Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Phạm Bân là cụ tổ bên ngoại của Hồ Nguyên Trừng, một thầy thuốc giỏi "có nghề y gia truyền" giữ chức Thái y lệnh dưới thời Trần Anh Vương (1293-1314). Một thầy thuốc có địa vị cao sang, lại còn giàu lòng nhân ái. Ông không tích của mà tích đức, đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt ...
Phạm Bân là cụ tổ bên ngoại của Hồ Nguyên Trừng, một thầy thuốc giỏi "có nghề y gia truyền" giữ chức Thái y lệnh dưới thời Trần Anh Vương (1293-1314). Một thầy thuốc có địa vị cao sang, lại còn giàu lòng nhân ái. Ông không tích của mà tích đức, đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp người tật bệnh cơ khổ ông cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị. Ông không "né tránh" máu mủ dầm dề của bệnh nhân. Bệnh nhân chữa trị "tới khi khỏe mạnh rồi đi", ông không ...
I. ĐỀ LUYỆN TẬP
Đề 1. Kể lại truyện “”.
Đề 2. Kể lại những việc làm tốt đẹp sáng ngời y đức của quan Thái y lệnh Phạm Bân trong truyện "".
Đề 3. Phân tích nhân vật quan Thái y lệnh Phạm Bân trong truyện "”!.
II. BÀI VĂN TỰ LUẬN
Đề 2. Kể lại những việc làm tốt đẹp sáng ngời y đức của quan Thái y lệnh Phạm Bân trong truyện "".
BÀI LÀM
Thái y lệnh cũng như quan ngự y là những thầy thuốc giỏi chuyên chăm sóc sức khỏe cho các bậc vua chúa, trông coi việc chữa bệnh trong cung vua. Phạm Bân quan Thái y lệnh của vua Trần Anh Tông cuối thế kỉ XIII đầu thế kỉ XIV.
Truyện “” rút trong tác phẩm "Nam Ông mộng lực" của Hồ Nguyên Trừng. Truyện ca ngợi quan Thái y lệnh Phạm Bân, một bậc danh y thời Trần chức trọng quyền cao, có cái tâm đẹp sáng ngời y đức.
Hồ Nguyên Trừng đã kể lại một số việc làm tốt đẹp sáng ngời y đức của quan Thái y lệnh Phạm Bân.
Ông không cất giấu vàng bạc trong nhà, mà thường đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo để chữa trị và cấp cơm cháocho những kẻ "tật bệnh cơ khổ". Bệnh nhân dù "dầm dề máu mủ" ông cũng "không hề né tránh". Bệnh nhân đến chữa trị "tới khi khỏe mạnh rồi đi". Trong nhà ông, trên giường không lúc nào "vắng người". Tình thương bệnh nhân, thương người của Phạm Bân thật bao la.
Việc làm tốt đẹp nữa của Phạm Bân là ông đã biến nhà mình thành một bệnh viện làm phúc. Gặp năm đói kém, dịch bệnh ông "dựng thêm nhà" cứu sống được hơn nghìn người, đó là những kẻ "khốn cùng, đói khát và bệnh tật". Ông đã được người đương thời "trọng vọng".
Việc làm tốt đẹp thứ ba của Phạm Bân là ông không phân biệt giàu nghèo, sang hèn lúc chữa bệnh. Bậc quý nhân "bị sốt", ông chữa sau, vì "bệnh đó không gấp" dù nhà vua có triệu đến khám. Bệnh của người đàn bà khác "máu chảy như xối, mặt mày xanh lét", ông "đi ngay" để kịp cứu người; bệnh nhân "quả được cứu sống". Khi nghe Phạm Bân "bày rõ lòng thành", vua Trần Anh Tông đã hết lời khen ngợi: "Người thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi". Thử hỏi: có phần thưởng nào to lớn hơn, trọng vọng hơn?
Phạm Bân đã "trồng cây đức cho con cháu". Vì thế con cháu ông có tới hai, ba người làm quan lương y đến hàm ngũ phẩm, tứ phẩm, được người đời khen ngợi "không để sa sút nghiệp nhà".
Đề 3. Phân tích nhân vật quan Thái y lệnh Phạm Bân trong truyện "”!.
