25/06/2018, 14:10

Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc bê

Bê sơ sinh Thức ăn nuôi bê sơ sinh – Sữa đầu Thức ăn chủ yếu của bê sơ sinh là sữa đầu và sữa thường. Sữa đầu đáp ứng được yêu cầu của bê trong giai đoạn này vì nó có thành phần hoá học và bản chất sinh học đặc thù mà không thể thay thế bằng thức ãn nào khác. Sữa đầu có hàm lượng VCK cao ...

Bê sơ sinh

Thức ăn nuôi bê sơ sinh

– Sữa đầu

Thức ăn chủ yếu của bê sơ sinh là sữa đầu và sữa thường. Sữa đầu đáp ứng được yêu cầu của bê trong giai đoạn này vì nó có thành phần hoá học và bản chất sinh học đặc thù mà không thể thay thế bằng thức ãn nào khác. Sữa đầu có hàm lượng VCK cao (250 -300g/kg). Thành phần sữa đầu có thể tham khảo qua bảng dưới. Thành phần của sữaThành phần của sữa

Như vậy, so với sữa thường sữa đầu trội hơn hẳn về thành phần mỡ (1,5 lần), protein (5 lần), khoáng (2 lần), caroten (5 lần). Trong sữa đầu tỷ lệ albumin cao (2 – 3%) nên dễ tiêu hoá, phù hợp với bê (sữa thường chỉ có 0,5%). Sữa đầu có độ chua cao có tác dụng kích thích tuyến tiêu hoá, ức chế vi khuẩn, kích thích tiết dịch mật. Trong sữa đầu có hàm lượng γ- globulin cao (5% so với 0,1%) có tác dụng làm tăng sức đề kháng của bê lên vì trước khi bú sữa đầu trong máu bê hầu như không có globulin, nhưng sau khi bú sữa đầu thì loại protein này và kháng thể xuất hiện. Chỉ số A/G = 0,44 – 0,48, thấp hơn cả ở bò là 0,5 –  0,6. Đó là do bê sơ sinh có khả năng hấp thu nguyên vẹn γ-globulin từ sữa đầu vào máu. Khả năng này giảm dần khi thời gian sau đẻ tăng lên:

ty le hap thu globulin

Trong sữa đầu còn có hàm lượng MgSO4 cao (0,37% so với 0,017%) tạo thành chất tẩy nhẹ để đẩy cứt su ra ngoài.

Do có các yếu tố trên mà bê cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt và tỷ lệ mắc bệnh càng thấp. Thí nghiệm cho thấy sau 1 giờ cho bú tỷ lệ mắc bệnh là 7,9%, còn nếu sau khi đẻ 7 giờ mới cho bú thì tỷ lệ này lên tới 42%.

Như vậy sữa đầu đã nâng cao sức sống của bê sơ sinh nhờ 2 nhân tố:

– Dinh dưỡng cao và dễ đồng hoá.

– Tăng khả năng để kháng nhờ y-globulin, MgS04 và độ chua cao.

Trong trường hợp thiếu sữa đầu người ta có thể làm sữa đầu nhân tạo cho bê bú với thành phần như sau: 1 lít sữa nguyên, 10ml dầu cá, 5 – 10g muối, 2 – 3 quả trứng, nếu táo bón cho thêm 5 – 10g MgSO4

Sữa nguyên sau khi thanh trùng hạ nhiệt độ xuống 38 – 39°c, đập trứng và cho dầu cá, muối vào, đánh thật đều.

– Sữa thường:

Sau thời gian bú sữa đầu bê được cho uống sữa thường, tốt nhất của chính mẹ nó, nếu không cũng phải của những con khoẻ mạnh, không viêm vú.

– Các thức ăn khác:

Thời gian cuối bê phải được tập ăn thức ăn thô: cỏ khô, rơm.

Từ ngày thứ 5 trở đi có thể cho ăn thêm khoáng bổ sung.

