Thông tin

Số điện thoại

Email

Website

Địa chỉ

Lê Trung Đình

Lê Trung Đình (1857-1885) hiệu Long Cang, là một chí sĩ yêu nước đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa kháng chiến chống Pháp ở Quảng Ngãi trong phong trào Cần Vương. Ông người làng Phú Nhơn, huyện Bình Sơn (nay là phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Lê Trung Đình là con thứ 6 trong một gia đình gồm 10 người con. Cha ông là Lê Trung Lượng, thi đỗ cử nhân năm 1852 tại Bình Định, nổi tiếng thanh liêm và cương trực, từng giữ chức Án sát Bình Thuận dưới triều Tự Đức. Sinh ra trong một gia đình khoa bảng, có tư chất thông minh, được giảng dạy chu đáo, nên 15 tuổi ông đã làu thông kinh sử và nổi tiếng về tài năng văn chương, thi đỗ cử nhân tại trường thi hương ở Bình Định năm 1884. Sinh trưởng và thi đỗ trong lúc vận nước đen tối: bên ngoài thực dân Pháp xâm chiếm đất đai, bên trong triều đình rối ren, loạn lạc ở nhiều nơi... ông không ra làm quan mà âm thầm chuẩn bị lực lượng ứng nghĩa. Cùng với các sĩ phu trong tỉnh, Lê Trung Đình bí mật lập Nghĩa hội, tổ chức hai đội quân là Đoạn Kiệt và hương binh, đồng thời ráo riết xây dựng chiến khu ở Tuyền Tung (huyện Bình Sơn) chuẩn bị đối phó với quân Pháp xâm lược. Sau đó, nhận lệnh Tham biện sơn phòng Nghĩa Định là Nguyễn Duy Cung, ông cùng Nguyễn Bá Loan ra Huế gặp người đứng đầu phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết để nhận lệnh phối hợp hành động, và Lê Trung Đình được cử làm Chính quản hương binh. Ngày 5 tháng 7 năm 1885, cuộc phản công của phe chủ chiến ở Kinh thành Huế thất bại, Phụ chính Tôn Thất Thuyết phải phò vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, xuống dụ Cần Vương (13 tháng 7 năm 1885). Nhận được dụ, Lê Trung Đình cùng với các cộng sự là Nguyễn Tự Tân, Nguyễn Bá Loan, Nguyễn Tấn Kỳ... kéo đến đòi các quan lại đầu tỉnh cấp vũ khí, lương thực để chống Pháp, nhưng quyền Bố chính Lê Duy Thuỵ và quyền Án sát Nguyễn Văn Dụ từ chối. Ngay trong đêm ấy, các ông tập hợp khoảng ba ngàn hương binh tại khu vực bãi sông Trà Khúc (phía tả ngạn, trước đền Văn Thánh). Sau khi làm lễ tế cờ, cả đoàn quân nhanh chóng vượt sông, tấn công tỉnh thành Quảng Ngãi. Được sự hỗ trợ của quân nội ứng, hương binh Quảng Ngãi nhanh chóng đánh chiếm tỉnh thành, bắt giữ các quan lại, thả tù phạm, thu ấn triện, binh khí và tiền lương...rồi phát động phong trào Cần Vương trong toàn tỉnh. Nghĩa quân làm chủ tỉnh thành được một hai hôm, vào ngày 16 tháng 7 năm 1885, quyền Tiễu Phủ sứ Sơn phòng Nghĩa Định bấy giờ là Nguyễn Thân (trước theo Nghĩa hội Quảng Ngãi, sau theo Pháp) cùng Đề đốc Đinh Hội đem khoảng 900 biền binh tiến về tỉnh thành mở cuộc vây đánh. Sau khi quân triều giết chết Nguyễn Tự Tân và sáu viên chỉ huy khác, thì bắt được Lê Trung Đình. Dụ hàng không thành, ngày 23 tháng 7 năm 1885, Lê Trung Đình bị triều đình thân Pháp đem ra xử chém tại góc phía Bắc thành Quảng Ngãi. Lê Trung Đình (1857-1885) hiệu Long Cang, là một chí sĩ yêu nước đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa kháng chiến chống Pháp ở Quảng Ngãi trong phong trào Cần Vương. Ông người làng Phú Nhơn, huyện Bình Sơn (nay là phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Lê Trung Đình là con thứ 6 trong một gia đình gồm 10 người con. Cha ông là Lê Trung Lượng, thi đỗ cử nhân năm 1852 tại Bình Định, nổi tiếng thanh liêm và cương trực, từng giữ chức Án sát Bình Thuận dưới triều Tự Đức. Sinh ra trong một gia đình khoa bảng, có tư chất thông minh, được giảng dạy chu đáo, nên 15 tuổi ông đã làu thông kinh sử và nổi tiếng về tài năng văn chương, thi đỗ cử nhân tại trường thi hương ở Bình Định năm 1884. Sinh trưởng và thi đỗ trong lúc vận nước đen tối: bên ngoài thực dân Pháp xâm chiếm đất đai…

