Chứng minh câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
Đề bài: Em hãy chứng minh câu tục ngữ “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ” Bài làm Tôn sự trọng đạo luôn là một trong những đạo lý sâu sắc và được xã hội tôn trọng từ biết bao năm nay. Điều đó thể hiện được qua các câu tự ngữ ca dao. Ta như thấy được những câu nới tôn ...
Đề bài: Em hãy chứng minh câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
Bài làm
Tôn sự trọng đạo luôn là một trong những đạo lý sâu sắc và được xã hội tôn trọng từ biết bao năm nay. Điều đó thể hiện được qua các câu tự ngữ ca dao. Ta như thấy được những câu nới tôn vinh người Thầy, đồng thời lại có thể nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy được xem chính là người vạch đường chỉ lối cho mỗi người và có lẽ câu tục ngữ đặc sắc “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” chính là bài học sâu sắc cho chính chúng ta.
Dễ dàng có thể nhận thấy được chính người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã họi tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Có lẽ chính bởi vậy mà vấn đề "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức của con người. Trước tiên ta nên hiểu được “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” có ý nghĩa gì? Khi được chiết tự ra ta như thấy được rằng câu nói diễn ngôn ra đó chính là một chữ cũng là thầy và nửa chữ cũng là thầy. Câu nói như nhấn mạnh vai trò của người thầy trong xã hội rất lớn. Những người thầy là người chèo lái những con thuyền để chở cho các em đến bến bờ của tri thức. Nghề dạy học chính là “nghề cao quý trong tất cả các nghề cao quý”. Con người khi lớn sinh ra phải biết ơn cha mẹ vì đã có công sinh thành nhưng khi lớn lên là phải biết ơn công lao to lớn của những người thầy. Người thầy đã soi đường chỉ lối cho chúng ta biết đâu là điều hay lẽ phải. Giúp cho ta hiểu biết được thế giới xung quanh và được tiếp cận với những kiến thức khoa học.
Người thầy cho dù như thế nào cũng cần phải được coi trọng “một chữ”, “nửa chữ” có thế ý nói là người dạy cho ta một điều nhỏ, một chữ thôi cũng là thầy. Người thầy không phải là cứ phải dạy cho chúng ta thật nhiều kiến thức mới cần được tôn trọng và được coi là thầy. Người thầy chính là những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Bên cạnh những tấm gương, những học trò có ý thức tốt biết tôn trọng thầy cô thì xã hội hiện nay còn có rất nhiều trường hợp không nghe theo lời dạy của thầy cô, đi ngược lại với đạo lý. Thậm chí còn có nhiều bạn vô lễ và có thái độ hành xử đáng bị lên án. Các bạn cho rằng thầy này cô kia chỉ dạy các bạn có một hôm thôi thì đi qua cần gì phải chào, mà có chào cũng làm sao biết được. Lối suy nghĩ sai lệch này dường như đã làm cho các bạn cứ trượt hoài ở văn hóa ứng xử không tốt. Dù thầy cô là người dạy nhiều hay ít, kể cả không dạy mình thì vẫn phải được tôn trọng và luôn có thái độ đáng kính với họ.
Bản thân người giáo viên cũng phải cố gắng hết mình để truyền đạt cho học sinh của mình những kiến thức hay và bổ ích. Việc nói người thầy có vai trò quan trọng để giúp cho xã hội phát triển là một điều hết sức đúng đắn. Bởi họ là người truyền đạt những kiến thức khoa học cho học sinh. Kiến thức của phải luôn được đổi mới mới có thể kích thích sự ham mê học tập của chính các em học sinh. Người thầy luôn phải làm chủ được kiến thức trong lĩnh vực mình nghiên cứu đồng thời am hiểu được tâm lý của học sinh. Luôn cố gắng để vươn đến “nhất tự” chứ không còn phải là “bán tự” nữa. Người thầy khi chiếm lĩnh được kiến thức chắc chắn sẽ được các em học sinh ngưỡng mộ và học tập say mê hơn.
Có lẽ nên vấn đề tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Khi mà đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta chắc chắn cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” cũng là một câu nói hay như muốn nhắc nhở chúng ta phải tôn sư trọng đạo.
Người thầy trong xã hội xưa hay nay thì đều phải được tôn trọng. Tôn sư trọng đạo luôn là vấn đề được đặt ra. Người thầy cũng cần học hỏi thêm để có thể là một tấm gương sáng soi đường chỉ lối cho các em học sinh – thế hệ tương lai của nước nhà.
Hồng Mai
Từ khóa tìm kiếm:
- chứng minh câu tục ngữ nhất tự vi sư bán tự vi sư
- Em hiểu như thế nào về cau noi nhat tu vi su ban tu vi su co hai nghia
- Hãy chứng minh câu tục ngữ Nhất tự vi sư bán tự vi
- nhat tu vi su bantu vi su
- nhất tự vi sư bán tự vi sư
- trình bay cam nghi ve cau nói nhất tự vi sự ban tu vi su