31/05/2017, 13:08

Truyện cổ tích là gì?

Truyện cổ tích là một trong những loại truyện cổ dân gian, ra đời khi xã hội đã phân chia giai cấp. Truyện cổ tích hay kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật như: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và có nhiều phép lạ, nhân vật thông minh hoặc ngốc nghếch, nhân vật động vật - người kì lạ,... ...

Truyện cổ tích là một trong những loại truyện cổ dân gian, ra đời khi xã hội đã phân chia giai cấp. Truyện cổ tích hay kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật như: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và có nhiều phép lạ, nhân vật thông minh hoặc ngốc nghếch, nhân vật động vật - người kì lạ,...

 

1. 

Hãy kể tên một số truyện cổ tích mà em biết và thú vị

BÀI LÀM

Truyện cổ tích là một trong những loại truyện cổ dân gian, ra đời khi xã hội đã phân chia giai cấp. Truyện cổ tích hay kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật như: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũngsĩ và có nhiều phép lạ, nhân vật thông minh hoặc ngốc nghếch, nhân vật động vật - người kì lạ,... Truyện cổ tíchthường mang yếu tố hoang đường. Nó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về cái thiện thắng cái ác, cái tốt thay thế cái xấu, ước mơ về ấm no hạnh phúc.

Truyện cổ tích có kết cấu hai loại nhân vật đối lập (thiện/ác), kết thúc có hậu, thấm đượm triết lí dân gian: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, tham thì thâm, thật thà là cha mách qué, v.v...

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam vò cùng phong phú. Những truyện cổ tích như "Tấm Cám", "Sọ Dừa", "Thạch Sanh", "Cây tre trăm đốt", "Cây khế", "Em bé thông minh",... được nhiều người biết và yêu thích.

2. Kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích. Nêu cảm nghĩ của em về truyện cổ tích ấy.

Kể lại truyện “Cây khế”

Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà kia, cha mẹ mất sớm để lại một gia tài nhiều ruộng vườn trâu bò. Người anh tham lam, người em hiền lành, siêng năng. Lấy lí do ai lo phận ấy, người anh chia gia tài. Bao gia tư điền sản, người anh chiếm hết, chỉ cho vợ chồng người em một mảnh vườn có cây khế ngọt và một túp lều.

Hai vợ chồng người em cần cù cuốc đất trồng rau và chăm bón cây khế, kiếm ăn lần hồi. Mùa hè năm ấy, cây khế trĩu quả, chín vàng óng. Hai vợ chồng người em khấp khởi mừng thầm. Bỗng một hôm, có con chim phượng hoàng bay đến. Chim ăn hết quả này đến quả khác. Người vợ từ trong lều chạy ra, nói với chim: "Vợ chồng tôi chỉ có một cây khế, chim ăn hết quả thì biết trông cậy vào đâu...". Thật bất ngờ, chim cất tiếng nói: "Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng".

Theo lời chim dặn, người vợ may cho chồng một cái túi vừa đúng ba gang. Chỉ mấy hôm sau, quả nhiên phượng hoàng lại bay đến, xòe cánh đậu xuống sân. Người em ngồi lên lưng chim, chim cất cánh bay. Vượt qua bao cánh đồng, dòng sông, núi non, biển cả, chim đỗ xuống một hòn đảo lấp lánh bạc vàng, châu báu. Người em nhặt đầy một túi vàng. Chim lại chở người em về tận nhà. Vợ chồng người em trở nên giàu có.

Vợ chồng người anh biết chuyện, xin gạ đổi cho vợ chồng người em tất cả nhà cửa điền sản để lấy mảnh vườn và cây khế ngọt. Vợ chồng người em vui vẻ nhận lời.

Ít lâu sau, phượng hoàng lại bay đến ăn khế. Chim cũng nói với vợ chồng người anh: “Ăn một quả trả cục vàng, mang túi ba gang mang đi mà đựng”. Vốn tham lam, vợ chồng người anh may một cái túi rõ to sáu gang. Chim y hẹn bay đến đưa người anh đến đảo vàng. Anh ta lóa mắt lên, chọn và nhặt nhiều châu báu, lèn chặt vào cái túi sáu gang. Anh leo lên lưng chim; chim phải đập cánh nhiều lần mới bay lên được. Chim gắng sức bay qua biển; túi vàng quá nặng làm nghiêng cánh chim. Bất ngờ, người anh và cả túi vàng rơi tõm xuống biển, chết mất xác...

