Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong (1902-1942) tên thật là Lê Huy Doãn, quê ở làng Thông Lạng (nay thuộc xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Tháng 1-1924, lúc chưa đầy 22 tuổi, được giác ngộ Cách mạng, đồng chí cùng Phạm Hồng Thái sang Xiêm (nay là Thái Lan), rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 4-1924, cùng Phạm Hồng Thái gia nhập Tâm Tâm Xã, một tổ chức cách mạng do Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn thành lập. Năm 1925, Lê Hồng Phong được dự lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc phụ trách. Sau đó, theo sự giới thiệu của Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong được vào học trường võ bị Hoàng Phố, rồi sang Liên Xô học trường đại học Phương Đông. Cống hiến lớn nhất của Lê Hồng Phong là đã góp phần quan trọng phục hồi và thúc đẩy hoạt động của Đảng khi cách mạng gặp bước thoái trào. Sau cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), cách mạng Việt Nam bị địch khủng bố cực kỳ ác liệt, phải chịu những tổn thất lớn. Hàng chục vạn cán bộ, đảng viên và chiến sĩ yêu nước bị bắn giết hoặc bị tù đày. Các cơ sở đảng tan vỡ hàng loạt. Thực dân Pháp ở Đông Dương còn câu kết với đế quốc Anh ở Hương Cảng và bọn quân phiệt ở Trung Quốc, Thái lan, truy lùng cán bộ của Đảng ta đang hoạt động ở ngoài nước. Ngày 6-6-1931, đồng chí Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ của Đảng bị nhà cầm quyền Anh bắt giam trái phép ở Hương Cảng. Đảng ta đứng trước những nguy cơ lớn. Trước tình hình đó, cuối năm 1931, sau khi tốt nghiệp trường đại học Phương Đông, Lê Hồng Phong đã tìm đường về nước với nhiệm vụ nặng nề: chỉ đạo việc tổ chức khôi phục và phát triển các tổ chức đảng, tiếp tục đưa phong trào cách mạng tiến lên. Đến với vùng gần biên giới Việt - Trung, đồng chí đã chắp nối liên lạc với các đồng chí trung kiên của Đảng như Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn thụ, Hoàng Văn Nọn, Lương Văn Chi v.v...tìm cách xây dựng lại hệ thống tổ chức của Đảng. Tháng 6-1932, nhằm kịp thời ổn định tư tưởng cán bộ, đảng viên và quần chúng, bộ phận lãnh đạo tạm thời của Đảng công bố bản Chương Trình hành động của Đảng do Lê Hồng Phong khởi thảo. Văn kiện chính trị quan trọng đó đã chỉ rõ đường lối đề ra trong Luận cương chính trị năm 1930 là đúng đắn, những tổn thất, khó khăn mà Đảng đang gặp phải chỉ là tạm thời, không thể vì thế mà hoảng hốt, bi quan, thất vọng. Sau khi khẳng định rằng chỉ có đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng thì nhân dân lao động mới có thể tiến hành cách mạng thành công, Chương trình hành động đã vạch rõ phương hướng đấu tranh cách mạng, nêu rõ những yêu cầu chung của Đảng và của các tầng lớp quần chúng trong cuộc đấu tranh đó. Chương trình hành động đã mang lại cho cán bộ, đảng viên và quần chúng niềm tin vững chắc vào tiền đồ cách mạng, đẩy lùi tư tưởng hoang mang, dao động, tạo điều kiện cho việc khôi phục nhanh chóng hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào quần chúng. Dựa vào nội dung chương trình hành động, Lê Hồng Phong đã cùng một số đồng chí mở nhiều lớp đào tạo cán bộ cho phong trào trong nước. Sau khi học xong, các cán bộ đó trở về nước, từng bước xây dựng lại các tổ chức của Đảng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh theo mục tiêu của chương trình hành động. Nhờ đó, đầu năm 1933, Xứ uỷ Nam kỳ được tổ chức lại. Năm 1934, Xứ uỷ lâm thời Bắc kỳ được thành lập, tiếp đó là xứ uỷ Trung kỳ. Một số tỉnh uỷ, thành uỷ cũng đã được xây dựng lại. Đầu năm 1934, Ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài (lúc đó gọi là Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng), do đồng chí Lê Hồng Phong đứng đầu được chính thức thành lập tại Ma cao (Trung Quốc). Dưới sự lãnh đạo của Lê Hồng Phong, Ban lãnh đạo đã liên hệ với các tổ chức đảng trong nước, lập lại những cơ sở ở những nơi bị vỡ, xây dựng cơ sở ở những nơi chưa có, tiến tới thống nhất lực lượng cách mạng trong cả nước. Ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài đã xuất bản tạp chí Bôn-sơ-vic, cơ quan lý luận bí mật của Đảng, làm nhiệm vụ tuyên truyền và hướng dẫn cán bộ, đảng viên hành động theo đường lối chủ trương của Đảng. Tạp chí này được đưa về phát hành đều kỳ trong nước và được các địa phương sao chép lại để phổ biến rộng rãi. Khi các tổ chứ Đảng trong nước, đặc biệt là các xứ uỷ đã được chấn chỉnh, Ban lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Lê Hồng Phong, đã quyết định triệu tập Hội nghị cán bộ gồm đại biểu các đảng bộ trong nước tới họp ở Ma Cao (Trung Quốc) để cùng thống nhất nhận định tình hình, đề ra chủ trương mới nhằm củng cố Đảng, khôi phục và phát triển các tổ chức quần chúng và chuẩn bị Đại hội lần thứ I của Đảng. Đầu năm 1935, Lê Hồng Phong dẫn đầu đoàn đại biểu của Đảng đi Mát-xcơ-va dự đại hội lần thứ VII Quốc tế cộng sản. Đoàn gồm 3 đồng chí: Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Nọn và Nguyễn thị Minh Khai. Công việc chuẩn bị Đại hội Đảng được giao lại cho các đồng chí Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên.v.v... Tại Đại hội lần thứ VII Quốc tế cộng sản (họp từ 25-7 đến 21-8-1935), Lê Hồng Phong đã đọc bản tham luận quan trọng về phong trào cách mạng Đông dương dưới sự lãnh đạo của Đảng do đồng chí Nguyễn Aùi Quốc sáng lập. Cũng tại Đại hội này, Đảng ta được công nhận là một bộ phận chính thức của Quốc tế cộng sản, và đồng chí Lê Hồng Phong, với bí danh Hải An,được bầu làm uỷ viên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản. Điều đó nói lên ảnh hưởng và uy tín của Đảng ta trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sự phục hồi lại hoạt động của Đảng tạo ảnh hưởng tốt đẹp trong nước và phong trào cộng sản quốc tế, dĩ nhiên có nguồn gốc chủ yếu là lòng trung thành vô hạn, ý chí phấn đấu kiên cường, bất khuất