Làm thế nào để phóng tên lửa vào vũ trụ? - Câu hỏi hay
Cách đây vài thập kỷ, người ta sử dụng công nghệ, máy tính gì để điều khiển các tên lửa, phi thuyền khi phóng vào không gian? Nhật phóng thành công tên lửa mới / Mỹ phóng thành công tàu không người lái lên ISS ...
Cách đây vài thập kỷ, người ta sử dụng công nghệ, máy tính gì để điều khiển các tên lửa, phi thuyền khi phóng vào không gian?
Không biết - (hoa)
Về nguyên lý, để thắng sức hút của trái đất, tàu vũ trụ phải đạt một vận tốc đủ lớn tạo lực ly tâm để cân bằng hoặc thắng lực hút của trái đất, vận tốc vũ trụ cấp 1 là 7,9km/s giúp tàu bay quanh trái đất mà không rơi về trái đất. >7,9kms đến tốc độ câp 2 >=11.2km/s tàu sẽ rời khỏi quỹ đạo trái đất đi đến các hành tinh trong hệ mặt trời và > 16,6km/s sẽ rời khỏi hệ mặt trời.
Về công nghệ, tất cả đểu dùng công nghệ chung là động cợ phản lực nhiên liệu rắn hoặc lỏng để phóng từ bệ phóng cố định, Có 2 loại tàu vũ trụ là loại dùng một lần và loại dùng nhiều lần.
- 5 tàu con thoi của Mỹ là Columbia, Challenger, Discovery, Atlantis và Endeavour và tàu Buran của Liên xô là loại tàu phóng nhiều lần. Chúng ta thấy tàu con thoi là một ống hình trụ khổng lồ, hai bên là hai tên lửa và tàu con thoi như một chiếc tàu bay bám vào thân hình trụ to nhất - đó là bình chứa nhiên liệu. Khởi đầu, hai tên lửa bên dùng nhiên liệu rắn khai hoả khởi động, đưa hệ thống "bứt" khỏi bệ phóng. Sau khi đạt một vận tốc nhất định và hết nhiên liệu hai tên lửa này tách ra, bung dù rơi xuống và được tái sử dụng. Sau đó, tàu con thoi lấy nhiên liệu (Oxy và Hidro lỏng) từ bình chứa đốt tiếp cho đến khi đạt vận tốc vũ trụ 1 thì vứt bỏ thùng nhiên liệu và bay vào quỹ đạo. Khi về trái đất nó quay đít đốt động cơ phản lực ngược lại để giảm tốc và khi đạt vận tốc nhất định thì quay lại hạ cánh bằng dù hãm và tiếp đất như một máy bay rồi được tu bổ tái sử dụng nhièu lần.
- Còn lại các loại tàu còn lại dùng tên lửa đẩy một tầng hay nhiều tầng, chủ yếu nhiên liệu lỏng, sử dụng một lần rồi bỏ, chỉ có khoang phi hành đoàn hoặc máy móc thiết bị trở về trái đất bằng cách lao vào bầu khí quyển, giảm vận tốc và hạ cánh bằng dù. Đây là công nghệ kinh tế và an toàn hơn tàu con thoi. Sau hai tai nạn tàu Columbia và Challenger, Mỹ đã chấm dứt chương trình tàu con thoi này.
Hai công nghệ chủ yếu từ ngày sơ khai đến nay cũng không có gì thay đổi lớn trừ trường hợp tàu X-one của tư nhân thử nhiệm được thả tử máy bay và dùng tên lửa vào quỹ đạo.