Cảm nghĩ về truyện “Cây khế”

Truyện "Cây khế" thuộc loại truyện cổ tích thần kì. Hình ảnh con chim phượng hoàng biết nói tiếng người là hình ảnh kì diệu nhất, hấp dẫn nhất. Câu nói của chim, có vần vè như một câu ca. Chỉ nghe một lần là nhớ: "Ăn một quả trà cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng". Cả hai lần chim đều nói đúng như thế, với vợ chồng người em, với vợ chồng người anh, chim đều nói đúng như thế. Chim rất vô tư, khách quan, biết đền ơn đáp nghĩa, đã hai lần, chở người e và người anh đến đảo vàng, thực hiện đúng lời hứa "ăn một quả trả cục vàng". Người em trở nên giàu có, người anh chết mất xác; hậu quả ấy là do người chứ đâu phải tại chim. Lòng tham của con người thì vô độ, mà sức chở của chim thần thì có hạn, chỉ chở được một người kèm theo một túi vàng ba gang. Con chim phượng hoàng trong truyện "Cây khế" là con chim thần, con chim tình nghĩa. Cái túi ba gang mà chim dặn người là một biểu tượng về một lời khuyên kín đáo: phải biết sống và ứng xử hợp lí không được quá tham, quá đà.

Cảnh 1 nói về chuyện chia gia tài. Qua hình ảnh người anh tham lam, nhân dân đã phê phán những sự thật mất hết tình nghĩa anh chị em trong gia đình về chuyện chia gia tài, của cải dễ làm cho con người trở nên xấu xa, thấp hèn. Người em đáng thương bao nhiêu thì người anh đáng chê bấy nhiêu.

Cảnh 2 là chuyện vợ chồng người em gặp chim thần. Cây khế ngọt với quả chín trĩu cành là thành quả lao động của hai vợ chồng người em. Chim phượng hoàng đến ăn khế, hứa "ăn một quả trả cục vàng", đúng như cổ nhân khuyên: "Khi nên Trời giúp công cho"... Vợ chồng người em rất thật thà, tốt bụng. Chim dặn may túi ba gang thì may đúng túi ba gang. Người anh cần đổi cây khế ngọt thì cũng vui lòng ưng thuận. Vì thế, người em mới trở nên giàu có, hạnh phúc. Đúng là “ở hiền gặp lành”triết lí sống của dân gian vô cùng thấm thía.

Cảnh 3 là chuyện người anh đổi cây khế ngọt, gặp chim thần, may túi 6 gang... Chi tiết nào cũng biểu lộ một lòng tham quá đáng. Chim đâu có làm hại ai bao giờ. Chết mất xác bởi cái túi vàng 6 gang quá nặng. Tham thì thâm, đó là bài học ở đời.

Tóm lại, truyện "Cây khế" là một truyện rất hay. Nghe bà kể, hoặc đọc truyện mãi mà ta không chán. Bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin về ở hiền gặp lành, lời răn tham thì thâm càng trở nên sâu sắc với tất cả mọi người.

Trong bài thơ"Đất Nước", Nguyễn Khoa Điềm có viết:

"Cây khế chua có đại bang đến đậu,

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồnq cây dựngcửa

Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa

Thì tin yêu ngay thẳngđón ta vào...".

3. Kể lại một truvện cổ tích mà em đã nghe kể.

Phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích đó.

BÀI LÀM

Cây tre trăm đốt

Ngày xửa ngày xưa, anh Khoai nhà nghèo. Tính nết cần cù, chán thật. Anh đi ở cho một nhà giàu trong vùng. Phú ông vỗ vai Khoai và nói: "Mày làm lụng cho thật giỏi, rồi tao gả cô út cho mày!".Cô út duyên dáng, xinh đẹp lắm! Khoai tưởng ông chủ thực lòng, nên đã ra sức làm lụng gấp năm, gấp mười trước đây. Ba năm sau, cô út càng lớn lên càng xinh đẹp.

Phú ông nuốt lời hứa cũ, gả cô út cho con trai viên cai tổng giàu nứt đố đổ vách. Thấy hai họ đang rục rịch làm lễ cưới, Khoai tìm gặp ông chủ để nói lên nỗi bất bình của mình. Phú ông ha hả cười, nói với anh:

“Anh vào rừng, chặt vê đây một cây tre trăm đốt, àể lùm đũa cưới, thì tao cho mày cưới cô út”

