Lê Quang Bí 黎光賁

Lê Quang Bí 黎光賁 (có sách đọc là Lê Quang Bôn, 1506-?) hiệu Hối Trai, con của Trạng nguyên Lê Nại, cháu bốn đời của Lê Cảnh Tuân, là quan nhà Mạc. Ông người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, Việt Nam, nguyên quán lại ở xã Lão Loạt, huyện Thuận Hựu, nay thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Ông sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho học. Năm 27 tuổi, Lê Nại đã đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ - đệ nhất danh Trạng nguyên trong khoa thi lấy đỗ 55 tiến sĩ ở khoa thi Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh 1 (1505) đời Lê Uy Mục. Lê Nại thi cả năm trường đều đỗ thủ khoa, sau làm đến chức Hữu thị lang bộ Hộ. Khi Lê Nại mất còn được truy tặng tước Đạo Trạch Bá. Mạc Đăng Dung thay ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc. Lê Quang Bí theo giúp nhà Mạc. Được 6 năm (1533), cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim khởi binh khôi phục nhà Lê. Cả nhà Lê và nhà Mạc đều tranh thủ sự ủng hộ, thừa nhận của nhà Minh nên ngoài mặt trận chiến tranh trong nước, mặt trận ngoại giao với nhà Minh kéo dài dai dẳng nhiều năm về vấn đề này. Thời Mạc Tuyên Tông, năm Mậu Thân, niên hiệu Cảnh Lịch thứ nhất (1548), Mạc Tuyên Tông cử Lê Tiến Quy làm Chánh sứ và Lê Quang Bí làm phó sứ, sang sứ nhà Minh cầu phong. Khi đoàn sứ Đại Việt đến Nam Ninh, triều Minh ngờ là quan giả mạo, bắt phải chờ để tra xét minh bạch đã, mới cho dâng lễ phẩm. Sau đó phía nhà Minh gửi văn thư đi tra xét, nhưng chẳng có hồi âm. Chỉ có Lê Tiến Quy được về còn Lê Quang Bí cứ phải lưu tại sứ quán chờ mệnh lệnh Mạc Tuyên Tông. Lúc đó trong nước nhiều việc rối ren, quân Lê Trịnh đánh ra bắc, chiến sự vô cùng ác liệt khiến nhà Mạc bỏ khiếm khuyết việc cống Bắc triều mấy năm liền, nên cũng không dám tâu xin. Năm 1563, quan quân Lưỡng Quảng nhà Minh mới sai người đưa Lê Quang Bí tới Bắc Kinh triều kiến vua Minh. Nhân dịp vua mới là Mạc Mậu Hợp cũng sai hầu mệnh gửi cho ông 25 lạng bạc để thưởng lạo. Khi Lê Quang Bí tới Bắc Kinh, lại bị lưu ở sứ quán thêm vài năm nữa. Năm 1566, viên Đại học sĩ triều Minh là Lý Xuân Phương thương Quang Bí ở trong nước nhà Minh đã 18 năm, bị giữ lâu ở công quán mà vẫn giữ được mệnh chúa, nên tâu lên vua Minh nhận cống phẩm và cho ông về. Vua mới nhà Minh là Mục Tông bằng lòng theo lời của Xuân Phương, cho ông trở về nước. Người Minh ví ông như Tô Vũ đi sứ đến lúc bạc đầu mới được trở về. Trong suốt 18 năm đi sứ bị giam giữ, Lê Quang Bí vẫn luôn giữ gìn phẩm hạnh và kỷ cương phép nước, không làm ô danh nước Đại Việt. Về đến tổ quốc, Lê Quang Bí được Mạc Hậu Hợp phong cho chức thượng thư, lại phong cho tước Tô quận công, ví ông với vị trung thần Tô Vũ nhà Hán. Tương truyền trong thời gian bị giữ lại ở Nam Ninh, Lê Quang Bí còn sáng tác tập thơ Tô Công Phụng sứ , gồm 24 bài thơ Đường luật, thuật lại chuyện Tô Vũ đời nhà Hán đi sứ sang Hung Nô, để gửi gắm tâm sự của mình. Ngoài ra, ông còn một tập thơ khác, gồm một số bài thơ trong cuốn Tư lương vận lục , viết theo đề tài lịch sử và hoài cổ. Lê Quang Bí 黎光賁 (có sách đọc là Lê Quang Bôn, 1506-?) hiệu Hối Trai, con của Trạng nguyên Lê Nại, cháu bốn đời của Lê Cảnh Tuân, là quan nhà Mạc. Ông người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, Việt Nam, nguyên quán lại ở xã Lão Loạt, huyện Thuận Hựu, nay thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Ông sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho học. Năm 27 tuổi, Lê Nại đã đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ - đệ nhất danh Trạng nguyên trong khoa thi lấy đỗ 55 tiến sĩ ở khoa thi Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh 1 (1505) đời Lê Uy Mục. Lê Nại thi cả năm trường đều đỗ thủ khoa, sau làm đến chức Hữu thị lang bộ Hộ. Khi Lê Nại mất còn được truy tặng tước Đạo Trạch Bá. Mạc Đăng Dung thay ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc. Lê Quang Bí theo giúp nhà Mạc. … Tô công phụng sứ