Cách cho bê bú sữa

Yêu cầu bê phải được bú sữa đầu sau khi đẻ chậm nhất là 1 giờ. Sữa đầu dùng cho bê đến đâu thì vắt đến đó (vắt thừa làm mất sữa đầu của bê và dễ gây sốt sữa cho bò mẹ). Sữa phải đảm bảo vệ sinh, nhưng tuyệt đối không dùng nhiệt để xử lý vì dễ gây đông vón do có hàm lượng albumin cao (2 – 3% so với sữa thường chỉ 0,5%). Không được cho bê bú sữa vú viêm. Sữa phải có nhiệt độ thích hợp, tốt nhất là 35 – 37°C. Sữa càng lạnh thì khả năng đông vón ở dạ múi khế càng kém nên sẽ khó tiêu hoá.

Lượng sữa mỗi lần cho bú không được quá 8% so với khối lượng bê vì nó phụ thuộc vào dung tích dạ múi khế. Nếu sữa bú quá nhiều sẽ tràn xuống dạ cỏ trong khi nhu động dạ cỏ còn yếu nên vi sinh vật gây thối sẽ phát triển. Lượng sữa cho bú mỗi ngày bằng 1/5 – 1/6 khối lượng sơ sinh. Số lần cho bê bú bằng số lần vắt sữa mẹ. Thường lúc đầu cho bú 3 – 4 lần/ngày, về sau giảm xuống. Tuy nhiên, ở các trại chăn nuôi công nghiệp bê chỉ được ăn sữa 2 lần/ngày. Cho bê bú phải từ từ.

Trong thời kỳ này có thể cho bê bú trực tiếp hay gián tiếp:

– Cho bú trực tiếp:

Sau khi đẻ bê được trực tiếp bú mẹ hàng ngày. Thường cách này áp dụng trong chăn nuôi bò kiêm dụng sữa – thịt và đối với một số loại bò sữa có tập tính làm mẹ cao chỉ tiết sữa lúc có con bú. Lượng sữa bê bú không hết sẽ được vắt.

Trước khi cho bê nghé bú cần phải làm vệ sinh chuồng trại, vú bò mẹ phải được lau sạch. Nếu vú bị viêm phải chữa trị để tránh bê nghé viêm ruột. Thời kỳ này không cho bê đi theo mẹ mà phải nuôi ở chuồng.

Cách cho bú này có ưu điểm là: tỷ sống của bê cao, đề phòng viêm vú ở bò mới đẻ.

– Cho bú gián tiếp:

Khi đẻ tách con ra ngay, sau đó vắt sữa đầu cho vào bình có núm vú cao su có đường kính lỗ tiết < 2mm nhằm đảm bảo một lần mút không quá 30 mm sữa để cho rãnh thực quản hoạt động tốt. Khi cho bú đặt bình nghiêng góc 30°. Sau một vài ngày cho bú bình bắt đầu chuyển sang tập cho bê uống sữa trong xô.

Phương pháp tập cho bê uống sữa trong xô như sau: rửa sạch tay và ngâm vào trong sữa, thò 2 ngón tay lên làm vú giả. Tay kia ấn mõm bê xuống cho ngậm mút 2 đầu ngón tay. Sữa sẽ theo kẽ ngón tay lên. Làm vài lần như vậy bê sẽ quen và tự uống sữa.

Chăm sóc và quản lý bê sơ sinh

– Sau khi sinh, trước lúc cho bê bú sữa đầu cần tiến hành cân khối lượng của bê. Những thao tác này phải làm rất nhanh chóng để bê được bú sữa đầu sớm.

– Cần quan sát đặc điểm lông, da, phản xạ mút bú, răng, niêm mạc miệng, tình hình sức khoẻ, ăn uống, đi đứng… để có chế độ nuôi dưỡng cho thích đáng và xác định hướng sử dụng về sau. Cũi nuôi bê sơ sinh bằng treCũi nuôi bê sơ sinh bằng tre

– Bê sơ sinh rất yếu, khả năng chống đỡ bệnh tật kém nên cần được nuôi ở chuồng cách ly, trong đó mỗi con được nuôi trong một cũi cá thể có kích thước: dài 1,2- 1,4m, cao 1m, rộng 0,7m, sàn cách mặt đất 0,15m. Cũi này có thể làm bằng gỗ, tre hay bằng thép. Sàn nên làm bằng gỗ như giát giường. Cũi phải được đặt nơi thoáng nhưng không có gió lùa, hàng tuần được tiêu độc, hàng ngày được lau sàn và làm vệ sinh. Thời gian nuôi bê trong cũi này chỉ cho phép trong 30 ngày.