Lê Trung Đình (1857-1885) hiệu Long Cang, là một chí sĩ yêu nước đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa kháng chiến chống Pháp ở Quảng Ngãi trong phong trào Cần Vương. Ông người làng Phú Nhơn, huyện Bình Sơn (nay là phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Lê Trung Đình là con thứ 6 trong một gia đình gồm 10 người con. Cha ông là Lê Trung Lượng, thi đỗ cử nhân năm 1852 tại Bình Định, nổi tiếng thanh liêm và cương trực, từng giữ chức Án sát Bình Thuận dưới triều Tự Đức. Sinh ra trong một gia đình khoa bảng, có tư chất thông minh, được giảng dạy chu đáo, nên 15 tuổi ông đã làu thông kinh sử và nổi tiếng về tài năng văn chương, thi đỗ cử nhân tại trường thi hương ở Bình Định năm 1884.

Sinh trưởng và thi đỗ trong lúc vận nước đen tối: bên ngoài thực dân Pháp xâm chiếm đất đai, bên trong triều đình rối ren, loạn lạc ở nhiều nơi... ông không ra làm quan mà âm thầm chuẩn bị lực lượng ứng nghĩa. Cùng với các sĩ phu trong tỉnh, Lê Trung Đình bí mật lập Nghĩa hội, tổ chức hai đội quân là Đoạn Kiệt và hương binh, đồng thời ráo riết xây dựng chiến khu ở Tuyền Tung (huyện Bình Sơn) chuẩn bị đối phó với quân Pháp xâm lược. Sau đó, nhận lệnh Tham biện sơn phòng Nghĩa Định là Nguyễn Duy Cung, ông cùng Nguyễn Bá Loan ra Huế gặp người đứng đầu phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết để nhận lệnh phối hợp hành động, và Lê Trung Đình được cử làm Chính quản hương binh.

Ngày 5 tháng 7 năm 1885, cuộc phản công của phe chủ chiến ở Kinh thành Huế thất bại, Phụ chính Tôn Thất Thuyết phải phò vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, xuống dụ Cần Vương (13 tháng 7 năm 1885). Nhận được dụ, Lê Trung Đình cùng với các cộng sự là Nguyễn Tự Tân, Nguyễn Bá Loan, Nguyễn Tấn Kỳ... kéo đến đòi các quan lại đầu tỉnh cấp vũ khí, lương thực để chống Pháp, nhưng quyền Bố chính Lê Duy Thuỵ và quyền Án sát Nguyễn Văn Dụ từ chối.

Ngay trong đêm ấy, các ông tập hợp khoảng ba ngàn hương binh tại khu vực bãi sông Trà Khúc (phía tả ngạn, trước đền Văn Thánh). Sau khi làm lễ tế cờ, cả đoàn quân nhanh chóng vượt sông, tấn công tỉnh thành Quảng Ngãi. Được sự hỗ trợ của quân nội ứng, hương binh Quảng Ngãi nhanh chóng đánh chiếm tỉnh thành, bắt giữ các quan lại, thả tù phạm, thu ấn triện, binh khí và tiền lương...rồi phát động phong trào Cần Vương trong toàn tỉnh. Nghĩa quân làm chủ tỉnh thành được một hai hôm, vào ngày 16 tháng 7 năm 1885, quyền Tiễu Phủ sứ Sơn phòng Nghĩa Định bấy giờ là Nguyễn Thân (trước theo Nghĩa hội Quảng Ngãi, sau theo Pháp) cùng Đề đốc Đinh Hội đem khoảng 900 biền binh tiến về tỉnh thành mở cuộc vây đánh.

Sau khi quân triều giết chết Nguyễn Tự Tân và sáu viên chỉ huy khác, thì bắt được Lê Trung Đình. Dụ hàng không thành, ngày 23 tháng 7 năm 1885, Lê Trung Đình bị triều đình thân Pháp đem ra xử chém tại góc phía Bắc thành Quảng Ngãi.
Lê Trung Đình (1857-1885) hiệu Long Cang, là một chí sĩ yêu nước đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa kháng chiến chống Pháp ở Quảng Ngãi trong phong trào Cần Vương. Ông người làng Phú Nhơn, huyện Bình Sơn (nay là phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Lê Trung Đình là con thứ 6 trong một gia đình gồm 10 người con. Cha ông là Lê Trung Lượng, thi đỗ cử nhân năm 1852 tại Bình Định, nổi tiếng thanh liêm và cương trực, từng giữ chức Án sát Bình Thuận dưới triều Tự Đức. Sinh ra trong một gia đình khoa bảng, có tư chất thông minh, được giảng dạy chu đáo, nên 15 tuổi ông đã làu thông kinh sử và nổi tiếng về tài năng văn chương, thi đỗ cử nhân tại trường thi hương ở Bình Định năm 1884.