của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhưng trong đó vai trò tổ chức và lãnh đạo của Lê Hồng Phong là nhân tố có ý nghĩa quan trọng. Một cống hiến lớn khác của Lê Hồng Phong là đã có những đóng góp quan trọng trong việc khởi xướng và chỉ đạo cuộc đấu tranh vì dân chủ và dân sinh ở nước ta những năm 1936-1938. Khi Đại hội lần thứ VII của Quốc Tế Cộng Sản kết thúc, Lê Hồng Phong trở lại Thượng Hải (Trung Quốc) thì Đại hội toàn quốc lần thứ I của Đảng đã có những thành công quan trọng, đã khôi phục lại cơ quan lãnh đạo Trung ương, từ đó phục hồi lại hệ thống tổ chức của Đảng, quy tụ các phong trào trong toàn quốc vào một mối duy nhất. Nhưng Đại hội cũng phạm một số thiếu sót trong nhận định, đánh giá tình hình trong nước và trên thế giới, do vậy chưa đề ra được chủ trương và phương pháp đấu tranh thích hợp, khi mà trên thế giới bọn đế quốc phát xít đang ráo riết chuẩn bị chiến tranh. Nhận thức được điều đó với cương vị uỷ viên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong, cùng với Trung ương Đảng đã triệu tập và chủ trì Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng và tháng 7-1936 tại Thượng Hải. Căn cứ vào diễn biến của tình hình thế giới và tình hình Đông Dương, hội nghị đã quyết định chuyển hướng mục tiêu và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng, xác định rõ mục tiêu trực tiếp là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh đế quốc, đòi dân chủ, dân sinh và hoà bình. Kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai. Chĩa đúng mũi nhọn vào chúng sẽ có tác dụng phân hoá kẻ thù, cô lập bọn phản động, trung lập hoá những kẻ có thể trung lập. Theo đề nghị của Lê Hồng Phong Hội nghị quyết định thành lập một mặt trận rộng rãi, lấy tên là Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở Đông Dương để cùng nhau tranh đấu đòi những điều dân chủ sơ đẳng. Cùng với việc chuyển hướng về nhiệm vụ cách mạng, Hội nghị quyết định thay đổi các hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh của quần chúng, từ tổ chức bí mật, đấu tranh bất hợp pháp là chủ yếu chuyển sang tổ chức và đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp là chủ yếu. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị cán bộ toàn quốc, lại được Mặt trận nhân dân Pháp khích lệ, phong trào đòi dân chủ, dân sinh lan rộng khắp Đông Dương. Mở đầu là phong trào Đông Dương đại hội với hàng trăm uỷ ban hành động được thành lập ở các nơi. Các cuộc biểu tình, bãi công đòi dân chủ, dân sinh, đòi thả tù chính trị diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là các cuộc bãi công của hàng vạn công nhân mỏ Hòn Gay-Cẩm Phả. Báo tiến bộ, trong đó có nhiều tờ báo của Đảng, xuất bản công khai. Sức mạnh đấu tranh của quần chúng đã buộc chính quyền thuộc địa phải ban bố một số quyền tự do, dân chủ và thả hơn 1000 tù chính trị. Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng trong nước, cuối năm 1937, Lê Hồng Phong về nước hoạt động bí mật tại Sài Gòn để trực tiếp cùng Trung ương Đảng chỉ đạo phong trào. Thời gian này, người bạn đời của đồng chí là Nguyễn Thị Minh Khai cũng về nước tham gia Xứ uỷ Nam Kỳ kiêm bí thư Thành uỷ Sài gòn - Chợ Lớn. Nắm sát tình hình thực tế, Lê Hồng Phong đã cùng với Trung ương Đảng quyết định chuyển Mặt trận nhân dân phản đế thành Mặt trận dân chủ nhằm tập hợp rộng rãi hơn nữa đông đảo quần chúng, tranh thủ hơn nữa mọi lực lượng có thể tranh thủ. Giữa lúc chủ trương đúng đắn đó đang được sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy họ đấu tranh giành nhiều thắng lợi mới, thì Lê Hồng Phong bị thực dân Pháp bắt ngày 22-6-1938. Bọn mật thám dùng mọi thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ nhưng đồng chí nhất quyết không khai. Không đủ chứng cớ để buộc tội, toà án của đế quốc Pháp đành kết án đồng chí 6 tháng tù giam và 3 năm quản thúc. Thế nhưng, khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, dù thời gian quản thúc chưa hết, Lê Hồng Phong lại bị bắt vào giam ở Sài Gòn. Cuối năm 1940, khi đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt, đế quốc Pháp đã đê hèn ghép thêm tội cho Lê Hồng Phong và đày ra Côn Đảo. Biết Lê Hồng Phong là các bộ lãnh đạo của Đảng và là chồng của Nguyễn Thị Minh Khai, bọn trùm thực dân Pháp ở Nam Kỳ đã ra lệnh cho bọn chúa đảo phải tìm mọi cách hãm hại. Những đòn thù tàn ác, dã man đã làm Lê Hồng Phong kiệt sức dần và mất ngày 5-9-1942. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Lê Hồng Phong còn nói to lời trăng trối cho bạn tù ở các phòng bên: "Nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng, tới giờ phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin thắng lợi vẻ vang của cách mạng". Lòng tin vững chắc đó, nguyên nhân quan trọng tạo nên những cống hiến to lớn của Lê Hồng Phong đối với Đảng, đối với nhân dân, mãi mãi là nguồn sức mạnh cho các thế hệ đảng viên trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp vì sự nghiệp cao cả của Đảng. Lê Hồng Phong (1902-1942) tên thật là Lê Huy Doãn, quê ở làng Thông Lạng (nay thuộc xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Tháng 1-1924, lúc chưa đầy 22 tuổi, được giác ngộ Cách mạng, đồng chí cùng Phạm Hồng Thái sang Xiêm (nay là Thái Lan), rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 4-1924, cùng Phạm Hồng Thái gia nhập Tâm Tâm Xã, một tổ chức cách mạng do Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn thành lập. Năm 1925, Lê Hồng Phong được dự lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc phụ trách. Sau đó, theo sự giới thiệu của Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong được vào học trường võ bị Hoàng Phố, rồi sang Liên Xô học trường đại học Phương Đông. Cống hiến lớn nhất của Lê Hồng Phong là đã góp phần quan trọng phục hồi và thúc đẩy hoạt động của Đảng khi cách mạng gặp bước thoái trào. Sau cao tr…

