31/05/2017, 12:38

Làm sao nhận biết bệnh khi nhìn qua hình dạng, màu sắc của tay?

Ngón tay của người bình thường đầy đặn hồng hào, chuyển động linh hoạt, co duỗi tự nhiên, năm ngón phối hợp nhịp nhàng, bàn tay có màu hồng nhạt hoặc hồng phấn, trơn mềm sáng, khí sắc điều hòa đều đặn. Nếu ngón tay biến hình hoặc màu sắc của bàn tay trở nên thẫm hơn hoặc nhạt hơn, thậm chí xuất ...

Ngón tay của người bình thường đầy đặn hồng hào, chuyển động linh hoạt, co duỗi tự nhiên, năm ngón phối hợp nhịp nhàng, bàn tay có màu hồng nhạt hoặc hồng phấn, trơn mềm sáng, khí sắc điều hòa đều đặn. Nếu ngón tay biến hình hoặc màu sắc của bàn tay trở nên thẫm hơn hoặc nhạt hơn, thậm chí xuất hiện màu sắc khác thì tình trạng sức khỏe chắc chắn đang có chuyện khác thường.

a) Ngón tay, bàn tay biến hình

Đốt ngón cái khá ngắn và quá cứng, không dễ gập cong thường thấy ở người bị bệnh nhức đầu cao huyết áp, bệnh tím và trúng gió.

Ngón trỏ cong về một bên, khe hở giữa các đốt to và đường vân tán loạn, thường thấy ở người bị bệnh gan mật ảnh hưởng làm cho chức năng của tì vị thất thường.

Ngón giữa cong về một bên, đốt ngón tay lậu phùng cho thấy chức năng của tim và tiểu tràng hơi yếu.

Ngón đeo nhẫn cong sang một bên, đốt ngón tay lậu phùng, thường thấy ở người bị bệnh ở hệ thống tiết niệu và hệ thần kinh suy nhược.

Ngón út cong sang một bên kèm theo hiện tượng da bàn tay khô, thường thấy ở người mà chức năng tiêu hóa không hoàn thiện.

Ngón cái và ngón trỏ không thể nhanh chóng tiếp xúc với nhau nhiều lần liên tiếp (ở người bình thường tốc độ tiếp xúc khá nhanh) cho thấy có thể đã mắc chứng vận động của tiểu não mất cân bằng.

Gờ ngón trỏ (*) cao hơn các gờ khác (hình 3) thường cho thấy có thể đã mắc bệnh xuất huyết não.

Hình 3                                                Hình 4

Ngón tay có hình dùi trống (tức đầu ngón còn to hơn đốt ngón, giống như cái dùi trống) là cho thấy có thể mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh phổi nghiêm trọng như phổi có mụn mưng mủ mãn tính, lao phổi, ung thư phổi, bệnh tim phổi, đó là do thiếu ôxy mãn tính lâu ngày, tổ chức kết đểở đầu cuối các ngón tay dần dần tăng sinh gây ra.

Cổ tay rũ xuống yếu ớt hoặc khớp xương ngón tay trở nên giống vuốt chim, gọi là “tay vuốt chim” là do thần kinh cổ tay ở cẳng tay bị tổn thương khiến tay bị teo cơ theo chiều hướng tăng dần.

Khớp xương ngón tay sưng to, da nhăn nheo, cơ thịt cơ gân teo lại, thường thấy ở người bị bệnh khớp tính[1]

Khớp xương ngón tay sưng to, hai đầu nhỏ ở giữa to như con thoi dệt vải, lại cong queo tê cứng, không duỗi thẳng ra được, đau đớn, khi hoạt động càng đau hơn, thường thấy ở bệnh viêm khớp xương dạng phong thấp.

Gãy xương ngón tay, sau khi khỏi ngón tay hoàn toàn không thể cong gập được, nếu bệnh ở ngón cái thì không thể tiếp xúc với bốn ngón kia được, gọi là bệnh xương ngón tay liền khối, là một loại bệnh biến xương có tính di truyền rất hiếm gặp.

Đứng thẳng nhắm mắt, hai tay giơ thẳng ra đằng trước, ngón tay duỗi ra, nếu thấy ngón tay hơi run run là biểu hiện của chứng chức năng sinh lý của tuyến giáp trạng quá mức bình thường.

Tổ chức tế bào dưới da ở ngón tay bị mất nước, da trên mặt, bàn tay và đầu ngón tay nhăn nheo, khô quắt lại giống như lúc ngâm tay trong nước quá lâu (được người ta gọi là “tay đàn bà giặt áo”), thường thấy ở người bị bệnh đường ruột, dạ dày cấp tính hoặc chứng nôn ọe, ỉa chảy nhiều lần, dữ dội.

Cơ thịt ở bàn tay teo tóp trầm trọng, mất đi hình dạng ban đầu, đặc biệt là cơ ở vùng đại ngư tế và vùng tiểu ngư tế (hình 4) mà teo tóp rõ rệt khiến bàn tay bằng phẳng giống như chi trước của vượn khỉ (được gọi là “tay vượn”), thường thấy ở người bị chứng viêm hoặc thần kinh cánh tay bị thương.

Bàn tay phù thũng, ngón tay tê liệt cho thấy có thể là bệnh tim.

Cả bàn tay trở nên rộng và dày, ngón tay thô, ngắn, đồng thời xương gò má, xương cằm, xương trán đều có biểu hiện bất thường, thường thấy ở chứng khôi u tuyến yên não ở người lớn.

