giống cà chua lai HT7
Giống cà chua HT7 - Khả năng chịu nóng cao, giống trồng chủ yếu ở trái vụ: Các vụ sớm, các vụ muộn (xuân hè). - Thuộc dạng ngắn ngày, thấp cây, thời gian từ trồng đến thu lứa quả đầu 55 - 60 ngày. Quả nhanh chín, màu sắc quả chín đỏ đẹp. - HT7 có năng suất cao đạt 40 ...
Giống cà chua HT7
- Khả năng chịu nóng cao, giống trồng chủ yếu ở trái vụ: Các vụ sớm, các vụ muộn (xuân hè).
- Thuộc dạng ngắn ngày, thấp cây, thời gian từ trồng đến thu lứa quả đầu 55 - 60 ngày. Quả nhanh chín, màu sắc quả chín đỏ đẹp.
- HT7 có năng suất cao đạt 40 - 56 tấn/ha. Năng suất tích luỹ của HT7 đạt nhóm cao nhất.
- Nhiều hoa, sai quả, độ lớn quả trung bình (70 - 85g/quả). Dạng quả tròn - hơi dài, quả không bị nứt sau mưa.
- Thịt quả dầy, chắc mịn, khô dáo. Khẩu vị ngọt dịu, có hương thơm. độ Brix 4,6 - 4,8.
Quả chắc vận chuyển xa tốt.
- Đặc biệt quả của HT7 khi áp dụng đúng quy trình kỹ thuật có khảnăng bảo quản lâu dài (70 - 80 ngày sau thu hoạch) ở đầu kiện kho tự nhiên. HT7 là kết quả nghiên cứu phối hợp thành công về chất lượng tiêu dùng của quả với độ chắc bền thịt quả chịu bảo quản tốt.
- HT7 ngắn ngày, nhanh cho thu quả, có khả năng trồng trái vụ nên rất thuận lợi cho áp dụng nhiều kiểu luân canh cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Do giống thấp cây lên chi phí vật liệu làm giàn
được giảm lớn và ít ảnh hưởng tới sức khoẻ con người khi phun thuốc phòng trừ.
Từnăm 1999 đến 2006 giống HT7 phát triển sản xuất hàng trăm ha mỗi năm. Đây là giống cà chua lai tạo ra trong nước công nhận Quốc gia đầu tiên của Việt Nam cạnh tranh được với các giống thế giới để phát triển
sản xuất diện tích lớn.
1. Chuẩn bị đất:
Đất trồng cà chua phải được luân canh với bắp , lúa , rau , đậu… Đất vụ trước không trồng họ Cà ( như cà chua , cà tím , ớt, khoai tây, thuốc lá… ). Đất phải cày bừa tơi xốp , sạch cỏ và thoát nước tốt. Nếu trồng vào mùa mưa phải lên luống cao để cà chua phát triển tốt. Nếu độ pH đất dưới 6 phải xử lý thêm vôi để độ pH tăng lên từ 6 - 6 , 5.
2. Ngâm ủ hạt giống
- Lượng giống thường dụng cho 1.000m2( tùy thuộc vào mật độ , hạt to hay nhỏ , tỷ lệ nảy mầm. Bình thường 1 gói hạt giống 5 gram có từ 1.500-2.000 hạt. Quy trình ngâm ủ như sau: phơi nắng lô hạt từ 1 – 2 giờ , ngâm trong nước ấm không bị phèn mặn ( 2 sôi + 3 lạnh ) , thời gian từ 6-10 giờ , vớt hạt để ráo nước , đổ hạt vào khăn ẩm ( đã vắt ráo ) gói lại , cho gói hạt vào bao nylon ( polyethylene ) , cột kín miệng chống bốc thoát hơi nước , đem ủ ở nhiệt độ từ 26 – 290C , thời gian ngâm ủ khoảng 3 ngày thì hạt bắt đầu nảy mầm.