Lê Hồng Phong (1902-1942) tên thật là Lê Huy Doãn, quê ở làng Thông Lạng (nay thuộc xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Tháng 1-1924, lúc chưa đầy 22 tuổi, được giác ngộ Cách mạng, đồng chí cùng Phạm Hồng Thái sang Xiêm (nay là Thái Lan), rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 4-1924, cùng Phạm Hồng Thái gia nhập Tâm Tâm Xã, một tổ chức cách mạng do Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn thành lập. Năm 1925, Lê Hồng Phong được dự lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc phụ trách. Sau đó, theo sự giới thiệu của Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong được vào học trường võ bị Hoàng Phố, rồi sang Liên Xô học trường đại học Phương Đông. Cống hiến lớn nhất của Lê Hồng Phong là đã góp phần quan trọng phục hồi và thúc đẩy hoạt động của Đảng khi cách mạng gặp bước thoái trào.

Sau cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), cách mạng Việt Nam bị địch khủng bố cực kỳ ác liệt, phải chịu những tổn thất lớn. Hàng chục vạn cán bộ, đảng viên và chiến sĩ yêu nước bị bắn giết hoặc bị tù đày. Các cơ sở đảng tan vỡ hàng loạt. Thực dân Pháp ở Đông Dương còn câu kết với đế quốc Anh ở Hương Cảng và bọn quân phiệt ở Trung Quốc, Thái lan, truy lùng cán bộ của Đảng ta đang hoạt động ở ngoài nước. Ngày 6-6-1931, đồng chí Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ của Đảng bị nhà cầm quyền Anh bắt giam trái phép ở Hương Cảng. Đảng ta đứng trước những nguy cơ lớn. Trước tình hình đó, cuối năm 1931, sau khi tốt nghiệp trường đại học Phương Đông, Lê Hồng Phong đã tìm đường về nước với nhiệm vụ nặng nề: chỉ đạo việc tổ chức khôi phục và phát triển các tổ chức đảng, tiếp tục đưa phong trào cách mạng tiến lên. Đến với vùng gần biên giới Việt - Trung, đồng chí đã chắp nối liên lạc với các đồng chí trung kiên của Đảng như Hoàng Đình Giong, Hoàng Văn thụ, Hoàng Văn Nọn, Lương Văn Chi v.v...tìm cách xây dựng lại hệ thống tổ chức của Đảng.