Còn công nghệ máy vi tính thì chắc chắn nó ứng dụng những thành tựu mới nhất của ngành máy tính cho các ứng dụng của mình. Nhưng xem ti vi chúng ta thấy thì những thập kỷ 60-70 các thông báo tại tàu là các mã lỗi, mã lệnh và điện về trung tâm điều khiển, các chuyên gia phân tích và thông báo lại phi hành đoàn cách xử lý chứ không có tương tác qua lại trực tiếp. Theo tôi biết thì những năm 70-80 thì bộ xử lý của tàu con thoi mới chỉ tương đương chiếc máy tính Pentium 3 mà thôi. Còn hiện nay thì có lẽ tiến rất xa rồi, nhưng nguyên lý cơ bản vè công nghệ phóng tàu, công nghệ điều khiển vẫn không có gì thay đổi lớn. Chỉ mạnh hơn, nhanh hơn và an toàn hơn thôi chứ chưa có gì thay đổi mang tính cách mạng. - (Anh Tuấn)
Nạp nhiên liệu rồi châm lửa. - (Nam Trần)
bạn trả lời đúng rồi đấy ,tên lửa phải tính từ hồi người ta dùng rẻ quấn vào mũi tên rồi tẩm dầu châm lửa rồi dùng cung ,nỏ phóng vào thành trì ,nhà cửa, kho tàng quân địch , như vậy đâu cần máy tính , - (Khúc Thế Vinh)
Dễ dàng: Cứ bỏ tiền ra, mướn người làm cho. - (Nguyen Hung)
Trước khi có máy tính giao tiếp trực quan của Microsoft, người ta đã có máy tính rồi, chỉ chạy chậm hơn thôi. Hình như phi thuyền được phóng ở thập niên 60s, đã kết thúc Đệ nhị thế chiến nên công nghệ đã rất hiện đại, cơ bản thì phi thuyền cũng tương tự máy bay. Họ kế thừa các tính toán thiên văn và khí động học của các nhà khoa học xa xưa như Galileo(1564), Kepler(1571), Bernoulli (1700), Claude-Louis Navier(1785), George Stokes(1819) để đưa ra quỹ đạo bay của phi thuyền khi ra ngoài vũ trụ. Nên phi hành gia cũng rất sướng. - (Chaotics)
Để phóng tên lửa vào vũ trụ thì cần 1 lực đẩy đủ lớn để đưa tên lửa vào không trung. Lực đẩy này giúp tên lửa thắng được lực hút trái đất, nhưng để bay vào không trung thì vận tốc của tên lửa phải đủ lớn và phải đạt vận tốc lớn hơn hoặc bằng vận tốc ánh sáng ( 2.10^8 m/s ). - (Tuấn Vũ)
Nạp nhiên liệu trước khi bay người ta bấm một nút gì đấy khiến cho trong tên lửa có nhiều không khí nóng và nó được đẩy ra ngoài tên lửa.Từ đó tên lửa mới bay được - (Kyanj)
Cách đây vài thập kỷ, người ta sử dụng công nghệ, máy tính lạc hậu hơn công nghệ, máy tính bây giờ nè! Đấy đấy! - (Tiến Phùng Vương)
thắng được lực hút của trái đất. - (trieuhuythuan)
Dễ òm cứ châm lửa lên là nó bay thôi - (meo)
cơ bản là hồi đó người ta tính tay, vẽ sơ đồ, đường đi trên giấy, khi mà chưa có máy vi tính. Nhưng năm mà liên xô phóng vệ tinh đầu tiên là Sputnik (1957) thì máy tính đã được dùng rộng rãi trong các cơ sở nghiên cứu khoa học từ năm 1940s (những cỗ máy khổng lồ chứ không nhỏ gọn như hiện nay dùng chuyên để tính toán)
về nguyên tắc phóng tên lửa khá cơ bản nhưng không hề đơn giản. Động cơ tên lửa là động cơ phản lực.
Nguyên tắc cơ bản điều khiển một động cơ tên lửa là nguyên lí Newton nổi tiếng phát biểu rằng “với mỗi tác dụng, luôn luôn có một phản tác dụng cùng độ lớn và ngược chiều”. Động cơ tên lửa phóng thích khối lượng ra theo một hướng và thu lấy phản lực xuất hiện như một hệ quả theo hướng ngược lại
Một động cơ tên lửa thường ném khối lượng ra ở dạng một chất khí áp suất cao. Động cơ tống khối lượng khí ra theo một hướng để thu được phản tác dụng theo hướng ngược lại. Khối lượng ấy do sức nặng của nhiên liệu mà động cơ tên lửa đốt cháy.