Lê Quang Bí 黎光賁 (có sách đọc là Lê Quang Bôn, 1506-?) hiệu Hối Trai, con của Trạng nguyên Lê Nại, cháu bốn đời của Lê Cảnh Tuân, là quan nhà Mạc. Ông người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, Việt Nam, nguyên quán lại ở xã Lão Loạt, huyện Thuận Hựu, nay thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Ông sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho học. Năm 27 tuổi, Lê Nại đã đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ - đệ nhất danh Trạng nguyên trong khoa thi lấy đỗ 55 tiến sĩ ở khoa thi Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh 1 (1505) đời Lê Uy Mục. Lê Nại thi cả năm trường đều đỗ thủ khoa, sau làm đến chức Hữu thị lang bộ Hộ. Khi Lê Nại mất còn được truy tặng tước Đạo Trạch Bá.

Mạc Đăng Dung thay ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc. Lê Quang Bí theo giúp nhà Mạc. Được 6 năm (1533), cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim khởi binh khôi phục nhà Lê. Cả nhà Lê và nhà Mạc đều tranh thủ sự ủng hộ, thừa nhận của nhà Minh nên ngoài mặt trận chiến tranh trong nước, mặt trận ngoại giao với nhà Minh kéo dài dai dẳng nhiều năm về vấn đề này. Thời Mạc Tuyên Tông, năm Mậu Thân, niên hiệu Cảnh Lịch thứ nhất (1548), Mạc Tuyên Tông cử Lê Tiến Quy làm Chánh sứ và Lê Quang Bí làm phó sứ, sang sứ nhà Minh cầu phong. Khi đoàn sứ Đại Việt đến Nam Ninh, triều Minh ngờ là quan giả mạo, bắt phải chờ để tra xét minh bạch đã, mới cho dâng lễ phẩm. Sau đó phía nhà Minh gửi văn thư đi tra xét, nhưng chẳng có hồi âm. Chỉ có Lê Tiến Quy được về còn Lê Quang Bí cứ phải lưu tại sứ quán chờ mệnh lệnh Mạc Tuyên Tông. Lúc đó trong nước nhiều việc rối ren, quân Lê Trịnh đánh ra bắc, chiến sự vô cùng ác liệt khiến nhà Mạc bỏ khiếm khuyết việc cống Bắc triều mấy năm liền, nên cũng không dám tâu xin. Năm 1563, quan quân Lưỡng Quảng nhà Minh mới sai người đưa Lê Quang Bí tới Bắc Kinh triều kiến vua Minh. Nhân dịp vua mới là Mạc Mậu Hợp cũng sai hầu mệnh gửi cho ông 25 lạng bạc để thưởng lạo. Khi Lê Quang Bí tới Bắc Kinh, lại bị lưu ở sứ quán thêm vài năm nữa.

Năm 1566, viên Đại học sĩ triều Minh là Lý Xuân Phương thương Quang Bí ở trong nước nhà Minh đã 18 năm, bị giữ lâu ở công quán mà vẫn giữ được mệnh chúa, nên tâu lên vua Minh nhận cống phẩm và cho ông về. Vua mới nhà Minh là Mục Tông bằng lòng theo lời của Xuân Phương, cho ông trở về nước. Người Minh ví ông như Tô Vũ đi sứ đến lúc bạc đầu mới được trở về. Trong suốt 18 năm đi sứ bị giam giữ, Lê Quang Bí vẫn luôn giữ gìn phẩm hạnh và kỷ cương phép nước, không làm ô danh nước Đại Việt. Về đến tổ quốc, Lê Quang Bí được Mạc Hậu Hợp phong cho chức thượng thư, lại phong cho tước Tô quận công, ví ông với vị trung thần Tô Vũ nhà Hán.

Tương truyền trong thời gian bị giữ lại ở Nam Ninh, Lê Quang Bí còn sáng tác tập thơ Tô Công Phụng sứ, gồm 24 bài thơ Đường luật, thuật lại chuyện Tô Vũ đời nhà Hán đi sứ sang Hung Nô, để gửi gắm tâm sự của mình. Ngoài ra, ông còn một tập thơ khác, gồm một số bài thơ trong cuốn Tư lương vận lục, viết theo đề tài lịch sử và hoài cổ.
Lê Quang Bí 黎光賁 (có sách đọc là Lê Quang Bôn, 1506-?) hiệu Hối Trai, con của Trạng nguyên Lê Nại, cháu bốn đời của Lê Cảnh Tuân, là quan nhà Mạc. Ông người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, Việt Nam, nguyên quán lại ở xã Lão Loạt, huyện Thuận Hựu, nay thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Ông sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho học. Năm 27 tuổi, Lê Nại đã đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ - đệ nhất danh Trạng nguyên trong khoa thi lấy đỗ 55 tiến sĩ ở khoa thi Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh 1 (1505) đời Lê Uy Mục. Lê Nại thi cả năm trường đều đỗ thủ khoa, sau làm đến chức Hữu thị lang bộ Hộ. Khi Lê Nại mất còn được truy tặng tước Đạo Trạch Bá.