Tháng 6-1932, nhằm kịp thời ổn định tư tưởng cán bộ, đảng viên và quần chúng, bộ phận lãnh đạo tạm thời của Đảng công bố bản Chương Trình hành động của Đảng do Lê Hồng Phong khởi thảo. Văn kiện chính trị quan trọng đó đã chỉ rõ đường lối đề ra trong Luận cương chính trị năm 1930 là đúng đắn, những tổn thất, khó khăn mà Đảng đang gặp phải chỉ là tạm thời, không thể vì thế mà hoảng hốt, bi quan, thất vọng. Sau khi khẳng định rằng chỉ có đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng thì nhân dân lao động mới có thể tiến hành cách mạng thành công, Chương trình hành động đã vạch rõ phương hướng đấu tranh cách mạng, nêu rõ những yêu cầu chung của Đảng và của các tầng lớp quần chúng trong cuộc đấu tranh đó. Chương trình hành động đã mang lại cho cán bộ, đảng viên và quần chúng niềm tin vững chắc vào tiền đồ cách mạng, đẩy lùi tư tưởng hoang mang, dao động, tạo điều kiện cho việc khôi phục nhanh chóng hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào quần chúng. Dựa vào nội dung chương trình hành động, Lê Hồng Phong đã cùng một số đồng chí mở nhiều lớp đào tạo cán bộ cho phong trào trong nước. Sau khi học xong, các cán bộ đó trở về nước, từng bước xây dựng lại các tổ chức của Đảng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh theo mục tiêu của chương trình hành động. Nhờ đó, đầu năm 1933, Xứ uỷ Nam kỳ được tổ chức lại.