Về tàu con thoi, bạn sẽ thấy nó có ba phần:
· Phi thuyền
· Bể nhiên liệu lớn gắn ngoài gấp 20 lần so với phi thuyền
· Hai tên lửa đẩy, mỗi động cơ tạo ra 375.000 pound sức đẩy trong suốt quá trình đốt.
và điều quan trọng của một đông cơ tên lửa là sức đẩy. Đó là lý do bạn phải có một tên lửa khổng lồ để mang một con người nhỏ xíu bay lên vũ trụ .Vì bạn phải mang theo rất nhiều nhiên liệu để đạt vận tốc mong muốn có thể đưa tên lửa ra vũ trụ - (Bảo Ngọc)
người ta bơm nước vào cái chai rồi bơm hơi vào đẩy tên lửa lên vũ trụ bằng mắt thường không cần máy tính. - (duy)
máy tính ngày nay là một tổ hợp vi xử lý và các phần mềm chuyên trách. những thập niên 60-70 người ta đã có Vi xử lý ( giống máy tính ngày nay ) . tuy nhiên sự linh hoạt và khả năng tự động hóa không cao bằng máy tính ngày nay, nhưng vẫn đáp ứng được bài toán điều khiển tự động kết hợp với điều khiển bằng tay thông qua tín hiệu analog . ( Vi xử lý sử dụng tín hệu số ). dùng cho công việc phóng tên lửa.
chúng ta luu ý là việc điều khiển tên lửa không khó , cái khó nhất là chống nhiễu hệ thống ( điều kiện về nhiệt độ, vận tốc, phóng xạ , âm thanh .... rất khắc nghiệt . và khoảng cách cũng là một trở ngại ). nói cho các bạn dẽ hình dung . một sinh viên loại khá có thể thiết kế được một máy tính điều khiển được một robot làm việc theo yêu cầu . vậy tổ hợp một lớp học với nhiều người từ cơ khí , CNTT, Động lược học , không gian... là có thể điều khiển được tên lửa rồi ! - (Vũ Văn Điệu)
Máy tính có trước tên lửa đấy bạn ạ, còn để phóng tên lửa, phi thuyền vào không gian thì người ta áp dụng các định lý của Newton là đủ, ngày nay nếu để chính sác hơn thì người ta áp dụng các định lý của Einstein nữa. - (Quoc Thinh)
Bạn hiểu lầm rồi: cơ bản công nghệ và máy tính đã có vài thập kỉ rồi, có điều nó ko được xuất sắc như hiện tại.
Trên 50 năm trước, ng dân ko có máy tính để xài, nhưng bí mật quốc phòng của các nước lớn như Mỹ, Nga... đã phát triển và nghiên cứu về những công nghệ hiện nay.
Đơn giản hiện tại, làm sao mà bạn có được cái camera để chụp một hành tinh cách chúng ta vài triệu năm ánh sáng, nhưng chắc chắn các nước lớn trên thế giới đều làm được điều này. Biết đâu 30 năm nữa bạn có thể mua 1 cái camera chụp được những Hành tinh Xa xôi chỉ vài trăm usd - (Gop y)
Đồ quân sự có trước đồ dân sự vài chục năm bạn ơi. Với lại hồi đó ít người phóng tên lửa nên dễ phóng hơn. - (Minh2)
Thời thế chiến thứ 2, tên lửa đạn đạo đầu tiên của thế giới, V-2/A-4, đã được chế tạo bởi Wernher von Braun. Khi ấy, người ta dùng hệ thống con quay hồi chuyển (gyroscope) và lên chương trình cho nó bằng một loại máy tính gọi là analog computer (máy tính chyên dùng lượng điện thế hay dao động để hiển thị số thay vì dùng hệ nhị phân như máy tính hiện nay) để điều khiển những cánh đuôi của tên lửa hướng đến mục tiêu. Tuy nhiên, thiết bị này không thật sự chính xác nên xác xuất trúng đích khá thấp nhưng nó lại là công nghệ cao thời đó. Sau này, khi NASA thành lập vào những năm 50, đã xuất hiện những máy tính kỹ thuật số có thể điều khiển con tàu tốt hơn.
