31/05/2017, 12:38

Làm sao nhận biết bệnh qua tai?

Vận dụng vành tai (bộ phận bên ngoài tai) để chẩn đoán bệnh tật đã có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc. Các tác phẩm về y học của các thời đại đều có rất nhiều ghi chép liên quan đến việc “quan sát tai”, “nhìn tai”, “khám tai”. Trong Linh khu-bản tạng thiên viết: “Người tai cao thì thận ...

Vận dụng vành tai (bộ phận bên ngoài tai) để chẩn đoán bệnh tật đã có lịch sử lâu dài ở Trung Quốc. Các tác phẩm về y học của các thời đại đều có rất nhiều ghi chép liên quan đến việc “quan sát tai”, “nhìn tai”, “khám tai”.

Trong Linh khu-bản tạng thiên viết: “Người tai cao thì thận cao, người sau tai lõm thì thận hạ, người tai cứng thì thận cứng, người tai mỏng không cứng thì thận dòn”. “Chứng trị chuẩn thằng” của Vương Khẳng Đường thời Minh nói: “Phàm những người bờ vành tai hồng hào thì khỏe mạnh, người tai mỏng trắng, mỏng đen thì thận đều hư”. Da của vành tai là một bộ phận thể hiện ra ngoài của toàn cơ thể, y học hiện đại đã ví vành tai là thần hình cơ thể thu nhỏ, các tố chức khí quan của cơthể đều có huyệt vị tương ứng trên vành tai (h1), khi các tổ chức khí quan trong cơ thể sinh bệnh đều sẽ phát sinh biến hóa và phản ứng tương ứng tại một vị trí riêng biệt nào đó trên vành tai.

Phương pháp quan sát có:

1. Nhìn hình thức của vành tai

Vành tai bình thường thịt dày và mềm mại, không có vật gì nhô lên, mạch máu ở vành tai ẩn không nhìn thấy, vành tai nhẵn bóng bằng phẳng. Trung y cho rằng, vành tai dài, dái tai đẫy đà là tượng trưng cho việc khí thận dồi dào. Người mà thận khí dồi dào đa số đều khỏe mạnh sống lâu. Vành tai khác thường thi là biểu hiện của việc có bệnh.

Vành tai khác thường thường gặp có mấy biểu hiện như sau: Các vị trí tương ứng của vành tai có thay đổi về hình thái, đầu khớp xương gồ lên hoặc có nốt nhỏ lõm xuống, vết lõm hình vòng tròn, vết gồ dạng như sợi dây và những hình dạng dây dợ lằng ngoằng đan xen, thường thấy ở người bị bệnh gan, sỏi mật, lao phổi, bệnh tim, khối u... Chẳng hạn người mắc bệnh xơ gan thì tại khu vực về gan trên vành tai đa số hay hiện lên nốt gồ và đầu khớp xương.

Các vị trí tương ứng trên vành tai xuất hiện các nốt gồ cao hơn da xung quanh, thấy có mẩn mụn đỏ như kiểu bọt nước, trong dân gian gọi là mụn cơm, màu sắc có thể đỏ hoặc trắng, thường thấy ở người mắc bệnh viêm khí quản cấp mãn tính, viêm ruột cấp mãn tính, viêm ruột thừa cấp mãn tính, viêm thận cấp mãn tính, viêm bàng quang,..

Trên bờ vành tai xuất hiện kết cấu dạng cức đột thô ráp không bằng phẳng, thường thấy ở người bị bệnh chất xương sống cổ, xương sống ở thắt lưng tăng sinh.

Trên dái tai có một đường nhăn chéo rất rõ ràng kéo dài từ trên xuống dưới (hình 2) (có thể một tai hoặc cả hai tai đều có), thường thấy ở người bị bệnh tim dạng xơ cứng động mạch vành.

Có tài liệu cho thấy ở người mắc bệnh xơ cứng động mạch vành thì tỉ lệ tử vong của người có nếp nhăn nơi dái tai cao hơn người không có.

Ví dụ, người mắc bệnh xơ cứng động mạch vành kèm theo dái tai có nếp nhăn trong vòng 8 năm có tỉ lệ tử vong cao nhất, chiếm 78%; người bệnh dái tai cónếp nhăn nhưng không mắc bệnh xơ cứng động mạch vành trong tám năm có tỉ lệ tử vong là 72%, còn cao hơn tỉ lệ tử vong của người mắc bệnh xơ cứng động mạch vành nhưng không có nếp nhăn ở dái tai (57%).

Một tài liệu khác cho biết: ởngười bệnh hàm lượng prôtêin đàn hồi ở dái tai thấp hơn người bình thường. Prôtêin đàn hồi trong cơ thể thấp cho thấy có động mạch bị xơ cứng.

Biểu đồ châm cứu sẽ cho biết điểm nào đó trong nếp nhăn nơi dái tai có liên quan đến tim. Mạch máu ở da tai dồi dào dễ nhìn thường thấy ở người bệnh nhánh khí quản giãn nở, bệnh xơ cứng động mạch vành ở tím, bệnh hoại tử cơ tim, bệnh cao huyết, áp.

Thịt nơi dái tai mỏng và có màu cà phê thường thấy ở người bệnh thận và bệnh đái đường.