Năm 1934, Xứ uỷ lâm thời Bắc kỳ được thành lập, tiếp đó là xứ uỷ Trung kỳ. Một số tỉnh uỷ, thành uỷ cũng đã được xây dựng lại. Đầu năm 1934, Ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài (lúc đó gọi là Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng), do đồng chí Lê Hồng Phong đứng đầu được chính thức thành lập tại Ma cao (Trung Quốc). Dưới sự lãnh đạo của Lê Hồng Phong, Ban lãnh đạo đã liên hệ với các tổ chức đảng trong nước, lập lại những cơ sở ở những nơi bị vỡ, xây dựng cơ sở ở những nơi chưa có, tiến tới thống nhất lực lượng cách mạng trong cả nước. Ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài đã xuất bản tạp chí Bôn-sơ-vic, cơ quan lý luận bí mật của Đảng, làm nhiệm vụ tuyên truyền và hướng dẫn cán bộ, đảng viên hành động theo đường lối chủ trương của Đảng. Tạp chí này được đưa về phát hành đều kỳ trong nước và được các địa phương sao chép lại để phổ biến rộng rãi. Khi các tổ chứ Đảng trong nước, đặc biệt là các xứ uỷ đã được chấn chỉnh, Ban lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Lê Hồng Phong, đã quyết định triệu tập Hội nghị cán bộ gồm đại biểu các đảng bộ trong nước tới họp ở Ma Cao (Trung Quốc) để cùng thống nhất nhận định tình hình, đề ra chủ trương mới nhằm củng cố Đảng, khôi phục và phát triển các tổ chức quần chúng và chuẩn bị Đại hội lần thứ I của Đảng.

Đầu năm 1935, Lê Hồng Phong dẫn đầu đoàn đại biểu của Đảng đi Mát-xcơ-va dự đại hội lần thứ VII Quốc tế cộng sản. Đoàn gồm 3 đồng chí: Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Nọn và Nguyễn thị Minh Khai. Công việc chuẩn bị Đại hội Đảng được giao lại cho các đồng chí Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên.v.v... Tại Đại hội lần thứ VII Quốc tế cộng sản (họp từ 25-7 đến 21-8-1935), Lê Hồng Phong đã đọc bản tham luận quan trọng về phong trào cách mạng Đông dương dưới sự lãnh đạo của Đảng do đồng chí Nguyễn Aùi Quốc sáng lập. Cũng tại Đại hội này, Đảng ta được công nhận là một bộ phận chính thức của Quốc tế cộng sản, và đồng chí Lê Hồng Phong, với bí danh Hải An,được bầu làm uỷ viên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản. Điều đó nói lên ảnh hưởng và uy tín của Đảng ta trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Sự phục hồi lại hoạt động của Đảng tạo ảnh hưởng tốt đẹp trong nước và phong trào cộng sản quốc tế, dĩ nhiên có nguồn gốc chủ yếu là lòng trung thành vô hạn, ý chí phấn đấu kiên cường, bất khuất của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhưng trong đó vai trò tổ chức và lãnh đạo của Lê Hồng Phong là nhân tố có ý nghĩa quan trọng.

Một cống hiến lớn khác của Lê Hồng Phong là đã có những đóng góp quan trọng trong việc khởi xướng và chỉ đạo cuộc đấu tranh vì dân chủ và dân sinh ở nước ta những năm 1936-1938. Khi Đại hội lần thứ VII của Quốc Tế Cộng Sản kết thúc, Lê Hồng Phong trở lại Thượng Hải (Trung Quốc) thì Đại hội toàn quốc lần thứ I của Đảng đã có những thành công quan trọng, đã khôi phục lại cơ quan lãnh đạo Trung ương, từ đó phục hồi lại hệ thống tổ chức của Đảng, quy tụ các phong trào trong toàn quốc vào một mối duy nhất. Nhưng Đại hội cũng phạm một số thiếu sót trong nhận định, đánh giá tình hình trong nước và trên thế giới, do vậy chưa đề ra được chủ trương và phương pháp đấu tranh thích hợp, khi mà trên thế giới bọn đế quốc phát xít đang ráo riết chuẩn bị chiến tranh. Nhận thức được điều đó với cương vị uỷ viên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong, cùng với Trung ương Đảng đã triệu tập và chủ trì Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng và tháng 7-1936 tại Thượng Hải.