Sinh trưởng và thi đỗ trong lúc vận nước đen tối: bên ngoài thực dân Pháp xâm chiếm đất đai…
Bài liên quan

Phan Kính 潘敬

Phan Kính 潘敬 (1715-1761) tự là Dĩ Trực 以直, người xã Lai Thạch huyện La Sơn (nay thuộc xã Song Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh). Ông là danh sĩ dưới triều vua Lê Hiển Tông. Ông từng giữ các chức quan như Mậu lâm Tá lang, Tuyên úy Phó sứ đi kinh lý Nghệ An, Đông các Đại học sĩ, Đốc đồng Thanh Hoa, Đốc ...

Lê Ngô Cát 黎吳吉

Lê Ngô Cát 黎吳吉 (1827-1875) sinh ở làng Hương Lang, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông, đỗ cử nhân năm 1848, giữ chức biên tu ở Quốc sử quán. Không thấy Lê Ngô Cát để lại tác phẩm gì ngoài Quốc sử diễn ca . Nhân sáng kiến của một người học trò tỉnh Bắc Ninh dâng quyển Sử ký quốc ngữ ca, Tự Đức muốn có một ...

Phạm Thận Duật 范慎遹

Phạm Thận Duật 范慎遹 (1825-1885) là danh thần đời Tự Đức, tự Quan Thành 觀成, quê ở xã Côi Trì, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, nay là huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Năm Nhâm Tý (1852), ông đỗ cử nhân, từng làm Thượng thư bộ Hộ, kiêm quản Quốc tử giám. Năm Tân Dậu (1881), ông được cử làm Phó tổng tài ...

Phan Thúc Trực 潘叔直

Phan Thúc Trực 潘叔直 (1808-1852) nguyên tên Dưỡng Hạo 養浩, sau mới đổi lại thành Thúc Trực, hiệu là Cẩm Đình 錦亭, Hiên Đỉnh 軒鼎, người xã Vân Trụ, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Phan Thúc Trực thi đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ tam danh (Thám hoa) năm Đinh Mùi, niên hiệu Thiệu Trị 7 (1847), đời vua ...

Trần Ngọc Lầu

Thường ở miền Nam người ta chỉ nghe danh hai vị thủ khoa trường thi Hương, Gia Ðịnh là Nguyễn Hữu Huân và Bùi Hữu Nghĩa, nhưng ít ai biết rằng ở Vĩnh Long có một vị thủ khoa: Trần Xuân Sanh. Ông là thân phụ của nữ sĩ Trần Ngọc Lầu (1863-1937), hay Trần thị Ngọc Lầu, dân chúng quen gọi cô Hai Lầu. ...

Thân Nhân Trung 申仁忠

Thân Nhân Trung 申仁忠 (1419-1499), tự Hậu Phủ 厚甫, người xã Yên Ninh (tục gọi là làng Nếnh), huyện Yên Dũng, trấn Kinh Bắc (nay là thôn Yên Ninh, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Ngay từ nhỏ, Thân Nhân Trung đã được gia đình cho đi học để theo nghiệp khoa hoạn. Năm Quang Thuận thứ 10 ...

Nguyễn Phúc Ưng Bình 阮福膺苹, Thúc Giạ Thị

Nguyễn Phúc Ưng Bình 阮福膺苹 (1877-1961) hiệu Thúc Giạ Thị 菽野氏 sinh ngày 9-3-1877 tại Vỹ Dạ, là con cụ Hiệp tá Nguyễn Phúc Hồng Thiết và bà Nguyễn Thị Huệ, cũng thông thạo chữ Hán, có những bài thơ truyền tụng: Nhớ quê , Thượng cầm hạ thú , Xuất gia ... Ông là cháu nội Tuy Lý Vương. Ông tốt nghiệp ...

Trình Thuấn Du 程舜俞, Trần Thuấn Du, 陳舜俞

Trình Thuấn Du 程舜俞 (1402-1481) vốn họ Trần 陳 nhưng vì tránh tên huý của mẹ vua Lê Thái Tông nên đổi họ là Trình. Ông hiệu Mật Liêu, người xã Tân Đội, huyện Duy Tiên (nay là xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên), tỉnh Hà Nam. Ông đỗ khoa Minh Kính năm Thuận Thiên thứ 2 đời Lê Thái Tổ (1429) từng đi sứ Minh, ...

Hà Tông Quyền 何宗權

Hà Tông Quyền 何宗權 (1798-1839) tự Tốn Phủ 巽甫, hiệu Phương Trạch 芳澤, Hải Ông 海翁, người xã Cát Động, huyện Thanh Oai, Hà Đông, đỗ tiến sĩ năm Minh Mệnh thứ hai (1822), làm quan đến chức Lại bộ tham tri, sau bị khiển trách, phải xuất dương đi sang Giang Lưu Ba (quần đảo Nam Dương, nay thuộc Indonesia). ...

Khiếu Năng Tĩnh 叫能靜

Khiếu Năng Tĩnh 叫能靜 (1835-1915) tự Giá Sơn 蔗山, quê xã Chân Mỹ, tổng Tử Vinh, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Yên Cương, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Năm 1878, ông đỗ cử nhân (hương cống) hai năm sau ông đỗ đồng tiến sĩ xuất thân, làm quan Đốc học Hà Nội, Tế tửu Quốc Tử ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...