24/05/2018, 22:00

Kỹ thuật

Một bài trình bày hiệu quả gần như đã hoàn tất sau khi chuẩn bị xong. Bây giờ bạn cần đền kỹ thuật trình bày. trình bày là một nhân tố quan trọng ngang với khâu chuẩn bị để có thể chuyển tải một bài trình bày hiệu quả. Các ...

Một bài trình bày hiệu quả gần như đã hoàn tất sau khi chuẩn bị xong. Bây giờ bạn cần đền kỹ thuật trình bày.

trình bày là một nhân tố quan trọng ngang với khâu chuẩn bị để có thể chuyển tải một bài trình bày hiệu quả.

Các kỹ thuật được áp dụng:

  • Ngôn ngữ trình bày
  • Cách trình bày
  • Cử chỉ cơ thể

Ngôn ngữ trình bày

Để chuyển tải thông tin, việc sử dụng ngôn ngữ (từ, câu) là một trong những điểm then chốt.

Nếu bài trình bày của bạn có nhiều từ khó và nhiều câu phức tạp, người nghe có thể khó nắm bắt và hiểu được

Vì vậy bạn nên cố gắng nói càng ngắn gọn và đơn giản càng tốt. Nếu bài trình bày của bạn có các từ viết tắt, bạn cần phải giải thích nó. Đừng nghĩ rằng tất cả những gì bạn biết thì người khác cũng biết.

Khi chủ đề của bài trình bày có liên quan đến vấn đề kỹ thuật thì cũng khó tránh khỏi các thuật ngữ nhưng kể cả trong trường hợp đó thì cố gắng giải thích ý nghĩa của nó một cách ngắn gọn.

Cách dùng từ phụ thuộc vào kiến thức đã có của người nghe vì vậy bạn có thể thấy là phân tích thông tin về người nghe là một nhiệm vụ không thể thiếu đối với một bài trình bày.

Cách diễn đạt

Cách diễn đạt là cách nói của bạn trong quá trình trình bày. Khi bạn nói chuyện, bạn cần giữ:

  • tốc độ nói
  • điểm dừng/ ngắt
  • lên giọng/xuống giọng

Tốc độ nói

Trong khi trình bày bạn cần điều chỉnh tốc độ nói của mình theo nội dung của bài trình bày.

Nếu tốc độ nói đều đều, người nghe có thể dễ ngủ gật và cảm thấy chán. Nhìn chung tốt nhất là theo các qui tắc sau đây:

  • khi chủ đề mang tính hài hước hoặc nhẹ nhàng thì cố gắng nói nhanh hơn
  • khi đề cập một vấn đề nghiêm trọng, phức tạp hoặc khi bạn nói đến một vài từ quan trọng hoặc từ khoá, hãy nói chậm lại.

Vấn đề quan trọng là tạo sự tương phản về tốc độ nói trong khi trình bày.

Điểm dừng / ngắt

Bạn nên thường xuyên ngừng nghỉ trong quá trình nói.

Dừng/ ngắt câu được dùng trong bài trình bày để đảm bảo bạn có thể liếc sang tờ ghi chú.

Dừng/ ngắt câu cũng là để cho người nghe có thời gian lĩnh hội những gì bạn vừa nói.

Khi bạn muốn thu hút sự chú ý của khán giả, bạn cũng nên dừng lại hoặc im lặng. Im lặng là một cách để dừng lại một cách có hiệu quả.

Ngữ điệu

Ngữ điệu là cách bạn lên giọng hay xuống giọng trong khi nói.

Nếu ngữ điệu lúc nào cũng đều đều thì người nghe dễ buồn ngủ. Hãy điều chỉnh ngữ điệu của mình cho thật tốt như:

  • khi bạn muốn nhấn mạnh điểm nào đó của mình, hãy lên giọng
  • khi bạn muốn thu hút sự chú ý của khán giả, hãy xuống giọng

Vấn đề là tạo sự tương phản trong ngữ điệu của mình khi nói.

Tất cả từ tốc nói, sự ngưng nghỉ hay ngữ điệu nói đều rất quan trọng để tạo ấn tượng nơi người nghe.

Cử chỉ cơ thể

Người nghe luôn nhìn về phía bạn trong suốt quá trình trình bày, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn có thể tạo ấn tượng nơi người nghe.

Trong phần này chúng ta thảo luận những yếu tố quan trọng liên quan đến thân thể như là kỹ thuật trình bày, chúng gồm:

  • ngôn ngữ cơ thể
  • tiếp xúc bằng mắt
  • biểu hiện nét mặt

Ngôn ngữ cơ thể

Sự cần thiết của ngôn ngữ cơ thể

  • Sự sinh động
  • Sức hấp dẫn
  • Sự nhấn mạnh
  • Sự cụ thể

Ngôn ngữ cơ thể hỗ trợ cho công việc trình bày của bạn

Việc phô trương thế mạnh cũng như sức hấp dẫn cho bài thuyết trình của bạn là rất cần thiết.

Bằng cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể bạn có thể nhấn mạnh được chủ đề hay điểm mấu chốt và trình bày về mỗi đối tượng một cách thuyết phục

Ngôn ngữ cơ thểlà một trong những hiệu quả trực quan.

Khi bạn sử dụng ngôn ngữ cơ thể, mỗi chủ đề sẽ tự nhiên hơn và có khả năng thuyết phục hơn.

Việc chủ động cử chỉ cơ thể sẽ giúp bạn tránh những thao tác gây hiệu ứng không tốt như

  • sử dụng que trỏ/bút trỏ không đúng qui cách. Người mới lên giảng lần đầu thường hay gõ nhịp que trỏ liên tục hoặc chiếu đèn trỏ vào mắt người nghe. Không chỉ đúng hình ảnh/nội dung muốn nói đến.
  • lời nói qua micro hay bị ngắt quãng khi phải di chuyển đầu+miệng.

Giao tiếp qua ánh mắt

Với người nghe nếu thiếu điều này thì sẽ rất khó gây ấn tượng với người nghe.

Nếu bạn không có bất kỳ một động tác giao tiếp qua ánh mắttrong buổi thuyết trình, khán giả sẽ cảm nhận:

  • người trình bày không quan tâm gì tới họ cả.
  • người trình bày không có chút tự tin nào về chủ đề muốn nói.

Nếu bạn luôn giữ giao tiếp qua ánh mắtvới khán giả, thì bạn sẽ được ấn tượng tốt về mình.

Ngoài việc luôn phải giao tiếp qua ánh mắtvới người nghe, bạn còn phải chú ý cảm nhận ánh mắt từ phía khán giả dành cho mình.

Hoặc người nghe rất chú ý đến bài thuyết trình của bạn hoặc người nghe cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Khi đó bạn có thể có những hành động linh hoạt, hợp lý dựa theo ánh mắt của người nghe như tiếp tục bài giảng hay dừng lại để kể chuyện hài hước.

Biểu lộ qua nét mặt

Việc biểu lộ qua nét mặtcủa bạn sẽ điều khiển nhịp điệu của bài giảng.

Nếu bạn đang kể về một chủ đề vui nhộn để khán giả thoải mái mà việc biểu lộ qua nét mặtcủa bạn thì lại cứng nhắc, thì khán giả sẽ không thực sự thưởng thức được câu chuyện vui của bạn.

Điều quan trọng ở đây là hãy cố gắng cảm thấy thoải mái khi đang thuyết trình, điều này khiến cho nét mặt của bạn được tự nhiên hơn và người nghe cũng cảm thấy thoải mái hơn.

0