Vốn thật thà quá, Khoai tin ngay lời phú ông hứa. Anh vác dao hăm hở lên rừng đi chặt cây tre trăm đốt. Quá trưa tới chiều, đi hết khu rừng này tới khu rừng nọ, anh chẳng tìm thấy một cây tre trăm đốt nào! Hết leo núi lại lội khe, đói và mệt lả, Khoai tuyệt vọng, ngồi khóc. Chưa bao giờ anh buồn như vậy! Bỗng có một cụ già phúc hậu. râu tóc bạc phơ, tay chống gậy, đến gần Khoai, ân cần hỏi: "Cơ sự làm sao mà con khóc?" Nghe Khoai kể rõ đầu đuôi, cụ già bào anh đi chặt nhanh về một trăm đốt tre. Nhìn đống đốt tre, cụ già khẽ nói: "Khắc nhập! Khắc nhập". Tức thì các đốt tre liên kết thành một cây tre dài trăm đốt. Khoai sung sướng quá, anh nghĩ tới cô út... Cụ già đã biến mất từ bao giờ! Loay hoay mãi vẫn không thể nào đưa cây tre dài ra khỏi rừng, anh lại ngồi xuống khóc. Cụ già lại hiện ra, bảo Khoai nín đi, rồi cụ khẽ đọc: 'Khắc xuất! Khắc xuất!". Cât tre trăm đốt lại rời ra. Cụ khẽ dặn Khoai ghi nhớ câu thần chú và cách dùng cho linh nghiệm! Cụ già lại biến mất. Khoai bó các đốt tre lại, chạy như bay về nhà phú ông.

Khoai không tin mắt mình nữa. Đám cưới cô út với con trai viên chánh tởng đang diễn ra tưng bừng. Khách khứa ra vào ổn ào, tấp nập. Cỗ bàn linh đình! Khoai đặt hai bó tre xuống. Anh biết mình đã bị lừa! Phú ông đến bên Khoai cả cười mà bảo rằng: “Tao cần tre trăm đốt, chứ dâu cần hai bó ống tre? Anh rõ lẩn thẩn! Thôi vào ngồi cỗ đám cưới cô mày!”. Khoai tức lắm, khẽ đọc: “```Khắc nhập! Khắc nhập!”.Tức thì các ống tre dính vào nhau, lão phú ông cũng dính chặt vào cây tre trăm đốt! Vừa đau vừa sợ hãi, lão ta kêu ầm lên. Viên chánh tổng, con trai hắn vội chạy đến, còn lớ ngớ, liền bị Khoai niệm thần chú, cả hai cha con lão lại dính chặt vào cây tre. Càng giẫy càng đau, la khóc om sòm! Quan khách hai họ nhìn thấy khiếp lắm, mạnh ai nấy chạy, bỏ dở cỗ bàn. Cả ba người mới biết Khoai là kẻ kì tài; có phép lạ, vừa khóc vừa van lạy Khoai rối rít. Một số người xúm lại xin Khoai tha cho ba người kia. Khoai ung dung khẽ đọc: “Khắc xuất, khắc xuất!”. Cây tre trăm đốt lại rời ra. Cha con viên cai tổng hú vía, chạy dài.

Phú ông thoát nạn. Lão bẽ mặt và sợ lắm. Lão phải y hẹn cho Khoai cưới cô út.

Phát biểu cảm nghĩ

Truyện "Cây tre trăm đốt" ở phần kết thúc như một màn hài kịch. Phú ông đã giàu lại có cô con gái xinh đẹp. Lão ta là một kẻ tham lam, đê tiện đã dùng con gái làm cái mồi để bóc lột anh trai cày quá thật thà. Chỉ ba năm sau, phú ông đã gả cô út cho con trai viên chánh tổng giàu có. Một lần nữa, lão ta lại đánh lừa Khoai một vố rất đau! Điều kiện cây tre trăm đốt làm đũa cưới mà lão ta đưa ra cho Khoai thực chất là một trò đại bịp. Khoai "hiền quá hóa ngu" nên anh mới tin lời hứa lão chủ. Anh thật đáng thương! Lão phú ông cũng như người nghe kể chuyện cổ tích từ xưa đến nay đều nghĩ rằng chẳng bao giờ anh trai cày thật thà chất phác này lại lấy được cô út!

Thế mà rốt cuộc, anh Khoai đã thắng cuộc. Anh trai cày nghèo khổ, quá chân thật, cần cù chịu khó làm ăn. Cái ước mơ lấy được vợ đẹp, con nhà giàu là một ước mơ đẹp, rất đời! Có lẽ vì thế, anh đã được Tiên ông độ trì? Câu thần chú: "Khắc xuất! Khắc nhập!" đã làm cho truyện "Cây tre trăm dốt" thấm đẫm màu sắc hoang đường, thần kì hấp dẫn.