- Gieo: Khi hạt cà chua vừa nhú mầm nên gieo ngay vào bầu đất , những hạt chưa nẩy mầm nên ủ lại , gieo hạt cạn 0 , 3 cm sau đó rải phân đất nhuyễn lấp hạt một lớp đất mỏng. Thành phần đất vô bầu ( sau khi đã sàng ( rây ) để loại bỏ rác , cục đất to ) thường gồm: 1 phần đất tơi xốp + 1 phần phân chuồng đã hoai + 1 phần tro trấu + 0 , 2% lân + 0 , 2 đến 0 , 5% vôi bột.
- Khi cây con được 2-3 lá thật ( lá nhám ) có thể đem trồng. Trước khi đem cây con ra đồng nên phun một lượt thuốc BVTV như Thane M 80WP , Marthian 90 SP và Thianmectin 0.5ME. Nên trồng vào những ngày có mây râm mát hoặc buổi chiều. Sau khi trồng dùng phân vi sinh hòa vào nước tưới cho cây giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
3. Phân bón
- Bón lót :
Luống ươm :10 kg phân chuống hoai + 100g Super lân cho 10m2.
Ruộng trồng : 2 , 5 – 3 tấn phân chuồng hoai + 30 kg Super Lân + 7 -8 kg KCL ( cho 1.000m2 ).
- Bón thúc
Luống ươm nói chung không thèm bón thúc. Nếu cây xấu quá pha loãng NPK0g/10lít nước tươi 1 -2 lần.
Ruộng trồng bón thúc lần 1 ( 7 – 10 ngày sau trồng ) : 5 – 6 kg Urê + 15 g Super lân +7 – 8kg KCl + 10 kg bánh dầu( một loại phân hữu cơ từ phế phẩm của thực vật như đậu phộng). Bón thúc lần 2 ( 20 – 25 ngày sau khi trồng ): 10kg Urê + 7 -8 kgKCl + 20kg bánh dầu. Lần 3 ( 30 – 45 ngày sau khi trồng ) 10kg Urê + 7 -8 kgKCl + 20kg bánh dầu. ( Lượng phân bón tính cho 1.000 m2 ).
4. Phòng trừ sâu bệnh
Cây cà chua thường bị nhiều sâu bệnh tấn công.
a.Sâu bệnh
Phổ biến nhất là ruồi đục lá ( Liriomyza trifolii )( sâu vẽ bùa). Bọ phấn ( Bemisia myricae ) , bọ rùa 28 chấm ( Epilachna vigitioctopunctata ) , sâu xanh da láng ( Spodoptera exigua ) , sâu đục trái ( Holicoverpa armegera )…
Phòng trừ ruồi đục lá dùng các thuốc Feat , Trigard , Netoxin , Sherzol…
Phòng trừ sâu đục trái , sâu xanh da láng dùng các thuốc gố BT ( Biocin , Dipel , Vi –BT , NPV ) , Atabron , Sherpa , Polytrin , Success..
Trừ bọ phấn dùng các thuốc Đầu trâu Bi-sad , Fastac , Hopsan , Trebon… Trừ bọ rùa dùng các thuốc cúc tổng hợp như Sherpa , Plytrin…
b. Bệnh hại
Quan trọng nhất có các bệnh mốc sương ( do nấm Phytophthora infestan ) , bệnh héo xanh ( do vi nấm Xanthomonas solanacearum ) , bệnh héo vàng ( do nấm Fusarium oxysporum ) , bệnh xoăn lá ( do virus ).
Phòng trừ bệnh mốc sương dùng các thuốc gốc Đồng , Disthan –M , Zin , Mexyl – MZ , Ridomil Gold , Alpine , Antracol…
Phòng trừ bệnh héo vàng dùng các thuốc gốc Đồng , Viben –C , Rovral tưới vào gốc rồi vun cao đất.
Phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn dùng các thuốc gốc Đồng , Kusuran , Cuprimycin…
Phòng trừ bệnh xoăn lá do vi rus chủ yếu là xử lý hạt giống và trừ bọ phấn triệt để , hạn chế bón đạm , tăng Kali và chất vi lượng bằng phun phân bón lá.
Không nên trồng cà chua liên tục trên một ruộng mà nên luân canh cây lương thực hoặc cây khác họ cà.