– Trên cũi này phải dặt xô chứa nước cho bê uống và xô để cỏ khô cho bê tập ăn.

– Mỗi ngày sát trùng rốn cho bê một lần bằng các dung dịch sát trùng đến khi rốn khô mới thôi.

– Hàng ngày cho bê xuống cũi để được vận động tự đo trong 3 – 4 giờ, thường mùa hè sáng vào lúc 8 -10 giờ, chiều từ 3 – 5 giờ, mùa đông chậm hơn 30 phút.

– Hàng ngày phải kiểm tra tình hình sức khoẻ bệnh tật của bê, vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi và cũi bê. Mùa đông treo rèm che chuồng nuôi để bê được ấm, mùa hè phải thoáng mát.

– Để cung cấp tia tử ngoại cho bê trong chuồng nên mắc bóng điện và cho sáng gián đoạn: sáng 3 – 4 giờ/tắt 1 – 2 giờ.

Bê từ sau sơ sinh đến cai sữa

Các loại thức ăn và cách sử dụng

– Sữa nguyên

Đây là loại thức ăn quan trọng nhất đối với bê trong giai đoạn này. Khả năng tiêu hoá các thành phần dinh dưỡng thường trên 95%. Các chất dinh dưỡng ở trong sữa tương đối hoàn chỉnh và phù hợp với yêu cầu sinh lý của bê. Cho nên trong bất kỳ phương thức nuôi dưỡng nào cũng cần phải có sữa nguyên. Tuy nhiên số lượng sữa nguyên cho ăn tuỳ thuộc vào giống, tầm quan trọng của bê, khả năng sản xuất sữa thay thế. Trong cả thời kỳ bú sữa lượng sữa cho ăn khoảng 180 – 720 kg/con.

Đọc thêm  Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bằng tinh cọng rạ

Trong tháng đầu tiên chủ yếu cho bê ăn sữa nguyên còn các thức ăn khác chỉ là tập ăn. Từ tháng thứ 2 về sau tuỳ theo mức độ sử dụng thức ăn thực vật của bê mà có thể giảm dần lượng sữa nguyên xuống. Cũng có thể thay thế dần bằng sữa khử bơ. Đến gần giai đoạn cắt sữa cần có thời gian chuyển tiếp bằng cách giảm dần số lượng và thời gian cho ăn sữa để đến khi ngừng cho ăn sữa bê không bị thay đổi đột ngột ảnh hưởng xấu đến tiêu hoá.

Phải cho bê bú sữa từ từ để cho rãnh thực quản khép kín đưa được hết sữa xuống dạ múi khế. Cho bú từ từ còn đảm bảo thời gian phân tiết nước bọt và các dịch tiêu hoá khác. Nước bọt nhiều thì pH dạ khế sẽ tăng thích hợp cho men kimozin hoạt động nên sữa sẽ được tiêu hoá tốt.

Sữa cho bê ăn phải đảm bảo vệ sinh và có nhiệt độ thích hợp: tháng đầu 35 – 37°c, tháng thứ hai 30 – 35°c, những tháng sau 20 – 25°c. Nếu có điều kiện nên tiến hành lọc sữa, sau đó đun lên nhiệt độ 80°c để thanh trùng rồi hạ xuống nhiệt độ cần thiết.

Số lần cho bú/ngày = lượng sữa cho bú trong ngày/ lượng sữa 1 lần. Trong đó lượng sữa cho bú/ngày = 1/5 – 1/6 khối lượng sơ sinh. Lượng sữa cho bú/lần bằng 8% khối lượng sơ sinh.

Khoảng cách giữa các lân cho bú phái gần đều nhau bởi vì dịch vị tiết tương đối ổn định nên cường độ tiêu hoá gần đều nhau theo thời gian. Tuy nhiên lần bú cuối cùng trong ngày không nên muộn quá 8 – 9 giờ đêm.

Cách cho bú: Cho bú bằng bình có núm vú cao su hay bằng xô như đã giới thiệu ở phần trước.