Qua nhận vật Tiên ông có phép lạ giúp anh Khoai câu thần chú nhiệm mầu, để Khoai vừa vạch trần bộ mặt tham lam xảo trá của phú ông, vừa lấy được vợ đẹp, điều đó thể hiện một triết lí nhân sinh của nhân dân ta: "ở hiền gập lành". Mặt khác, qua cách xử sự của Khoai, ta càng thấy rõ lòng nhân hậu và bao dung độ lượng của con người Việt Nam.

4. Chứng minh rằng:

“Truyện cổ tích dân gian đem dến cho ta những giấc mơ dẹp”.

BÀI LÀM

Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, mang vẻ đẹp nhân văn kì diệu. Là thần thoại, truyền thuyết hay cổ tích, tuy ra đời trong những điều kiện xã hội khác nhau, nhưng tất cả đều phản ánh một cách đậm đà đời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng, giải thích một cách hồn nhiên, chất phác các hiện tượng, nguồn gốc các sự việc quanh ta, ghi lại những thăng trầm, những biến cố lịch sử dân tộc qua bao huyền thoại bi hùng, tráng lệ. Có nhiều truyện cổ dân gian đã nói lên những khát vọng của nhân dân từ những thuở xa xưa về sức mạnh để chiến thắng mọi kẻ thù, ước mơ về ấm no, hạnh phúc.

Đúng như có ý kiến cho rằng: “Truyện cổ dân gian đem đến cho ta những giấc mơ đẹp”.

1.      Trong lúc ngủ, ta thường gặp những giấc mơ. Có giấc mơ dữ dội. Có giấc mơ đẹp. Nằm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch (1942-1943), Bác Hồ đã có lúc mơ:

"Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới,

      Tỉnh ra trong ngục vẫn nằm trơ".

Đó là một giấc mơ đẹp nói lên khát vọng tự do. Đọc truyện cổ dân gian, có lúc ta tưởng mình đang nằm mơ, gặp Thần, Tiên, gặp Bụt, Phật... Những giấc mơ đẹp ấy đối với tuổi thơ chúng ta thật là diệu kì, hạnh phúc. Truyện cổ dân gian như đã chắp cánh cho tâm hồn thơ bé mỗi chúng ta bay lên, được sống trong những khoảnh khắc thần tiên.

Thế giới các vị thần trong thần thoại thật đáng yêu. Ai đã một lần đến thăm núi Kinh Thiên Trụ ở tỉnh Hải Dương, dấu tích của Thần Trụ Trời thuở hỗn mang để lại. Mỗi độ thu về, ngắm bầu trời xanh mênh mông, tôi lại mơ, lại nhớ, lại xôn xao trong lòng câu hát: "Ông Tát Bể - Ông Kể Sao - Ông Đào sỏi – Ông Trồng Cây - Ông Xây Rú - Ông Trụ Trời".

Bạn có còn nhớ câu đồng dao:

"Núi cao sông hãy còn dài,

Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen?"

Lễ vật Sơn Tinh dâng lên vua Hùng sao nhiều và quý hiếm thế? “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao...”là những báu vật đâu dễ tìm, đâu dễ có? Núi Tản Viên cao chót vót ở phía tây kinh thành Thăng Long là dấu tích, là chiến công hóa phép "nâng núi lên" của Sơn Tinh bảo vệ người đẹp, để đánh thắng Thủy Tinh. Sơn Tinh là ước mơ của người xưa muốn có sức mạnh và phép lạ để chiến thắng lũ lụt thiên tai. Sơn Tinh... cũng là giấc mơ đẹp cho em, cho bạn, cho tuổi thơ gần xa:

"Núi Tản như con gà cổ đại

Khổng lồ, mào đỏ thắp bình minh

Mênh mông rọi nắng cho mùa chín

Từ buổi Sơn Tinh thắngThủy Tinh".

(Huy Cận)

2.   Sẽ là bất hạnh biết bao, nếu không được đọc, được nghe kể chuyện cổ? Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe bà kể chuyện cổ tích? Bà và chuyện cổ tích là ngọn nguồn những giấc mơ đẹp tuổi thơ:

"Chuyện con cóc, nàng tiên

Chuyện cô Tấm ở hiền

Thằng Lý Thông ở ác...

Mái tóc bà thì bạc

Con mắt bà thì vui

Bà kể đến muôn đời

Cũng không sao hết chuyện..."