Da ở bàn tay nổi mẩn mụn nước, bóc da, kèm theo hiện tượng ngứa ngáy dữ dội, đa số là viêm nhiễm vi khuẩn ở bàn tay tức bệnh ghẻ lở tay.

Trên bàn tay, ngón tay có gân xanh lộ ra đa số là biểu hiện của việc trong ruột có phân ứ đọng.

Da trên mu bàn tay khô nhăn, khớp xương ở các ngón cứng đờ không linh hoạt, nếu chạm vào một cái, tay sẽ cảm thấy lạnh cóng, quanh năm bốn mùa đều như vậy là do mắc phải chứng cóng lạnh tay chân, thường thấy ở người già thể lực yếu đuối. Nếu tay chân lạnh cóng theo từng cơn, khi phát tác kèm theonhững triệu chứng đau bụng dữ dội, sắc mặt xanh tái, toát mồhôi lạnh, sau khi phát tác lại như người bình thường thì thường là bệnh giun đũa.

b) Màu sắc ngón tay, bàn tay thay đổi

Ngón trỏ trắng bệch và nhỏ bé yếu ớt, cho thấy chức năng của gan mật hơi kém, loại người này dễ mệt mỏi, tinh thần thường ủy mị không phấn chấn.

Ngón giữa trắng bệch, nhỏ bé và yếu ớt, cho thấy chức năng của tâm huyết không đủ hoặc thiếu máu.

Ngón đeo nhẫn trắng bệch nhỏ bé, cho thấy chức năng của thận và chức năng của hệ thống sình dục kém.

Ngón út trắng bệch nhỏ yếu thường thấy ở người mà tiêu hóa hấp thu bị chướng ngại hoặc bị các chứng táo bón, ỉa chảy.

Đầu ngón của hai tay trắng bệch lạnh cóng cho thấy có thể mắc bệnh dạ dày, ruột mãn tính và có khuynh hướng bị ung thư dạ dày.

Màu da tay trở nên đậm hơn, thường thấy ở người mắc bệnh sắc tố mất cân bằng hoặc bệnh dạ dày, đường ruột.

Bàn tay có màu trắng nhàn nhạt thường thấy ở người bị thiếu máu, xuất huyết ngầm, bàn tay màu trắng cho thấy phổi có bệnh hoặc trong cơ thể có chỗ bị viêm.

Bàn tay có màu xanh lam thường thấy ở người mắc chứng chức năng đường ruột gặp chướng ngại.

Bàn tay màu xanh biếc thường thấy ở người mà tuần hoàn máu gặp chướng ngại.

Bàn tay có màu lục cho thấy đang bị thiếu máu hoặc mắc bệnh về tì vị.

Bàn tay có màu vàng thường thấy ở người mắc bệnh mãn tính.

Bàn tay có màu vàng kim thường thấyở người mắc bệnh gan.

Da bàn tay trở nên dày, cứng, sáng, trơn nhẵn, khô có màu vàng nhạt, gọi là bệnh “chướng cự giác hóa”, thường là do di truyền nhiễm sắc thể rõrệt, đa số phát bệnh ở trẻ sơ sinh, thường có lịch sử gia tộc.

Bàn tay có màu vàng đất, không sáng bóng, cho thấy có thể đã mắc bệnh ung thư.

Bàn tay xuất hiện các mao mạch dạng lưới, màu đỏ thường thấy ở người thiếu vitamin c.

Toàn bộ lòng bàn tay có những chấm vết màu đỏ sậm hoặc màu tía thường thấy ở người bệnh gan, Da ở bề mặt lòng bàn tay, đặc biệt là ở khu vực đại, tiểu ngư tế và các đầu ngón tay đỏ lên theo kiểu như nhồi máu, thường thấy ở người bị xơ gan và ung thư gan.

Bàn tay có màu đỏ sau đó dần dần chuyển thành màu tím sẫm, thường thấy ở người bệnh tim, đồng thời dự báo rằng bệnh tình đang dần nặng hơn.

Bàn tay quá đỏ cho thấy có khuynh hướng bị trúng gió. Người cao huyết áp nếu thấy cả bàn tay có màu hồng trà là cho thấy có thể là điềm báo trước của bệnh chảy máu não.

Da bàn tay mềm mại hồng hào như gấm vóc cho thấy dễ mắc bệnh phong thấp nhiệt hoăc tê thấp.

Tổ chức dưới da bàn tay tụ máu tím bầm, thường thấy ở người bị bệnh sốc do cảm nhiễm nghiêm trọng.

Trên lòng bàn tay khảm những vết chấm mờ mờmàu tàn thuốc lá, thường là dấu hiệu của người hút thuốc lá quá nhiều đã bị bệnh tim.

Bàn tay có màu đen thường thấy ở người bệnh thận, Giữa bàn tay có màu nâu đen thường thấy ở người bệnh dạ dày, đường ruột,

Vùng từ cổ tay đến tiểu ngư tế xuất hiện màu đen hoặc màu tím sẫm (hình 4), thường là tín hiệu của việc do phong thấp dẫn đến bệnh ở phần lưng. Lúc này ở mắt cá chân bên trong cũng sẽ xuất hiện màu đỏ.

Hình 5, 6, 7, 8


[1]Trên bàn tay, bộ phận gồ lên ở dưới gốc ngón tay có thể gọi là gò như gò ngón trỏ, gò ngón cái.

Nguồn: Ông Văn Tùng
0