- (Hoai Thu)
Liên xô dùng máy tính Minsk, còn Mỹ dùng apple - (linh)
người ta dùng bệ phóng bạn à - (Vũ)
Trước đây, khi kỹ thuật số chưa tiến bộ như bây giờ, người ta điều khiển tên lửa bằng giọng nói (như ra lệnh vậy). Trong tên lửa có thiết bị nhận tiếng nói từ người điều khiển (qua một cái loa công suất lớn). Ví dụ như: Khởi động (start), xuất phát (emit), sang trái (turn left), sang phải (turn right)... và khi đến nơi thì ra lệnh dừng lại (stop) vậy thôi - (nhitaphu)
Họ dùng máy tính điện tử quay tay để tính toán đấy (mà thời đó gọi là máy tính cơ). - (Lê Đức Giang)
Thì đốt lửa ở đít nó đấy thôi @@@ ai cũng thấy mừ. - (chuyên gia tên Lửa)
Sóng vô tuyến và bây giờ vẫn thế! - (Same)
Troi a, cac nha khoa hoc tra loi con lo mo huong ho gi lay y kien ban doc - (Thong)
người ta buộc phi thuyền vào cá chép :3 - (họ tên)
Bạn thực sự khong biết ư?! Người ta dùng nội công và thần giao cách cảm, nhưng kể từ khi computer phát triển thì hai món võ công tuyệt kỹ này đã bị thất truyền. - (ngô thanh hà)
ngày xưa hẳn ấy! Người ta dùng hệ dẫn đường định vị bằng chú cuội.. - (chiphoi)
Trước kia khi không nghệ máy tính chưa phát triển, người ta vẫn có thể điều khiển được tên lửa.nó gần giống như tên lửa phòng không vậy. Trước tiên người ta tính toán rồi lập ra một quỹ đạo cho tên lửa, khi tên lửa bay nó được xác định vị trí bằng ra-Đa vị trí hiện tại của tên lửa được so sánh với quỹ đạo được lập lên từ trước, các sai lệch của tên lửa khi bay được lập thành lênh điều khiển rồi phát lên tên lửa qua sóng radio, tên lửa sẽ điều chỉnh hướng của loa phụt để chỉnh lại quỹ đạo... - (Trần)
Cái này bạn tìm coi phim Apollo 13 sẽ tìm thấy sơ bộ về các hệ thống. Phim này coi rất hay. - (Air Favion)
Chắc là dùng ống bơm xe đạp với máy tính casio - (Dann)
Nói cho bạn dể hiểu. Có 4 vận tốc vũ trụ. Vận tốc vũ trụ 1 tương ứng với 7,9km/s thì nó sẽ trở thành vệ tinh của hành tinh mà chúng được phóng. Tốc độ vũ trụ 2 tương ứng 11,2km/s nó sẽ trở thành vệ tinh của mặt trời. Tốc độ vũ trụ 3 tương ứng 16,6km/s nó sẽ thoát ra khỏi lực hấp dẩn của mặt trời. Tốc độ vũ trụ 4 tương ứng 525km/s nó sẽ đủ lón để thoát ra khỏi dãy ngân hà. Vì các hành tinh đều có lực hấp dẩn nên với các vận tốc tương ứng như thế - (Thuc)
Nhờ Cuội và chị Hằng ----> chỉ cần bộ đàm phủ sóng tốt :) - (dung pham)
Uh, tôi cũng đang tự hỏi. Tại sao khi các vật thể bay vào trái đất, đến tầng trung lưu sẽ bị thiêu cháy, còn tên lửa thì ko bị? Cảm ơn. - (Tỉu Cái)
mình ko thật sự am hiểu, nhưng theo mình biết thì trình độ của Liên xô,Mỹ "cách đây vài thập kỉ" thì Việt Nam vài thập kỉ nữa chắc cũng ko thể bằng. Vậy nên họ phóng được tên lửa, tàu vũ trụ, đưa người lên không gian,lên mặt trăng như đi chợ là điều dễ hiểu... - (Phong)
à, phải lấy tên lửa ra khỏi hộp, sau đó bỏ vào bệ phóng và bấm nút là nó phóng đi thôi bạn ạ :) - (Loc Nguyen)