                                                                                    (Xuân Quỳnh)

Chú Sọ Dừa chỉ có mắt, mũi... không chân tay, chi biết lăn lônglốc mà không biết đi. Chú lại biết chăn bò giỏi. Chú tìm đâu ra mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm và một chĩnh vàng cốm đủ làm sính lỗ cưới cô út xinh đẹp con gái phú ông? Sọ Dừa... chàng trai lịch sự... quan Trạng nguyên,.., một sự hóa thân nhiệm màu đã trở thành giấc mơ đẹp của nhân dân, của những con người "nhỏ bé" bất hạnh trong cõi đời.

Con chim phượng hoàng biết nói, rất tình nghĩa với lời hứa: "Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng". Ông tiên râu tóc bạc phơ đã ban cho anh Khoai câu thần chú "Khắc nhập! Khắc xuất!"; Ông Bụt vàđàn chim sẻ, chiếc giày thêu với hình ảnh cô Tấm xinh tươi gặp Hoàng tử ngày hội... tất cả đều trở thành mơ ước tuyệt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay về ấm no hạnh phúc, về một sự đổi đời. Cổ tích thần kì đã nuôi lớn tâm hồn ta bằng bao niềm tin, bao ước mơ đẹp:

"Ta lớn lên bao niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khê chua có đại bàng đến đậu

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta...".

                                                                        ("Đất Nườc" - Nguyễn Khoa Điềm)

3.   Truyện cổ dân gian, nhất là truyền thuyết, với các yếu tố kì diệu, bao sự tích và hình tượng thần kì đã trở thành những bài ca yêu nước tráng lệ đem đến cho ta nhiều giấc mơ đẹp. Cái vươn vai của Thánh Gióng, từ một chú bé lên ba bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Ngựa sắt phun lửa, Gióng vung roi sắt đánh cho lũ giặc Ân tơi bời. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre làm vũ khí quật cho lũ giặc chết như ngả rạ. Đánh tan giặc, Gióng đã bay về trời. Gióng là mơ ước của tuổi thơ Việt Nam ngàn đời:

"Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt,

Mỗi con sômg đều muốn hóa Bạch Đằng".

                                          ("Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" - Chế Lan Viên)

"Sự tích trăm trứng"đã nhập hồn ta từ thuở trong nôi theo lời ru của mẹ. Lưỡi gươm khắc hai chữ "Thuận Thiên" là vật báu của Long Quân cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh. Cái lẫy nỏ thần Kim Quy bắn một phát giết hàng vạn giặc. Triệu Quang Phục chống giặc Lương ở đầm Dạ Trạch được Rồng Vàng tháo móng chân đem cho và dặn: "Cắm lên mũ đầu mâu, sẽ đánh đâu thắng đấy!". Nhờ thế mà Triệu Quang Phục chém được đầu tướng giặc Dương sằn, thu phục lại giang sơn.

Truyền thuyết lịch sử tuy mang yếu tố hoang đường nhưng nó đã diễn tả một cách bay bổng thần kì sức manh Việt Nam, truyền thống yêu nước, anh hùng của đất nước và con người Việt Nam qua những chặng đường lịch sử vẻ vang. Ta lớn lên cùng truyền thuyết. Ta tự hào và yêu thêm đất nước. Một đất nước có “nghìnnúi trăm sông diễm lệ...”.Một đất nước có Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên... oai hùng.

Chúng ta sinh ra và lớn lên dưới trời xanh và hương lúa được nuôi dưỡng bằng tình thương của cha, bằng sữa mẹ, bằng sự dạy bảo của thầy cô giáo. Tiếng đàn bầu, khúc dân ca, câu thơ Kiều của Nguyễn Du... đã trở thành mảnh tâm hồn mỗi chúng ta. Bạn có nghe tiếng gà gáy trên hoang đảo:

"ò... ó... o...

Phải thuyền quan Trạng rước cô tôi về?"

Bạn còn có nhớ câu hát dân gian trong ngày hội Gióng:

“Đứa thì sứt mũi, sứt tai,

Đứa thì chết nhóc bởi gai tre ngà!”?

Thật vậy, truyện cổ dân gian đã đem đến cho ta những giấc mơ đẹp. Ta như nghe tiếng thầm thì của ông cha từ ngàn xưa vọng nói về. Và ta càng yêu thêm truyện cổ. Một quyển sách ước. Một cây bút thần. Cái đàn thần và cái niêu cơm thần... của Thạch Sanh... đã trở thành mơ ước và hành trang trong tâm hồn mỗi em thơ.

Một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh và tài hoa mới có một kho tàng truyện cổ dân gian đậm đà, hấp dẫn thế!

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0