BÀI LÀM
Tác giả của 'Nam Ông mộng lục" là Hồ Nguyên Trừng, hiện còn 28 thiên, mỗi thiên là một truyện nói về việc cũ của quê hương đất nước mình, kí thác nỗi sầu xa xứ qua những hồi ức của người đang sống nơi đất khách quê người. Có một số thiên mang yếu tố li kì như những truyền kì, thần thoại. Có một số thiên gần như những "thi thoại" khá lí thú. Tất cả sự việc, cảnh vật và con người được tác giả nhớ đến là sự thấp thoáng một số nét về xã hội, lịch sử, văn hóa thời Lý - Trần.
Thiên thứ 8, nhan đề chữ Hán là “Y thiện dụng tâm” () kể chuyện Phạm Bân, một thầy thuốc giỏi, qua đó ca ngợi y đức, kín đáo biểu lộ niềm tự hào về ông cha, tổ tiên mình.
1. Phạm Bân là cụ tổ bên ngoại của Hồ Nguyên Trừng, một thầy thuốc giỏi "có nghề y gia truyền" giữ chức Thái y lệnh dưới thời Trần Anh Vương (1293-1314). Một thầy thuốc có địa vị cao sang, lại còn giàu lòng nhân ái. Ông không tích của mà tích đức, đã đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo. Gặp người tật bệnh cơ khổ ông cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị. Ông không "né tránh" máu mủ dầm dề của bệnh nhân. Bệnh nhân chữa trị "tới khi khỏe mạnh rồi đi", ông không lấy tiền. Trong "Ngư tiều y thuật vấn đáp", ta cũng bắt gặp một cụ lương y cao đẹp như thế; cụ đã nói:
"Đứa ăn mày cũng trời sinh,
Bệnh còn cứu đặng, thuốc dành cho không".
(Nguyễn Đình Chiểu)
Những năm đói kém dịch bệnh nổi lên, Phạm Bân còn "dựng thêm nhà" đón những kẻ "khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở". Ông đã cứu chữa được hơn ngàn người. Nhà ông đã trở thành một bệnh viện làm phúc. Quan Thái y không làm giàu mà chỉ làm phúc. Y đức của ông tỏa sáng, cho nên "ngài được người đương thời trọng vọng". Tác giả nêu lên một số sự việc rất điển hình để làm nổi bật "y thiện dụng tâm" của Phạm Bân với bao tự hào ngợi ca.
2. Truyện "" có một tình huống gay cấn, đầy xung đột giữa tâm đức và danh lợi, giữa cái sống và cái chết, giữa an và nguy. Qua đó, tính cách, nhân cách, bản lĩnh xử thế của người thầy thuốc được tỏ rõ. Cùng một lúc có hai bệnh nhân. Người đàn bà thì "nguy kịch máu chảy như xối, mặt mày xanh lét". Còn bệnh thứ hai là bậc quý nhân trong cung đang "bi sốt". Một bên là "người đến gõ cửa mời gấp", một bên là "vương triệu đến khám". Đã mấy ai dám trái lệnh vua? Phạm Bân đã có một cách ứng xử rất đẹp. Ông đã "đi ngay" đến cứu bệnh nhân khi "mệnh sống.. chỉ ở trong khoảnh khắc", còn bệnh của quý nhân thì "không gấp", sẽ đến vương phủ sau: "Tôi hãy cứu họ trước, lát nữa sẽ đến vương phủ". Cứu mệnh sống cho con bệnh nguy kịch là trên hết, trước hết. Phạm Bân đã ứng xử như vậy, cho dù "phận làm tôi" không trọn vẹn, có thể nguy hiểm đến tính mệnh mình. Câu đối đáp của quan Thái y lệnh với quan Trung sứ đã thể hiện tầm vóc cao đẹp của một vị danh y. Trái lệnh vua là tội lớn: “Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào”. Thật là dũng cảm, giàu đức hi sinh. Có tâm đức, giàu y đức mới có sự lựa chọn vô cùng dũng cảm và đầy tình người, như ông nói: "Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu". Ông nói lên niềm tin về sự anh minh của đức vua: “Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng may ra thoát”. Vì trái lệnh vua triệu, ông dũng cảm nhận: “Tội tôi xin chịu”. Qua đó, ta thấy Phạm Bân đã có “một tấm lòng”cao cả khi đứng trước sự lựa chọn giữa y đức và danh lợi, giữa mệnh sống bệnh nhân và sự nguy hiểm có thể chết đối với bản thân mình. Câu nói của Phạm Bân vừa có lí vừa có tình, rất nhân bản, tỏa sáng một nhân cách cao quý. Có phần thưởng nào to lớn hơn khi Phạm Bân được Trần Anh Vương ngợi khen: "Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức...".