B1 bước quan trọng nhất. Là sản xuất tên lửa bạn phải tạo ra một tên lửa cho riêng bạn ko đụng hàng B2 lắp vào bệ phóng. Ko có thì đi thuê. Ko biêt thì gọi 1080 B3 ấn nút phóng quan trọng lắm đấy phải coi phong thủy chọn ngày giờ chọn ng phóng. Nói chung là khó lắm đấy phải cố gắng nhiều nhưng mà ăn tết song đã nhé. Chúc mọi ng năm mới Mã Đáo Thành Công. Tài Lộc Như Ý - (Đào Ra Tiền)
Theo minh nghi cac nha khoa hoc se tinh toan truoc cac buoc di cua ten lua cung nhu khong gian va thoi gian nao la thich hop nhat... sau do se hieu chinh ten lua theo tung buoc thoi gian nhat dinh...hieu 1 cach nom na la minh se :" ghi chu " cho ten lua theo tung moc thoi gian se lam gi, theo 1 thu tu nhat dinh ...y nhu la chiec dong ho bao thuc nhac nho cac viec can lam... theo minh nghi la vay - (cop nanh kiem)
Đơn giản là người ta nhấp một cái nút hình tròn-màu đỏ. - (Thao Pham)
1 câu hỏi hay nhưng mà khó giải đáp vì để làm được chuyện này thì nó là cả một lĩnh vực tập hợp nhiều công nghệ phức tạp. Trên thế giới chỉ có vài nước làm được chuyện này. Việt nam ko nằm trong số này, do đó mình nghĩ chắc người vn ko thể giải thích nổi hết vấn đề bạn hỏi. Nếu giải thích được chi tiết làm sao phóng tên lửa vào vũ trụ thì chắc người vn đã phóng được rồi chứ ko phải nhờ nước khác. - (luxubu)
Từ thập kỷ '50 của thế kỷ XX đến nay, công nghệ động lực để phóng các phương tiện bay vào vũ trụ vẫn không có gì khác hơn là các tên lửa đẩy sử dụng nhiên liệu rắn, nhiên liệu lỏng hoặc kết hợp cả hai. Tên lủa để phóng phương tiện bay vào không gian thường gồm 3 tầng để có thể đạt tốc độ vũ trụ cấp 1 (7,9 km/s) đưa phương tiện bay vào quỹ đạo vệ tinh nhân tạo của trái đất hoặc tóc độ vũ trụ cấp 2 (11,2 km/s). Còn muốn đưa phương tiện bay rời khỏi hệ mặt trời thì cần đạt tốt độ vũ trụ cấp 3 (16,6 km/s). Các tên lửa dùng để đưa phương tiện bay vào vũ trụ đều được gọi là Missile (tên lửa có điều khiển) khác với rocket (tên lửa không diều khiển). Để biến một Rocket thành một Missile người ta phải có hệ thống điều khiển dựa trên công nghệ máy tính và công nghệ vô tuyến viễn thông. Ngay từ cuối những năm '50 của thế kỷ trước, máy điện toán đã được phát minh và nó được dùng phổ biến từ năm 1960 trở đi nhờ công nghệ bán dẫn tạo ra các transistor., tiền thân của các vi mạch điện tử ngày nay. Các máy điện toán thời đó đã có thể dùng để tính toán quỹ đạo bay, tính toán thời điểm ngắt các tầng tên lửa, điều khiển các động cơ phản lực để thay đổi vị trí của phương tiện bay trên quỹ đạo và thay đổi hướng đi của phương tiện bay. Các máy điện toàn thời đó rất công kềnh nên rất khó đem theo trên các phương tiện bay. Chúng thường được người ta sử dụng đẻ tính toán tại các trung tâm điều khiển rồi truyền tín hiệu cho phương tiện may thực hiện. Đến cuối thập kỷ '60, đầu thập kỷ '70, công nghệ vi mạch (mạch tích hợp) ra đời cho phép thu gọn kích thước và trọng lượng của các máy điện toán để các phương tiện bay có thể mang theo chúng, tự tính toán các thông số bay và tự thực hiện quỹ đạo bay. Điều này được áp dụng phổ biến trong các phương tiện bay có người điều khiển thuộc Chương trình Appolo của Mỹ hay các chương trình trạm không gian Salyut và Mir của Liên Xô (Nga) hoặc các chương trình thám hiểm Mặt trăng và các hành tinh phía trong của hệ mặt trời như Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa. - (Nguyễn Minh Tâm)