Mạc Đăng Dung thay ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc. Lê Quang Bí theo giúp nhà Mạc. …

Tô công phụng sứ

Bài liên quan

Võ Hoành

Võ Hoành (1873-1946) hiệu Ngọc Tiều, là chí sĩ và là giáo viên Đông Kinh nghĩa thục ở đầu thế kỷ XX. Ông sinh tại làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội), là người nhiệt tình yêu nước, đã từ bỏ cả khoa cử, tích cực tham gia phong trào ...

Trần Thị Lam

Trần Thị Lam sinh ngày 12-9-1973, là giáo viên chuyên văn Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, là tổ trưởng tổ văn của trường. Chị nổi tiếng với bài thơ Đất nước mình ngộ quá phải không anh? .

Nguyễn Quyền

Nguyễn Quyền (1869-1941) hiệu Đông Đường, quê làng Thượng Trì (tục gọi là làng Đìa), Thượng Mão, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Do ông từng đỗ Tú tài khoa Tân Mão năm 1891, được bổ làm Huấn đạo tỉnh Lạng Sơn, nên người đương thời thường gọi ông là Huấn Quyền. Ông là một chí sĩ yêu nước Việt Nam ...

Nguyễn Đôn Tiết

Nguyễn Đôn Tiết (1831-1886) quê làng Thọ Vực, xã Hoằng Đức, Hoằng Hoá, tên huý Kiệm, đậu phó bảng khoa Kỷ Mão 1879. Trước vận nước nguy nan, ông từ bỏ chức Tri phủ Đức Thọ, Hà Tĩnh về quê lo việc chống Pháp. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần vương, ông mộ quân ở quê nhà, khởi nghĩa phối hợp cùng nghĩa ...

Nguyễn Duy Hiệu 阮維效

Nguyễn Duy Hiệu 阮維效 (1847-1887) người xã Thanh Hà, huyện Diên Phước (nay là huyện Điện Bàn) tỉnh Quảng Nam. Ông đậu Phó bảng khoa Ất Dậu (1885), làm quan đến chức Hồng lô tự khanh. Khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp, ông từ quan về làng lập nghĩa hội chuẩn bị chống giặc. Sau ông bị ...

Nguyễn Nhân Bị 阮仁被

Nguyễn Nhân Bị 阮仁被 (1448-?) sinh năm Thái Hoà thứ 6 (1448), không rõ năm mất, người xã Kim Đôi, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh; năm 19 tuổi đỗ Đồng tiến sĩ khoa Quang Thuận thứ 7 (1446). Ông làm quan đến chức Thượng thư Bộ Binh và cũng là thành viên Hội Tao đàn do vua Lê Thánh Tông sáng lập. Nguyễn ...

Trần Ngọc Thụ

Trần Ngọc Thụ (1934-) là nhà thơ Việt Nam hiện đại, quê ở Bắc Giang. Nguyên cán bộ Đài Tiếng nói Việt Nam; giải thưởng thơ Nam Định. Tác phẩm: - Em vẫn như ngày xưa (thơ), 1989 - Cánh buồm xa (thơ), 1990 - Hai chiều ngày vui (thơ), 1990 Hai chiều ngày vui (1990)

Tông Diễn thiền sư 宗戭禪師

Tông Diễn thiền sư 宗戭禪師 (1640-1711) quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương, không rõ thế danh. Thiền sư là đời thứ 37 tông Tào Động và là Tổ thứ 2 của Tào Động Đằng Ngoài.

Như Trừng Lân Giác thiền sư 如澄鄰覺禪師

Như Trừng Lân Giác thiền sư 如澄鄰覺禪師 (1696-1765) thế danh là Trịnh Thập, con của Phổ Quang Vương. Khi sư lớn lên thì được vua Lê Hy Tông gả công chúa thứ tư cho. Tuy sống trong lầu son gác tía nhưng tâm sư thường gửi nơi cửa thiền. Sư có tư dinh ở phường Bạch Mai, huyện Thọ Xương, sau sư cho đổi tư ...

Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Minh Đức Triều Tâm Ảnh (1944-) thế danh Nguyễn Duy Kha, pháp danh Thích Giới Đức. Ông là thiền sư, nhà thơ, nhà văn, nhà thư pháp và nhà nghiên cứu Phật học Việt Nam. Ông sinh ở Thừa Thiên Huế. Chùm thơ Yên Tử (2004)

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...