Kể chuyện người học trò và con hổ ngữ văn 6
Cũng như con người, có kẻ lành người dữ, có kẻ xấu người tốt; thế giới hổ háo cũng vậy. Các em đãhọc bài Con hổ có nghĩa; các em đọc tiếp truyện Người học trò và con Hổ này. Đây là một truyện ngụ ngôn rất lí thú. Người học tròthì hiền lành nhân hậu. Con Hổ là hình ảnh những kẻ độc ác, bất nhân, bất ...
Cũng như con người, có kẻ lành người dữ, có kẻ xấu người tốt; thế giới hổ háo cũng vậy. Các em đãhọc bài Con hổ có nghĩa; các em đọc tiếp truyện Người học trò và con Hổ này. Đây là một truyện ngụ ngôn rất lí thú. Người học tròthì hiền lành nhân hậu. Con Hổ là hình ảnh những kẻ độc ác, bất nhân, bất nghĩa, lòng dạ phản trắc rất ghê tởm. Thần Núi tượng trưng cho thần công lí. Vậy, bài học luân lí của truyện ngụ ngôn Người học trò và con Hổ là gì?
Ngày xưa, có một người học trò hiền lành vào rừng hái lá thuốc. Một hôm, anh vừa đến khu rừng nọ, bỗng nhìn thấy một con hổ bị sập bẫy, đang quằn quại. Chợt nhìn thấy người, Hổ cất tiếng năn nỉ:
- Cậu ơi! Cậu rủ lòng thương, cậu ra tay cứu tôi.
Anh học trò ngạc nhiên lắm, nghĩ bụng: "Sao hổ biết nói tiếng người ?". Anh còn phân vân thì lại nghe Hổ ân cần, tha thiết:
- Cậu cứu tôi, tôi không bao giờ quên công ơn trời bể của cậu. Rừng lắm thú dữ. Tôi là chúa sơn lâm, tôi sẽ bảo vệ cậu, quyết không cho bất cứ kẻ nào động tới chân lông cậu. Tôi xin hứa... tôi xin thề!...
Người học trò hỏi lại:
- Nhưng nếu được tháo bẫy, Hổ vồ ta thì sao!
Hổ lại thiết tha thề thốt. Nước mắt chảy ra ròng ròng. Người học trò cảm động, kéo cần bẫy lên. Hổ nhanh nhẹn chui ra ngay. Nó uốn lưng, cặp mắt sáng quắc, gầm lên một tiếng rung chuyển suối rừng. Giật mình, người học trò khẽ phàn nàn:
- Chao ôi! Ngươi hét to quá làm ta inh tai nhức óc.
Hổ trở mặt, vặc lại:
- Chỉ gầm thôi à? Tao còn muốn ăn thịt mày đây!
Người học trò tái mặt. Nhưng anh vẫn lên tiếng trách móc:
- Nhà ngươi vừa giao ước và thề thốt với ta sao lại nuốt lời?
Hổ gầm lên. Cặp mắt như hai cục than hồng:
- Tao còn đói đây! Mấy ngày rồi, tao chẳng có miếng nào bỏ vào bụng. Tao không còn sức để về hang. Thôi, mày phải nạp mạng!
Mãnh Hổ gầm lên, xốc tới. Bất ngờ Thần Núi hiện ra. Râu tóc bạc phơ. Tay cầm cành lá phe phẩy.
Thần nạt lớn:
- Hai đứa chúng mày làm gì mà cãi nhau ồn ào ở đây! Ai phải ai trái hãy nói ngay cho ta rõ, ta sẽ phán xét!
Người học trò kể lại đầu đuôi câu chuyện đã xãy ra. Nhưng con Hổ cũng chỉ vào cái bẫy mà cãi lại:
- Làm gì có chuyện đó. Tôi đang nằm ngủ ngon lành trong bẫy thì hắn ở đâu đến quấy nhiễu tôi,muốn hãm hại tôi. Tôi phải ăn thịt nó để trá thù, để cho bõ tức!
Thần Núi nghiêm giọng phán bảo:
- Đúng! Ngươi có quyền trả thù kẻ đã xâm phạm tới nơi ăn chốn ở của mình. Nhưng ta không tin rằng nhà ngươi đã trú ngụ nơi chật hẹp ấy! Cả hai hãy trở về nguyên vị trí cũ ta xem!
Hổ tin mình thắng thế, hí hửng chui vào bẫy. Thần Núi vội hạ cần bẫy xuống và mắng Hổ:
- Đồ khốn kiếp! Mày là kẻ bội ước,bội nghĩa. Được người ta cứu giúp mà mày lại lấy oán trả ân à? Giờ thì mày đừng có mong ai cứu nữa.
Quay sang phía anh học trò, Thần nhẹ nhàng khuyên bảo:
- Anh là người giàu đức nhân hậu. Nhưng không nên, không được đem lòng nhân hậu trao cho những kẻ độc ác trongcõi đời! Phải nhớ lấy...
* Gợi ý cảm nhận:
Cũng như con người, có kẻ lành người dữ, có kẻ xấu người tốt; thế giới hổ háo cũng vậy. Các em đãhọc bài "Con hổ có nghĩa"; các em đọc tiếp truyện "Người học trò và con Hổ" này. Đây là một truyện ngụ ngôn rất lí thú. Người học tròthì hiền lành nhân hậu. Con Hổ là hình ảnh những kẻ độc ác, bất nhân, bất nghĩa, lòng dạ phản trắc rất ghê tởm. Thần Núi tượng trưng cho thần công lí. Vậy, bài học luân lí của truyện ngụ ngôn "Người học trò và conHổ" là gì?