– Sữa khử mỡ

Có thể dùng loại sữa này thay thế cho một phần sữa nguyên, về mặt giá trị năng lượng sữa khử mỡ chỉ bằng 50% so với sữa nguyên, nhưng giá trị sinh vật học của nó cao. Sữa khử mỡ có thể dùng từ tuần tuổi thứ 3 – 4 trở đi. Cách dùng tương tự sữa nguyên, nhưng không được hỗn hợp với sữa nguyên mà phải cho ăn xen kẽ nhau trong ngày trong một thời gian, sau đó dùng sữa khử mỡ thay hẳn cho sữa nguyên. Thường dùng sữa khử mỡ thay hẳn sữa nguyên từ 40 – 45 ngày tuổi trở đi.

– Sữa thay thế

Đây là loại thức ăn chế biến có thành phần tương tự sữa nguyên nhằm thay thế một phần sữa nguyên. Yêu cầu chất lượng sữa thay thế như sau:

Thành phần dinh dưỡng phải đảm bảo đạt tỷ lệ tiêu hoá cao và phù hợp với đặc tính tiêu hoá dạ khế của bê, trong đó có:

+ Protein 12 – 15% VCK, trong đó ít nhất có 50% protein có nguồn gốc động vật, có đủ các axit amin không thay thế với tỷ lệ cân đối.

+ Mỡ 12,5-25% VCK. Mỡ đưa vào cơ thể phải có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn thân nhiệt. Thông thường người ta dùng dầu thảo mộc vì nó kinh tế nhất, nhưng dầu thảo mộc thường có nhiều axit béo không no nên cần hydro hoá để giảm bớt mạch nối đôi. Ngoài ra người ta còn dùng mỡ lợn. Mỡ trong sữa phải đảm bảo được điều kiện nhũ hoá bền vững khi hoà thành dạng sữa. Trong mỡ đó phải có các axit béo không no không thay thế được: linoleic, arachinoic, linoic. Các axit này có liên quan chặt chẽ với vitamin E, đồng thời nó có hoạt động như những chất xúc tác sinh học.

Để cho sữa có thể bảo quản được lâu dài thì trong đó cần có những chất chống oxi hóa. Thường người ta dùng photphatit vì nó có 2 tác dụng: nó là chất bị oxy hoá đầu tiên để chiếm các tác nhân oxy hoá và làm giảm sức căng bề mặt của mỡ nên làm cho mỡ dễ nhũ hoá.

+ Tinh bột: cần giảm tới mức tối thiểu vì trong 2 tháng đầu khả năng tiêu hoá tinh bột của bê còn kém.

+ Đường dễ tiêu: 5 – 10%

+ Xenluloza: 0,5 – 1%

+ Khoáng: 9 – 10%

+ Vitamin: 30 UI vitaminA, 8 – 10 UI vitamin D/kg VCK.

Tuỳ theo chất lượng của sữa thay thế mà quyết định thời gian bắt đầu cho ăn. Sữa tốt càng gần giống sữa nguyên càng cho ăn sớm, có thể bắt đầu từ 15 – 20 ngày tuổi. Các nước tiên tiến dùng sữa khử mỡ làm nền để sản xuất sữa thay thế.

Ví dụ một loại sữa thay thế có thể gổm: sữa khử mỡ 80%, dầu thực vật hydro hoá 15%, Photphatit 5%, chế phẩm vitamin (A+D), kháng sinh. Về giá trị dinh dưỡng 1,2kg sữa này tương đương 10kg sữa nguyên. Nó có thể bắt đầu sử dụng từ 11 ngày tuổi.

Có thể dùng sữa đậu tương làm sữã thay thế. Cách làm như sau: chọn loại đậu tương tốt ngâm trong nước 8 – 10 giờ, sau dùng cối xay bột xay thành bột nước. Cứ 1 kg đậu hạt xay thành 8 – 10 kg đậu nước, rồi đem lọc lấy nước, đun cách thuỷ cho kỹ, để nguội đến 37 – 39°C thì cho bú. Vì trong đậu tương có hàm lượng tinh bột cao nên không cho ăn quá sớm dễ gây ỉa chảy. Thường chỉ bắt đầu cho ăn từ cuối tháng thứ 2.

