Cụm động từ
Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG – là một tập hợp từ, gồm động từ chính và một số từ ngữ phụ thuộc đứng trước, đứng sau động từ chính ấy. – Các từ ngữ phụ thuộc đứng trước (phụ ngữ ở phận trước) gồm các loại: các từ chỉ thời gian (đã, đang, sẽ,…) ; chỉ mệnh ...
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
– là một tập hợp từ, gồm động từ chính và một số từ ngữ phụ thuộc đứng trước, đứng sau động từ chính ấy.
– Các từ ngữ phụ thuộc đứng trước (phụ ngữ ở phận trước) gồm các loại: các từ chỉ thời gian (đã, đang, sẽ,…) ; chỉ mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ,…) ; chỉ sự phủ định (không, chưa, chẳng,…) ; chỉ sự đồng nhất, tiếp diễn (cũng, vẫn, cứ, còn,…)… Các từ ngữ này có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho động từ chính.
– Các từ ngữ phụ thuộc đứng sau (phụ ngữ ở phần sau) cũng gồm nhiều loại nhỏ, có tác dụng bổ sung ý nghĩa về đối tượng, thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, phương tiện, cách thức hành động,..
– Như vậy, một tập hợp từ gồm ba phần: phụ ngữ trước + động từ chính + phụ ngữ sau, chính là cụm động từ trong tiếng Việt. Mô hình đầy đủ của cụm động từ là:
Phụ ngữ trước |
Động từ chính |
Phụ ngữ sau |
đã, từng |
chiến đấu |
dũng cảm, ở chiến trường |
vẫn, còn |
học |
trên lớp |
đang |
đọc |
báo, ở thư viện |
– còn được gọi là: ngữ động từ, động, ngữ, nhóm động từ…
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Em đọc từng câu, gạch dưới động từ chính, rồi tìm các từ ngữ phụ thuộc đứng trước, đứng sau động từ chính ấy. Các cụm động từ nằm trong bộ phân vị ngữ của câu. Cụ thể, một số cụm động từ trong các câu như saư:
a) còn đang đùa nghịch ở sau nhà
b) yêu thương Mị Nương hết mực
…
Em tìm tiếp các cụm động từ còn lại.
2. Em kẻ mô hình cụm động từ (gồm 3 cột), rồi điền các cụm động từ tìm được vàơ mô hình. Ví dụ:
Phụ ngữ trưóc |
Động từ chính |
Phụ ngữ sau |
còn đang |
đùa nghịch |
ở sau nhà |
Em điền tiếp các cụm động từ còn lại vào mô hình.
3. Trước hết, em tìm hiểu ý nghĩa của từng từ in đậm: chưa, không (chưa: hành động còn có thể xảy ra; không: hành động không xảy ra). Cách dùng hai từ này cho thấy sự thông minh, nhanh trí của chú bé: Người cha chưa kịp nghĩ ra câu trả lời thì con đã đáp lại (hỏi vặn lại) bằng một câu mà viên quan không thể trả lời được.
4. Trong mục Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản ở sách này có nêu ý nghĩa của truyện Treo biển (trang 98). Tham khảo phần này, em tự viết một đoạn vãn của mình. Viết xong, em gạch dưới các cụm động từ trong đoạn văn ấy. (Chú ý: các cụm động từ thường nằm trong bộ phận vị ngữ của câu).
Mai Thu