Phạm Bân là hình ảnh tuyệt đẹp về người thầy thuốc giàu tình thương người, tỏa sáng tâm đức, y đức, để lại bao kính yêu và ngưỡng mộ trong lòng ta. Lương y như từ mẫu. Cùng với các bậc đại danh y như Tuệ Tĩnh, Lãn Ông Lê Hữu Trác..., nhân vật Phạm Bân, tên tuổi và công đức của họ sống mãi trong thời gian và lòng người. “” là một truyện giản dị mà hấp dẫn, chứa chan tình người, nêu cao đạo đức của người thầy thuốc chân chính.
III. BÀI ĐỌC THAM KHẢO
Loại truyện văn xuôi chữ Hán thời trung đại “có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn”. Em hãy phân tích truyện"Con hổ có nghĩa" và "" để làm sáng tỏ nhận xét trên.
BÀI LÀM
Thời trung đại Việt Nam thường được tính từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX.
Loại truyện văn xuôi chữ Hán thời trung đại có nội dung phong phú, có lối viết đa dạng. Có tác phẩm ghi chép những truyện truyền kì được lưu truyền trong dân gian. Có tác phẩm gần với kí (ghi chép sự việc), với sử (ghi chép chuyện thật). Cũng có tác phẩm hư cấu, giàu yếu tố tưởng tượng nghệ thuật. Cốt truyện hầu hết đơn giản, ngắn gọn; nội dung thường mang tính chất giáo huấn.
Truyện “Con hổ có nghĩa” và “” tiêu biểu cho nội dung và hình thức nghệ thuật của loại truyện văn xuôi chữ Hán thời trung đại. Tính chất giáo huấn in đậm trong hai truyện ngắn này.
Giáo huấnnghĩa là lời dạy bảo của các bậc cha anh. Giáo huấn về đạo làm người, cách ăn ở hiền lành, sống có tình có nghĩa thuỷ chung, coi trọng chữ tín trong ứng xử, biết yêu thương giúp đỡ đồng loại trong hoạn nạn, thương người như thể thương thân, v.v... Giáo huấn mà không khô khan, vì truyện nào cũng chân thực, cảm động, thấm đẫm tình người, lay động sâu xa tâm hồn người đọc.
1. Truyện "Con hổ cỏ nghĩa" rút trong tác phẩm “Lan trì kiến văn lục” của Vũ Trinh. Truyện có hai phần, bố cục ngắn gọn, chặt chẽ, chủ đề thống nhất. Phần thứ nhất kể chuyện bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều đang đêm bị hổ “bắt”, “cõng bà” đưa về hang. Lúc đầu bà “run sợ không dám nhúc nhích”, nhưng với linh cảm và kinh nghiệm của một bà đỡ giỏi, giàu tình nhân ái, bà biết mình phải làm gì. Trước cử chỉ, hổ đực “cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt”,bà nhìn bụng hổ cái “có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp đẻ”.Vượt qua sự sợ hãi ban đầu, bà đỡ Trần đã lấy thuốc mang sẵn trong túi, hòa với nước suối cho hổ cái uống, “lại xoa bóp bụng hổ”.Cứ chỉ ấy cho thấy bà đỡ Trần có một trái tim nhân ái mênh mông. Nhờ bà mà hổ cái mẹ tròn con vuông, hổ đực được “mừng rỡ đùa giỡn với con”.Chi tiết hổ đực lấy tay đào lên một cục bạc hơn mười lạng tặng ân nhân mình thật giàu ý nghĩa. Sự đền ơn đáp nghĩa của vợ chồng con hổ đối với bà đỡ Trần ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.