– Thức ăn tinh hỗn hợp

Có thể cho bê tập ăn từ 15 – 20 ngày tuổi. Vì dạ cỏ phát triển chưa hoàn thiện nên loại thức ăn tinh hỗn hợp tập ăn phải có chất lượng tốt, hàm lượng protein cao (160 – 170 g/kgVCK). Lúc đầu tập ăn có thể rang lên cho có mùi thơm để kích thích bê ăn. Lượng thức ăn tinh cho ăn được tăng lên theo độ tuổi.

– Cỏ khô

Trong quá trình nuôi bê cỏ khô là loại thức ăn cần thiết vì nó kích thích sự phát triển của dạ cỏ và chóng hoàn thiện hệ vi sinh vật dạ cỏ, tãng thêm dinh dưỡng và hạn chế ỉa chảy.

Có thể bắt đầu cho bê tập ăn cỏ khô từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 bằng cách để cỏ khô chất lượng tốt vào xô treo trên cũi cho bê.

Trong tháng tuổi đầu thức ăn thô cho bê chủ yếu là cỏ khô. Tuỳ theo dung tích dạ cỏ mà lượng cỏ khô được tăng dần lên theo tuổi.

– Cỏ tươi

Có thể tập cho bê ăn từ cuối tháng tuổi thứ nhất. Để cho bê sử dụng tốt thức ăn tươi sớm hơn thì phải làm cho hệ vi sinh vật dạ cỏ phát triển bằng cách lấy thức ăn đã nhai lại của bò cho bê ăn. Lượng cỏ tươi được tăng dần trong khẩu phần. Loại thức ăn này có thể bổ sung tại chuồng , hay cho bê trực tiếp gặm trên bãi chăn sau thời gian nuôi cũi (tháng đầu).

– Củ quả

Đây là loại thức ăn chứa nhiều bột đường, tương đối ngon miệng nên bê rất thích ăn. Tuy nhiên vì bột đường nhiều dễ lên men nên không cho bê ăn quá sớm mà chỉ cho ăn từ tháng tuổi thứ 3 trở đi. Khi cho ăn nên theo dõi phản ứng của đường tiêu hoá, nếu ỉa chảy thì phải dừng lại.

– Thức ăn ủ xanh

Hiện nay việc bắt đầu cho bê ăn thức ăn ủ xanh ở độ tuổi nào thì còn có nhiều ý kiến khác nhau. Theo nhiều tác giả thì nên cho bê ãn từ tháng tuổi thứ 3 trở đi.

– Kháng sinh

Kháng sinh được coi như là một chất kích thích sinh trưởng. Với liều lượng thích hợp nó tạo cho bê có khả năng tiêu hoá và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Đó là do nó kìm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Đối với bê kháng sinh có tác dụng tốt nhất là sau khi đẻ 10 ngày đến 3-4 tháng tuổi. Ngoài thời gian này tác dụng không rõ. Kháng sinh chỉ có tác dụng trong điều kiện nuôi dưỡng không hợp vệ sinh và khẩu phần không cân bằng. Về nguyên tắc chỉ dùng những loại kháng sinh không dùng trong điều trị và không dùng cho những gia súc được giữ lại làm giống.

Đọc thêm  Một số giống bò sữa phổ biến trên thế giới

– Chất khoáng

Từ tháng thứ 1 – 5 bê cần nhiều Ca và p nên phải bổ sung. Các loại thức ăn khoáng thường dùng là bột xương, bột đá vôi, phốtphát,bột vỏ sò, vỏ hến. Đồng thời phải cho bê vận động dưới ánh sáng mặt trời để tăng tỷ lệ hấp thu lợi dụng, tránh bệnh còi xương.

Phương pháp bổ sung: trộn lẫn vào thức ăn tinh, hoà vào sữa hay bổ sung dưới dạng đá liếm.

Các phương thức nuôi dưỡng và quản lý bê

(1) Nuôi bê tách mẹ hoàn toàn (bú sữa gián tiếp)

Phương thức này được áp dụng trong chăn nuôi bò sữa chuyên dụng. Thường trong tháng tuổi đầu bê được nuôi trên cũi cá thể, hàng ngày cho xuống cũi ra sân vận động trong vòng 3 – 4 giờ. Thức ăn và nước uống được cho ăn trong xô treo trên cũi. Thời gian này chưa nên cho bê chăn thả trên đồng cỏ.

