25/05/2018, 00:15

Kinh tế thị trường

Kinh tế tư bản chủ nghĩa Kinh tế xã hội chủ nghĩa Kinh tế kế hoạch Kinh tế hỗn hợp Chủ nghĩa xã hội thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xã hội Kinh tế chuyển ...

  • Kinh tế tư bản chủ nghĩa
  • Kinh tế xã hội chủ nghĩa
  • Kinh tế kế hoạch
  • Kinh tế hỗn hợp
  • Chủ nghĩa xã hội thị trường
  • định hướng xã hội chủ nghĩa
  • xã hội
  • Kinh tế chuyển đổi
  • Kinh tế mở
  • Kinh tế khép kín
  • Kinh tế tự cung tự cấp
  • Kinh tế hàng hóa
  • Kinh tế tiền tệ

là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung. Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả. Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải.

Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình đẳng. Đấy là chưa kể vấn đề thông tin không hoàn hảo có thể dẫn tới việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Do một số nguyên nhân, giá cả có thể không linh hoạt trong các khoảng thời gian ngắn hạn khiến cho việc điều chỉnh cung cầu không suôn sẻ, dẫn tới khoảng cách giữa tổng cung và tổng cầu. Đây là nguyên nhân của các hiện tượng thất nghiệp, lạm phát.

Trong thực tế hiện nay, không có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo, cũng như không có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoàn toàn (trừ nền kinh tế Bắc Triều Tiên). Thay vào đó là nền kinh tế hỗn hợp. Tùy ở mỗi nước mà các yếu tố thị trường nhiều hay ít.

Trong thương mại quốc tế, mức độ thị trường hóa nền kinh tế có thể được sử dụng làm tiêu chí trong xác định điều kiện thương mại giữa hai

0