Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc bò cái tơ
Đặc điểm của bò giai đoạn này là lớn nhanh, cơ quan sinh dục và tuyến sữa bắt đầu phát triển, đặc điểm của các hướng sản xuất cũng được hình thành. Do vậy điều kiện nuôi dương và chăm sóc sẽ có ảnh hưởng lớn đến tính năng sản xuất và sinh sản về sau. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc bê tơ ...
Đặc điểm của bò giai đoạn này là lớn nhanh, cơ quan sinh dục và tuyến sữa bắt đầu phát triển, đặc điểm của các hướng sản xuất cũng được hình thành. Do vậy điều kiện nuôi dương và chăm sóc sẽ có ảnh hưởng lớn đến tính năng sản xuất và sinh sản về sau. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc bê tơ lỡ và bò cái hậu bị tương đối đơn giản.
Thức ăn và khẩu phần
Tính tiêu chuẩn ăn cho bê dựa theo thể trọng và tăng trọng dự kiến.
Trong giai đoạn này cần chú ý tạo cho bò có cơ năng tiêu hoá phát triển mạnh để tiêu hoá được nhiều thức ăn xanh. Tăng trọng không cần cao lắm, khoảng 600 – 700 g/ngày. Bê tơ hướng sữa quá béo hay quá gầy đều không tốt. Các loại thức ăn sử dụng tương tự như thức ăn cho bò khai thác sữa. Nói chung thức ăn trong giai đoạn này của bê chủ yếu là thức ăn thô xanh, chỉ bổ sung thức ăn khác khi thức ăn thô xanh bị thiếu.
Chăm sóc và quản lý
– Phân đàn: giai đoạn này phải tách riêng bê đực bê cái và phân thành đàn dựa vào độ tuổi, thể trọng, tình hình sức khoẻ.
– Vận động: Nếu bê nuôi nhốt thì hàng ngày phải cho vận động trong thời gian 4-6 giờ. Trong thời gian này kết hợp cho bê ăn cỏ khô và các thức ăn khô khác ngay trên bãi vận động.
– Huấn luyện: từ tháng tuổi thứ 6 trở đi bắt đầu xoa bóp bầu vú để tăng cường sự phát triển của mô tuyến và cơ năng phân tiết sữa về sau.
– Phối giống: Khi bê cái tơ lỡ đạt được thể trọng bằng khoảng 2/3 thể trọng trưởng thành của giống thì cho bê phối giống (khoảng 18 tháng tuổi). Cho bê phối giống quá sớm hay quá muộn đều không tốt. Phối quá sớm sẽ ảnh hưởng không tốt tới khả năng sinh trưởng và nuôi thai cũng như khả năng cho sữa sau đó. Nhưng phối quá muộn sẽ không có lợi về mặt kinh tế vì phải nuôi bò hậu bị quá dài.