Từ tháng thứ 2 trở đi bê được xuống cũi. Khi chăn nuôi theo quy mô lớn bê được phân nhóm dựa vào độ tuổi và độ lớn. Sữa được cho ăn theo giờ quy định tại chuồng trong bình, xô hay máng uống tập thể tự động. Các loại thức ăn và nước uống được bổ sung trong máng ăn và máng uống tập thể ở trong chuồng và sân chơi, về ban ngày bê được chăn thả trên lô cỏ. Về mùa đông thức ăn bổ sung tại chuồng có thức ăn tinh, cỏ khô, cỏ ủ xanh, củ quả. Nếu ở những cơ sở nuôi nhốt trong vụ này thì hàng ngày cũng phải cho bê vận động tích cực trong 2 – 4 giờ trên bãi chăn hay trên đường vận động, về mùa hè bê thường được chăn thả trên các lô cỏ có năng suất cao nên bê dưới 3 tháng tuổi không cần bổ sung cỏ khô và thức ăn nhiều nước.

Phương thức này có những ưu điểm sau:

+ Định mức được tiêu chuẩn và khẩu phần cho bê;

+ Nếu đảm bảo được các  điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng thì tỷ lệ sinh trưởng, phát triển tốt và tiết kiệm được sữa để nuôi bê.

+ Cho phép chuyên môn hoá và cơ giới hóa dây chuyền sản xuất.

Tuy nhiên, phương thức nuôi bê này đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao, nếu nuôi không đú.ng kỹ thuật dễ gây nhiều tổn thất, đặc biệt là do bê bị ỉa chảy. Hơn nữa, chi phí nuôi bê cao và cần vốn đầu tư lớn.

(2) Nuôi bê bú sữa trực tiếp

Theo phương thức này bê được trực tiếp bú sữa từ vú bò và lợi dụng được những ưu điểm sau:

+ Bê ăn được sữa có chất lượng tốt với nhiệt độ thích hợp, đảm bảo vệ sinh, có tính miễn dịch cao do đó mà giảm được tỷ lệ bệnh tật cho bê và tạo cho bê hấp thu và sử dụng các chất dinh dưỡng của sữa được tốt.

+ Kỹ thuật đơn giản, chi phí trang thiết bị và lao động thấp (không phải vắt sữa, vận chuyển, xử lý và cho bú…).

Tuy nhiên, phương thức này có nhược điểm là:

+ Không xác định được chúih xác lượng sữa bê bú ở con mẹ.

+ Dễ lây bệnh giữa mẹ hay những con cùng đàn sang bê con.

+ Không nâng cao được trình độ chuyên môn hoá, khó khăn cho cơ giới hoá.

Trong phương thức nuôi bê bú sữa trực tiếp có nhiều hình thức khác nhau:

Nuôi bê bảo mẫu

Hình thức này được áp dụng trong chăn nuôi bò sữa nhằm lợi dụng những ưu điểm của phương thức cho bú trực tiếp. Theo hình thức này, chọn những con bò cái không vắt sữa mà chỉ dùng để nuôi bê theo hình thức bảo mẫu: 1 bò nuôi một số bê nhất định. Thời gian nuôi một nhóm bê của bò bảo mẫu là 3 tháng, sau đó chuyển sang nuôi nhóm khác. Nếu bê được cho ăn sữa khử mỡ, sữa thay thế và thức ăn tinh tốt thì có thể tách mẹ bảo mẫu lúc 60 – 70 ngày tuổi.

Cách tiến hành:

Chọn bò làm bảo mẫu: chọn những con bò đang cho sữa và hoàn toàn khoẻ mạnh, sức sản xuất không thấp hơn trung bình của đàn, có tỷ lệ mỡ thấp. Bò cho trên 4000 lít sữa/năm không nên dùng làm bảo mẫu vì trong trường hợp này bê sẽ bú quá nhiều sữa và ăn ít thức ăn thực vật. Sức sản xuất của bò bảo mẫu có thể xác định dựa vào lượng sữa kỳ trước hay của tháng cho sữa trước đó, cũng có thể xác định thông qua cân bê trước và sau khi bú hay kiểm tra trước khi ghép nhóm mới.

