Lượm ngữ văn 6
Cái xắc đựng công văn giấy tờ, cái ca lô (mũ vải) là hai thứ quân trang mà Lượm đã có. Đôi chân và cái đầu chú đội viên thể hiện một con người nhanh nhẹn, hiếu động, hồn nhiên và tinh nghịch. Người đội viên liên lạc phải cần có "cái chân thoăn thoắt" ấy. Qua các từ láy tượng hình: "loắt choắt", ...
Cái xắc đựng công văn giấy tờ, cái ca lô (mũ vải) là hai thứ quân trang mà Lượm đã có. Đôi chân và cái đầu chú đội viên thể hiện một con người nhanh nhẹn, hiếu động, hồn nhiên và tinh nghịch. Người đội viên liên lạc phải cần có "cái chân thoăn thoắt" ấy. Qua các từ láy tượng hình: "loắt choắt", "xinh xinh", "thoăn thoắt", "nghênh nghênh", Tố Hữu đã tạo nên những nét vẽ đẹp làm nổi bật cái thần bức chân dung tinh thần của chú Lượm.
I. ĐỀ LUYỆN TẬP
Đề 1. Giới thiệu xuất xứ, thể thơ, chủ đề của bài "Lượm".
Đề 2. Học thuộc và chép lại đúng, đẹp một khổ thơ có hình ảnh so sánh, một khổ thơ có hình ảnh ẩn dụ trong bài "Lượm" của Tố Ilữu.
Đề 3. Phân tích bức chân dung chú đội viên liên lạc qua bài thơ 'Lượm" của Tố Hữu:
"Ngày Huế đổ máu... Cháu đi xa dần”
(Tố Hữu)
Đề 4. Phát biểu cảm nghĩ về tinh thần chiến đấu quả cảm của chú đội viên liên lạc trong bài thơ "Lượm" của Tố Hữu, Tại sao cuối bài thơ, tác giả lại nhắc lại hình ảnh của Lượm?
Đề 5. Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài thơ "Lượm" của Tố Hữu.
II. BÀI VĂN TỰ LUẬN
Đề 1. Giới thiệu xuất xứ, thể thơ, chủ đề của bài "Lượm".
Bài làm
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Tố Hữu có tập thơ "Việt Bắc”. Bài thơ Lượm được Tố Hữu sáng tác vào năm 1949, sau được đưa in vào tập thơ “Việt Bắc” (1954).
Bài thơ ca ngợi và tiếc thương người chiến sĩ liên lạc của bộ đội thành phố Huế đã dũng cảm trong chiến đấu và hi sinh trong lửa đạn nhũng năm đầu kháng chiến.
Đề 2. Học thuộc và chép lại đúng, đẹp một khổ thơ có hình ảnh so sánh, một khổ thơ có hình ảnh ẩn dụ trong bài "Lượm" của Tố Ilữu.
Bài làm
“Lượm”là bài thơ viết theo thể thơ bốn chữ của Tố Hữu ca ngợi gương hi sinh chiến đấu quả cảm của chú đội viên liên lạc anh hùng trong kháng chiến chống Pháp.
Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp và cảm động.
Khổ thơ có hình ảnh so sánh mà em rất yêu thích:
“Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng".
Đôi má của chú đội viên được tác giả ghi lại bằng biện pháp tu từ ẩn dụ thật dáng yêu:
"Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
Thôi chào đồng chí!
Cháu đi xa dần...”
Đề 5. Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài thơ"Lượm" của Tố Hữu.
Bài làm
Bài thơ "Lượm" của Tố Hữu in trong tập thơ "Việt Bắc". Bài thơ được viết bằng thể thơ 4 chữ, yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố trữ tình một cách hài hòa. Tác giả đã làm sống dậy trong tâm hồn tuổi thơ chúng ta hình ảnh một chú đội viên liên lạc trong kháng chiến chống Pháp: bé nhỏ, nhanh nhẹn, hồn nhiên và vô tư.
1. Mở đầu bài thơ, Tố Hữu nhắc lại một kỉ niệm trong những ngày đầu kháng chiến, "Ngày Huế đổ máu". Phố Hàng Bè là nơi hai chú cháu gặp nhau lần cuối cùng. Khi ấy Lượm đã trở thành một nggười lính thực sự rất đáng yêu:
"Cháu bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch..."
Với Lượm, được đi chiến đấu là "vui", là "thích". Chú là một thiếu niên 'tuổi nhỏ chí cao": "Cháu di liên lạc - Vui lắm chú à - Ớ đồn mang Cá - Thích hơn ở nhà!" Hầu như ai cũng yêu, cũng quý cái cười của chú liên lạc: "Cháu cười híp mí - Má đỏ bồ quân". Lượm hồn nhiên, yêu đời. Lượm thật đáng yêu. Người đội viên liên lạc thành phố Huế anh hùng khác nào con chim chích bé nhỏ, hót ríu ran tung bay trong nắng đẹp; nắng hồng bình minh của bầu trời tự do và cách mạng. Em thích nhất hình ảnh này, câu thơ này:
"Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng".
2. Phần hai bài thơ, tác giả nhắc lại chiến công của chú đội viên liên lạc với tất cả tấm lòng yêu thương, quý trọng, tự hào. Lượm xuất hiện trong một tình huống chiến đấu vô cùng ác liệt:
"Chú đồng chí nhỏ
Bỏ thư vào bao
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo".
Hai chữ "vụt qua"thể hiện quyết tâm chiến đấu, hành động nhanh nhẹn, quả cảm của người chiến sĩ, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Nhiệm vụ chiến đấu là trên hết, trước hết. Không hề chần chừ trước gian nguy, khi khói lửa mịt mù "đạn bay vèo vèo":
"Thưđề thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?"
Câu thơ "Sợ chi hiểm nghèo" đã nêu bật chí quả cảm của Lượm, của những Kim Đồng, Lê Văn Tám, Phạm Ngọc Đa, v.v... mà tuổi thơ chúng ta vô cùng ngưỡng mộ.
Lượm đã anh dũng hi sinh. Chú ngã xuống giữa chiến trường trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên. Trong vần thơ có lời than tiếc thương của Tố Hữu:
"Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chủ đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!"
Các chữ: "nằm", "nắm chặt", "bay" vừa gợi tả lí tưởng chiến đấu cao đẹp vừa thể hiện sự hi sinh thanh thản của người anh hùng dám xả thân vì đất nước quê hương. Có đài tưởng niệm nào đẹp hơn vần thơ này:
"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông”
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng".
Phần cuối bài thơ, tác giả nhắc lại khổ thơ (thứ2, 3) đầu bài thơ, người ta gọi đó là kết cấu "vòng tròn" nhằm khẳng định và ca ngợi anh hùng liệt sĩ Lượm bất tử:
"Chú bé loắt choắt
Cái xăc xinh xinh
... Nhảy trên đường vàng”...
Có một sự thay đổi nhỏ: chữ "cháu" được thay bằng chữ "chú". Lượm đã trở thành con người yêu quý của đất nước quê hương.
"Lượm"là một bài thơ hay. Hình ảnh chú đội viên liên lạc hơn nửa thế kỉ trước vẫn chói ngời tâm hồn em.