2. Nhìn màu sắc của vành tai

Vành tai bình thường có màu hơi vàng và hồng hào. Toàn tai có màu trắng thường thấy ở người phải chịu gió rét dữ dội hoặc trúng gió lạnh độc, cũng thấy ở người bị bệnh thiếu máu, toàn tai có màu xanh hoặc đen thường thấy ở người bị bệnh đau đớn dữ dội.

Dái tai màu xanh là biểu hiện của việc sinh hoạt vợchồng quá độ.

Bờ vành tai đen cháy, khô là triệu chứng của việc tinh thận suy thoái cực độ.

Tai sưng đỏ là do thiếu dương tương hỏa tấn công hoặc do gan mật ẩn nhiệt hóa độc gây ra, cũng có thể là do viêm tai giữa hoặc bệnh ghẻ lở, vết nẻ da gây ra.

Ởđằng sau tai thấy có các mạch màu đỏ, kèm theo hiện tượng mang tai mát lạnh thường là dấu hiệu của bệnh sởi.

Dái tai thường xuyên đỏ ửng lên thường là người có thể nhiều huyết chân. Do bị lạnh, dái tai đổi sang màu tím đỏ sẽ sưng lên phát triển thành chỗ loét và còn dễ sinh ra đóng vảy trên da, đây là biểu hiện của việc quá thừa đường trong cơ thể, dễ mắc bệnh đái đường.

Trên vành tai có hiện tượng tróc những mảng da nhỏ màu trắng như hạt đường, kỳ cũng khó hết, thường thấy ở các loại bệnh về da.

Ngoài ra, khi phủ tạng hoặc cơ thể có bệnh, tại một vị trí tương ứng trên vành tai cũng sẽ xuất hiện các phản ứng dương tính biến sắc. Quy luật của nó là: phản ứng dương tính của bệnh kiểu viêm nhiễm cấp tính là có vết hoặc chấm đỏ ửng, nhồi máu, mẩn mụn màu đỏ... Phản ứng dương tính của bệnh dạng khí chất cấp tính đa số là hiện lên vết, chấm trắng hoặc chấm trắng nhưng viền đỏ ửng, phản ứng dương tính của bệnh dạng khối u là kết trạng gồ lên, xuất hiện vết chấm màu xám.

Đối với sự biến sắc xuất hiện trên vành tai, trước hết phải đối chiếu hai bên tai với nhau, xem có phải ở những bộ phận tương ứng đều có không (cả hai bên đều có phản ứng dương tính sẽ giúp cho việc chẩn đoán được tiện lợi) sau đó dùng dụng cụ y tế ấn vào, ấn vào có cảm giác đau là phản ứng dương tính (phượng pháp dùng dụng cụ y tế ấn vào, xin xem ở dưới). Như vậy có thể nâng cao tính chính xác của việc “Nhìn taikhám bệnh”.

Hình 1: Nhĩ huyệt đ(Các huyệt ở lai)

3. Ấn vào điểm đau ở vành tai

Vành tai giống như một thai nhi đảo ngược, trạng thái bệnh lý của lục phủ ngũ tạng, tứ chi bách cốt của cơ thể con người đều có thể có phản ứng dương tính trên các bộ vị tương ứng của vành tai.

Áp vào điểm đau trên vành tai, nói theo thuật ngữ y học là. “phương pháp ấn đau huyệt tai”. Sau khi bệnh phát sinh, điểm đau lập tức hình thành, thường sau khi triệu chứng tự giác của người bệnh xuất hiện thì điểm ấn đau trên huyệt tai mới phát sinh. Bệnh tình càng nặng thì điểm đau càng nhạy cảm. Trên lâm sàng phản ứng ấn đau rõ ràng nhất là của chứng bệnh đau đớn hoặc viêm nhiễm cấp tính. Bệnh tình khỏi dần thì điểm đau cũng theo đó từ từ biến mất.

ở bệnh não cấp tính ấn đau vành tai không rõ. Chẳng hạn có người đã tiến hành khám vành tai của 75 người mắc bệnh viêm gan và phát hiện rằng có 61 người ấn đau dương tính ở khu vực gan, còn trong 151 người bình thường ấn đau dương tính ở khu vực gan chỉ có 4.

Phương pháp thao tác ấn đau huyệt tai là:

Dùng cán kim châm cứu, que khám bệnh hoặc que diêm ấn đều lên các huyệt trên vành tai (Huyệt vị vành tai xem hình 1), khám tìm ra điểm huyệt ấn đau nhạy cảm nhất, Người kiểm tra khi ấn điểm đau phải quan sát kỹ lưỡng nét mặt và phản ứng của người bệnh, như có kêu gào, nhăn mày, chớp mắt, né tránh hay không.

Điểm ấn dương tính là đau như bị kim châm, ở bộphận ấn khám xuất hiện vết lõm sâu, vết lõm láu hồi phục cũng là dương tính. Khi ấn phải dùng đều sức, không được nặng hoặc nhẹ để tránh xuất hiện hiện tượng dương tính giả. Đối với điểm phản ứng dương tính đã tìm ra, có thể kết hợp với các triệu chứng của cơthể và đến bệnh viện khám thêm một bước nữa, chẩn đoán chính xác xem là bệnh gì. Tuyệt đối không được chỉ dựa vào một điểm mẫn cảm nào đó để kết luận bệnh.

Hình 2

Nguồn: Ông Văn Tùng
0