Tuỳ theo sức cho sữa hàng ngày của bò mà quyết định số bê ghép trong mỗi nhóm. Thường đối với bê tính toán 4 kg sữa/con/ngày, riêng đối với bê đực giống 4,5 – 5kg/con/ngày. Do đó nếu bò có lượng sữa hàng ngày:

15 – 17 kg 4 bê

11 – 13 kg 3 bê

7 – 9 kg 2 bê

Sau khi cai sữa nhóm này lại dựa vào khả năng cho sữa trong thời gian tới mà quyết định số bê ghép trong nhóm tiếp theo.

Khi ghép có thể ghép một lúc cả nhóm là tốt nhất hoặc ghép từng con lần lượt (nếu không đủ nhóm một lúc). Con đẻ ra hoặc con đã ghép con thì cho đứng phía sau, con lạ thì cho đứng phía trước để tránh bò mẹ đá. Con bò nào hay đá thì nên buộc chân lại. Trước khi đưa vào ghép bê, ngừng vắt sữa của bò trong 10 – 12 giờ. Bước đầu cần rửa sạch và xoa bóp vú bò, vắt lấy một ít sữa thấm vào giẻ lau lên đầu, mình và hông của bê đưa vào ghép.

Nuôi dưỡng chăm sóc: việc sử dụng các loại thức ăn (trừ sữa) cho bê tương tự như nuôi bê tách mẹ hoàn toàn. Bê thường được nuôi ở ngăn chuồng riêng với mẹ bảo mẫu. Trong chuồng phải có máng ăn và máng uống. Trong máng ăn có các loại thức ăn khác nhau cho bê: cỏ khô chất lượng tốt, thức ăn tinh, thức ăn ủ xanh, khoáng.

Hàng ngày bê được chăn thả trên các lô cỏ tốt gần chuồng. Nên chăn thả bê xa mẹ bảo mẫu và mỗi ngày 3 lần cho bê gặp mẹ để bú. Nếu chăn thả chung bê với mẹ thường có tăng trọng kém vì chúng thường muốn đến với mẹ nhiều và không muốn ăn cỏ. Nếu nuôi nhốt thì bê cũng được nhốt riêng và hàng ngày cho gặp mẹ 3 lần để bú. Khi nuôi nhốt nhất thiết phải cho bê được vận động tích cực hàng ngày.

Nuôi bê theo mẹ

Theo hình thức này bê được bú trực tiếp sữa của chính mẹ nó trong suốt thời kỳ bú sữa. Hình thức này được áp dụng theo kiểu tách mẹ không hoàn toàn đối với các giống bò có bản năng làm mẹ cao chỉ tiết sữa khi có bê thúc vú bú sữa. Trước khi vắt sữa cho bê nghé tiếp xúc với con mẹ, thúc vú để tạo phản xạ thải sữa, sau đó tiến hành vắt sữa và dành lại một phần sữa trong bầu vú để cho bê bú trực tiếp hoặc vắt kiệt sữa rồi cho bê bú gián tiếp. Ngoài thời gian bú sữa bê được nuôi dưỡng chăm sóc như phương thức nuôi tách mẹ hoàn toàn.

Nuôi bê ghép mẹ

Hình thức này thường được sử dụng khi nuôi bò kiêm dụng sữa – thịt. Bên cạnh các trại khai thác sữa có các trại chuyên nuôi bê. Tại những trại nuôi bê thì cứ 1 bò cái nuôi 2 bê, trong đó 1 bê do nó đẻ ra và 1 bê lấy từ trại khai thác sữa đến. Thời gian nuôi bê bú sữa kéo dài 7 – 8 tháng.

Hình thức này đơn giản được kỹ thuật nuôi dưỡng bê, nâng cao được tỷ lệ nuôi sống và khả năng phát triển của bê, giảm được chi phí lao động, đồng thời cho phép tổ chức hợp lý việc sản xuất sữa và thịt trong một cơ sở.

0