Căn cứ vào diễn biến của tình hình thế giới và tình hình Đông Dương, hội nghị đã quyết định chuyển hướng mục tiêu và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng, xác định rõ mục tiêu trực tiếp là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh đế quốc, đòi dân chủ, dân sinh và hoà bình. Kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai. Chĩa đúng mũi nhọn vào chúng sẽ có tác dụng phân hoá kẻ thù, cô lập bọn phản động, trung lập hoá những kẻ có thể trung lập. Theo đề nghị của Lê Hồng Phong Hội nghị quyết định thành lập một mặt trận rộng rãi, lấy tên là Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở Đông Dương để cùng nhau tranh đấu đòi những điều dân chủ sơ đẳng. Cùng với việc chuyển hướng về nhiệm vụ cách mạng, Hội nghị quyết định thay đổi các hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh của quần chúng, từ tổ chức bí mật, đấu tranh bất hợp pháp là chủ yếu chuyển sang tổ chức và đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp là chủ yếu. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị cán bộ toàn quốc, lại được Mặt trận nhân dân Pháp khích lệ, phong trào đòi dân chủ, dân sinh lan rộng khắp Đông Dương. Mở đầu là phong trào Đông Dương đại hội với hàng trăm uỷ ban hành động được thành lập ở các nơi. Các cuộc biểu tình, bãi công đòi dân chủ, dân sinh, đòi thả tù chính trị diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là các cuộc bãi công của hàng vạn công nhân mỏ Hòn Gay-Cẩm Phả. Báo tiến bộ, trong đó có nhiều tờ báo của Đảng, xuất bản công khai. Sức mạnh đấu tranh của quần chúng đã buộc chính quyền thuộc địa phải ban bố một số quyền tự do, dân chủ và thả hơn 1000 tù chính trị.

Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng trong nước, cuối năm 1937, Lê Hồng Phong về nước hoạt động bí mật tại Sài Gòn để trực tiếp cùng Trung ương Đảng chỉ đạo phong trào. Thời gian này, người bạn đời của đồng chí là Nguyễn Thị Minh Khai cũng về nước tham gia Xứ uỷ Nam Kỳ kiêm bí thư Thành uỷ Sài gòn - Chợ Lớn. Nắm sát tình hình thực tế, Lê Hồng Phong đã cùng với Trung ương Đảng quyết định chuyển Mặt trận nhân dân phản đế thành Mặt trận dân chủ nhằm tập hợp rộng rãi hơn nữa đông đảo quần chúng, tranh thủ hơn nữa mọi lực lượng có thể tranh thủ. Giữa lúc chủ trương đúng đắn đó đang được sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy họ đấu tranh giành nhiều thắng lợi mới, thì Lê Hồng Phong bị thực dân Pháp bắt ngày 22-6-1938. Bọn mật thám dùng mọi thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ nhưng đồng chí nhất quyết không khai. Không đủ chứng cớ để buộc tội, toà án của đế quốc Pháp đành kết án đồng chí 6 tháng tù giam và 3 năm quản thúc. Thế nhưng, khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, dù thời gian quản thúc chưa hết, Lê Hồng Phong lại bị bắt vào giam ở Sài Gòn.

Cuối năm 1940, khi đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt, đế quốc Pháp đã đê hèn ghép thêm tội cho Lê Hồng Phong và đày ra Côn Đảo. Biết Lê Hồng Phong là các bộ lãnh đạo của Đảng và là chồng của Nguyễn Thị Minh Khai, bọn trùm thực dân Pháp ở Nam Kỳ đã ra lệnh cho bọn chúa đảo phải tìm mọi cách hãm hại.