người ta ăn cắp công nghệ Cây đa của nhà bác học Chú Cuội VN đó bạn!!!! - (dien)
Qua hỏi mấy ông NASA - (Chảo Mỡ)
Điều khiển bằng tay...:D - (Nemo de Nemo)
Họ dùng máy vi tính bạn ạ - (Hien)
Người ta dùng công nghệ điện toán và lập trình bằng các công thức của Vật Lý và Toán Học là chủ đạo. Nếu nói đơn giản, thì người ta sẽ có số liệu chính xác từ vận tốc, lực đẩy, trọng lượng, gia tốc, lực cản... để lập ra một quy trình quỹ đạo cho tên lửa đẩy. Tuy rằng mọi thứ ở trái đất vẫn luôn phải chịu lực hấp dẫn, càng to lớn nặng nề thì lực càng lớn. Nhưng lực đẩy từ tên lửa sẽ phải đủ lớn hơn lực hấp dẫn của trái đất cho đến khi vào vị trí yêu cầu (Vị trí này đã thuộc về vũ trụ và vẫn chịu lực hấp dẫn của trái đất nhưng không bị rơi xuống nữa, cũng không bị trôi đi vượt khỏi vị trí yêu cầu.)
Quỹ đạo gồm hai phần chính yếu: Quỹ đạo tên lửa đẩy và quỹ đạo không gian.
Em chỉ biết được chừng mực ấy thôi, còn chi tiết hơn nữa thì phải là chuyên gia mới có thể giải thích được. Việc phóng tên lửa hoặc phi thuyền vào không gian thì đơn giản vì bất kỳ ai có tiền và tìm hiểu chút là làm được, nhưng mà để đạt đến độ chính xác từng mm thì phải cần cả một đội ngũ nhà nghiên cứu, nhà toán học, vật lý học và máy móc thiết bị cực kỳ đắt đỏ. Cái giá trị hơn cả là độ chính xác thực tế là cái yêu cầu phải tính toán cực kỳ tỉ mỉ và chính xác. - (Hà Hihi)
Không khó đâu bạn ạ, nếu có 1 hòn đá bạn "chỉ cần" ném nó lên trới vs vận tốc cỡ 7.9km/s (vận tốc vũ trụ cấp I), nó sẽ thành 1 vệ tinh bay xung quanh TĐ, còn cấp II và III nữa. Còn về hành trình thì cũng như lái chiếc tàu trên biển, chỉ có cái khó là tính toán chu kì quĩ đạo của các hành tinh để nó đáp đúng lúc đúng chỗ - (h)
Casio FX500MS - (Thuat Phung)
không có người việc nào trả lời đc câu hỏi của bạn đâu ^^ - (lool)
đơn giản là làm 1 tên lửa thật lớn , gắn thêm con quay hồi chuyển để đảm bảo quỹ đạo và hàng loạt hệ thống định vị dẫn đường nhưng cơ bản là áp dụng định luật 3 newton , đó là những gì khoa học có thể làm được. - (Minh Silents)
cách đây vài thập kỷ, con người vẫn sử dụng công nghệ máy tính đời đầu để phóng tên lửa và con người lên vũ trụ. trên lý thuyết thì công nghệ thời đó và thời nay không khác nhau nhiều cho lắm. chỉ điều dung lượng và khả năng tính toán của máy tính thấp hơn rất nhiều so với ngày nay. thậm chí hiệu suất của máy tính trên tàu apollo ( chiếc tàu đưa con người lên mặt trăng) thua xa chiếc iphone đời đầu, bộ nhớ của tàu apollo chỉ là 5mb. mặc dù bộ nhớ rất nhỏ, chỉ đủ chứa 1 bài hát mp3 nhưng do tất cả các chương trình của tàu được viết riêng cho tàu và thậm chí cái mã code cơ bản đều