cho đề văn kể chuyện tưởng tượng. 2. Dựa vào phần gợi ý tìm hiểu đề và ...

Hướng dẫn

1. Tiết trước đã nói tới khái niệm kể chuyên tưởng tượng. Tiết này chủ yếu luyện tập thêm về kể chuyện tưởng tượng. Cụ thể, tiết này giúp em rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn hài cho đề văn kể chuyện tưởng tượng.

2. Dựa vào phần gợi ý tìm hiểu đềlập ý đối với đề bài “Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại trường cũ hiện nay, tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.” (SGK, trang 139), em tiến hành tập fzm ýlập dàn bài cho ba đề bài bổ sung (SGK, trang 140). Em luôn nhớ rằng muốn tìm được ý, cần dựa trên cái nền thực tế (dựa vào những điều có thật) để tưởng tượng, hình dung và sự tưởng tượng, hình dung này phải phù hợp với logic tự nhiên. Trên cơ sở đó, em đi vào giải quyết từng đề văn đã cho.

* Gợi ý

Đề a: Trước hết, cần xác định đồ vật (hoặc con vật) gần gũi, gắn bó với em là đồ vật (con vật) gì.

Ví dụ: cái cặp sách, cây bút, quyển sách giáo khoa, cái đèn bàn trên góc học tập, bộ quần áo em yêu thích, con búp bê,… (hoặc: con mèo nhà em, con cún, chú gà trống, con trâu em thường xuyên chăn dắt,…). Đồ vật, con vật đó đã từng gắn bó với em từ lâu ; giữa em và đồ vật, con vật đó đã nảy sinh tình cảm, đã có những kỉ niệm vui buồn,… Sau đó, em mượn lời đồ vật (con vật), tưởng tượng mình là đồ vật (con vật) ấy, nhìn nhận phát biểu dưới góc độ, với cái nhìn của đồ vật (con vật) về tình cảm đối với “cô chủ”, “cậu chủ”.

Đề b: Đầu tiên, em chọn nhân vật nào trong truyện cổ tích nào (ví dụ: cô Tấm trong truyện Tấm Cám, người em trong truyện Cây khế, anh trai cày trong truyện Cây tre trăm đốt,..,}. Sau đó, em tưởng tượng mình là nhân vật ấy ; nói năng, nhìn nhân theo cách nói, cách nhìn cua nhân vật ấy. Trong một số tình huống của câú chuyện, nhân vật ấy có những suy nghĩ, tình cảra gì, có tâm trạng như thế nào,…

Đề c: Truyện cổ tích nào cũng có phần kết (câu chuyện được kết thúc, sô’ phận các nhân vật được định đoạt, mâu thuẫn được giải quyết,…). Dựa vào tưởng tượng của mình, em thử tìm một cách kết thúc khác cho câu chuyện. Em tự chọn một truyện cổ tích nào đó mà mình thích, rồi tập viết một đoạn kết mới cho truyện ấy.

Mai Thu

0