Những đòn thù tàn ác, dã man đã làm Lê Hồng Phong kiệt sức dần và mất ngày 5-9-1942. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Lê Hồng Phong còn nói to lời trăng trối cho bạn tù ở các phòng bên: "Nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng, tới giờ phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin thắng lợi vẻ vang của cách mạng". Lòng tin vững chắc đó, nguyên nhân quan trọng tạo nên những cống hiến to lớn của Lê Hồng Phong đối với Đảng, đối với nhân dân, mãi mãi là nguồn sức mạnh cho các thế hệ đảng viên trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp vì sự nghiệp cao cả của Đảng.
Lê Hồng Phong (1902-1942) tên thật là Lê Huy Doãn, quê ở làng Thông Lạng (nay thuộc xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Tháng 1-1924, lúc chưa đầy 22 tuổi, được giác ngộ Cách mạng, đồng chí cùng Phạm Hồng Thái sang Xiêm (nay là Thái Lan), rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 4-1924, cùng Phạm Hồng Thái gia nhập Tâm Tâm Xã, một tổ chức cách mạng do Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn thành lập. Năm 1925, Lê Hồng Phong được dự lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc phụ trách. Sau đó, theo sự giới thiệu của Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong được vào học trường võ bị Hoàng Phố, rồi sang Liên Xô học trường đại học Phương Đông. Cống hiến lớn nhất của Lê Hồng Phong là đã góp phần quan trọng phục hồi và thúc đẩy hoạt động của Đảng khi cách mạng gặp bước thoái trào.

Sau cao tr…
Bài liên quan

Lê Quý Đôn 黎貴敦

Lê Quý Ðôn 黎貴敦, quan của nhà Hậu Lê đồng thời có thể coi là một nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực. Ông sinh ngày 05 tháng Bảy năm Bính Ngọ, niên hiệu Bảo Thái thứ 7 (2-8-1726), quê tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và mất ngày 14 tháng ...

Lê Hữu Trác 黎有晫, Hải thượng lãn ông

Lê Hữu Trác 黎有晫 (1721-1791) hiệu Hải thượng lãn ông, một nho gia và danh y Việt Nam vào cuối đời Hậu Lê. Ông sinh năm 1721, người xã Liêu xá, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương (nay thuộc phủ Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông thuộc dòng dõi một gia đình có nhiều đời đại đăng khoa. Cha và chú đều đỗ tiến sĩ ...

Lương Định Lương Đình Định

Lương Định tên thật là Lương Đình Định, sinh năm 1957 tại Bắc Sơn, Lạng Sơn. Tác phẩm: - Tương tư (1991) - Núi và hòn đá lẻ (1995) - Mùa thu dưới lũng

Nguyễn Thuý Quỳnh (II)

Nguyễn Thuý Quỳnh là một cây bút trong hội bút Hương đầu mùa, báo Hoa học trò , thời kỳ đầu, khi chị còn là học sinh Trường PTTH Amsterdam tới khi là sinh viên Đại học Luật Hà Nội.

Khuyết danh Việt Nam

Lưu trữ những bài thơ, truyện thơ, ca dao, tục ngữ,... khuyết danh của Việt Nam. Thơ cổ-cận đại khuyết danh Thơ hiện đại khuyết danh

Đương Huyền Phương

Đương Huyền Phương là một cây bút của báo Hoa học trò cũ khi còn là học sinh trường PTTH Lê Hồng Phong, Nam Định.

Lê Tô 黎蘇

Lê Tô 黎蘇 tên tự là Minh Phục, hiệu Dung Khê, không rõ năm sinh và mất, người xã Lạc Đạo, huyện Gia Lâm (nay thuộc Hà Nội). Ông đậu khoa Bác học Hoành từ, làm quan đến chức Hàn lâm viện Hiệu thảo, sau bỏ làm Tri phủ Tân Hưng, sống dưới triều Lê sơ. Thơ được chép trong cuốn Hoàng Việt thi tuyển 皇越詩選 ...

Lê Thị Liễu Bà Bang Nhãn

Lê Thị Liễu (1853-1927) quê làng Phụng Trì, nay thuộc xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Khi bà mới 5 tuổi thì thực dân Pháp đã nổ súng bắn vào cửa biển Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lăng đất nước ta, từ đó cho đến suốt cuộc đời bà phải sống trong cảnh nước nhà bị chìm đắm trong nô lệ. Chồng bà ...

Ngọc Lan

Ngọc Lan là một cây bút của báo Hoa học trò ngày trước.

Nguyễn Huy Túc

Nguyễn Huy Túc, từng làm đốc đồng Cao Bằng dưới thời Lê Chiêu Thống.

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...