được viết lại và định nghĩa riêng nên trương trình cho tàu có thể nói là được viết rất "chặt chẽ và mạch lạc, không dài dòng". lý do cái trương trình ngày nay ngày càng chiếm nhiều dung lượng là vì để viết được 1 chương trình "chặt chẽ và mạch lạc" như của tàu apollo đời đầu là rất tốn thời gian và công sức vì người ta phải viết và định nghĩa lại code cơ bản xong từ đó viết lên chương trình nên người ta mới phát minh ra Java, c++..... những ngôn ngữ lập trình này sẽ giúp con người viết chương trình trở nên đợn giản hơn rất nhiều nhưng điều này cũng có nghĩa là chương trình sẽ không "đơn giản và mạch lạc" như trước nữa.thêm thông tin cho bạn biết, chương trình chạy và kiểm soát lò phản ứng hạt nhân chỉ tốn 74mb thôi - (tri)
Câu này hỏi người đầu tiên bay vào vũ trụ Garisson thì may ra biết được thôi! - (Dũng)
Chui vào buồng đốt xem nó phóng kiểu gì - (duong)
buộc dây bơm hidro bạn ah - (Dinhhuyhai đinh huy hải)
đốt hidro và oxi lỏng chiếm phần lớn diện tích tên lửa - (Đại Tướng Đth)
Câu hỏi của bạn quá khó, chẳng thấy ai trả lời. - (kid_1412)
hỏi bác google xem bác ấy có biết ko - (trungtruc)
NGười ta sẽ dùng Sóng radio(sóng vô tuyến) để điều khiển tàu vũ trụ bạn ah.Để thực hiện việc truyền tín hiệu bằng sóng radio tới tàu vũ trụ người ta sẽ cần tới vài cái trạm Phát sóng radio to dùng - (quanghuy2006vn)
lấy tay phải cầm tên lửa ,và ném thật mạnh vào vũ trụ là ok rồi ! - (MR VINH)
Nó phóng lên vũ trụ bằng tốc độ tối đa của lửa và dùng một loại nhiên liệu đông lạnh và có sức công phá lớn. Muốn điều khiển để bay đúng vào quỹ đạo thì dùng một loại máy tính cảm ứng công nghệ cao. - (Nguyen Huu Tuan)
dùng nước đó, nhưng là hydro + oxy hai thứ này ở dạng lỏng nhé. khi chúng kết hợp với nhau sẽ tạo ra lực đẩy cho tàu vũ trụ đó. - (nguyennhuhiep)
nhung nguoi thich dua - (quangvuhong)
Tên lửa muốn bay lên được thì nó phải có động cơ, ở đây là động cơ tên lửa, thuộc họ nhà động cơ phản lực. Làm thế nào để điều khiển được tên lửa khi chúng bay lên.. có hai cách, cánh 1 là dùng con quay hồi chuyển để điều khiển cho tên lửa bay theo hướng đã định, cách 2 là dùng điều khiển bằng sóng radio... Còn câu hỏi là làm sao để phóng phi thuyền vào ko gian người ta dùng công nghệ máy tính gì. Thưa với bạn là khi con người đưa được vệ tinh và phi thuyền vào không gian thì lúc đó con người đã phát minh ra máy tính rồi, có điều máy tính lúc đó ko tính toán được nhiều con số như bây giờ nhưng cũng đủ để tính toán, dẫn hướng cho 1 tên lửa bay vào quỹ đạo. - (caohung772004)
tang toc den cap do vu tru 1,2,3....de thang luc hap dan la duoc - (Phan Thanh Quảng)
trước tiên là chuẩn bị bệ phóng và các thiết bị phản lực. tiếp theo chọn địa điểm và thời gian phóng. Tính toán quỹ đạo và vận tốc của tên lửa . sau khi kiểm tra mọi thứ đạt tiêu chuẩn thì khi đó có thể phóng tên lửa lên quỹ đạo được rồi. - (hùng hero)
Có rất ít người biết một cách cụ thể, và cũng không thể trả lời và chỉ dẫn. - (vnus)