Phần thứ hai kể chuyện bác tiều phu ở Lạng Giang “dám cả gan thò tay vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay”.Hổ như nghe được tiếng người. Đang đau đớn quằn quại vì bị hóc xương, nhưng khi nghe bác tiều kêu lên:“Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”thì nó “nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều ra dáng cầu cứu". Nó cảm nhận được bác tiều phu đang đến cứu giúp nó. Khi chiếc xương bò to mắc ở cổ họng được bác tiều phu lấy ra, con hổ “liếm mép” nhìn bác tiều “rồi bỏ đi”. Cái nhìn ấy là để ghi nhớ hình ảnh ân nhân của mình. Câu nói của bác tiều: "Nhà taởthôn mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé"tưởng chỉ là một câu nói vui, vô tư. Một con nai đem đến bỏ ngoài cửa nhà bác tiều. Lúc bác tiều mất, con hổ trán trắng từ rừng xanh ra “dụi đầu vào quan tài”... Lúc thì con dê, lúc thì con lợn được hổ đưa đến mỗi dịp vào ngày giỗ bác tiều. Hơn mười năm sau và mãi mãi sau này con hổ ấy vẫn làm đúng như thế. Nó là một con hổ có nghĩa.
Truyện “Con hổ có nghĩa” rất thực, rất xúc động. Tính chất giáo huấn toát ra là bài học đền ơn đáp nghĩa, là cách sống tình nghĩa thuỷ chung. Bà đỡ Trần, bác tiều phu ở Lạng Giang đã làm ơn, làm phúc, đem tình thương yêu mà hết lòng cứu người, cứu vật. Có giàu lòng nhân ái mới có cử chỉ, hành động cao đẹp như thế.
2. Nhân dân ta có câu: “Lương y như từ mẫu” ca ngợi những thầy thuốc giàu y đức. Nhân vật Phạm Bân, quan Thái y lệnh của Trần Anh Vương trong truyện “” là một lương y được người đương thời trọng vọng. Lúc thì đem hết của cải trong nhà mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo cấp cơm cháo, chữa trị kẻ bệnh tật cơ khổ. Lúc thì dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng và bệnh tật đến ở, cứu sống hơn ngàn người. Dù bệnh nhân “dầm dề máu mủ” ngài cũng không hề né tránh. Gặp nhũng năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, nhà của Phạm Bân như một bệnh viện làm phúc, "bệnh nhân đến chữa tới khi khỏe mạnh rồi đi".
Quan Thái y lệnh lúc nào cũng lấy phương châm trị bệnh cứu người làm trọng. Danh lợi cụ cũng chẳng màng. Kẻ quyền quý giàu sang, người dân đen nghèo khổ, ai có bệnh, cụ đều thương, đều hết lòng cứu giúp, không hề phân biệt đối xử. Người đàn bà bị bệnh nguy kịch “máu chảy như xối”, một bậc quý nhân trong cung “bị sốt”, “vương triệu đến khám” nhưng Phạm Bân đã có một cách ứng xử đầy tình người: “Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu”... “Tôi hãy cứu họ trước, lát nữa sẽ đến vương phủ”.Quả nhiên, người đàn bà “máu chảy như xối”ấy được cứu sống. Khi nghe quan Thái y lệnh tâu bày, nhà vua đã hết lời khen ngợi:
- Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.
Tính giáo huấn thấm sâu, tỏa rộng trong truyện “” là bài học về danh lợi và tình thương yêu con người, con người đau khổ hoạn nạn. Cách sống, lối ứng xử và tài trị bệnh cứu người của quan Thái y lệnh Phạm Bân mãi mãi là bài ca tình nghĩa ở đời.
Nguyễn Trãi có câu thơ: “Tích đức cho con hơn tích của - Đua lành cũng thế mựa đua khôn” (“Tự thán” - 41). Phạm Bân đã "tích đức” cho nên con cháu cụ làm quan lương y đến hàm ngũ phẩm, tứ phẩm có tới hai, ba vị, được người đời khen ngợi "họ không để sa sút nghiệp nhà".
Qua các tác phẩm đã phân tích, ta càng thấy rõ tính giáo huấn tỏa sáng truyện văn xuôi chữ Hán thời trung đại. Hơn bao giờ, bài học về đạo làm người càng trở nên thấm thía.