Khoa học quản lý nói chung
Quản lý (nói chung) là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường . => Có chủ thể quản lý (người quản lý) => Có ...
Quản lý (nói chung) là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường.
=> Có chủ thể quản lý (người quản lý)
=> Có đối tượng quản lý (người bị quản lý)
=> Có mục tiêu cần đạt được
=> Có môi trường quản lý
Vì sao cần quản lý: Đạt mục đích theo cách tốt nhất trong hoàn cảnh môi trường luôn biến động và nguồn lực hạn chế. Quản lý tạo ra giá trị gia tăng của 1 tổ chức.
Có thể cần phân tích thêm yếu tố quản lí trong điều kiện biến động của môi trường để thấy sự tương phản giữa quản lí cổ điển và quản lí hiện đại.
Chính yếu tố biến động này đã dẫn tới việc quản lí theo dự án trở thành trọng tâm cho thời nay, đối lập với quản lí hành chính quan liêu cổ điển.
Ví dụ:
Chủ thể Q/lý | Đối tượng Q/lý | Mục tiêu cần đạt được | Môi trường (có thể biến động) |
Quản lý sản xuất trong một nhà máy | |||
- Ban Giám đốc (đứng đầu là Giám đốc) | Cán bộ, công nhân, nhân viên | - Tăng năng suất lao động- Hạ giá thành sản phẩm=> Quy ra các chỉ tiêu, con số cụ thể | - Điều kiện làm việc trong nhà máy- Điều kiện sinh hoạt, đi lại trong thành phố- Tình hình chính trị, xã hội của nhà nước- ảnh hưởng của thế giới- ảnh hưởng của tự nhiên, khí hậu |
Quản lý học tập trong trường học | |||
Ban Giám hiệu (đứng đầu là Hiệu trưởng) | - Giáo viên- Sinh viên | Dạy tốtHọc tốt(Quy ra các chỉ tiêu, con số cụ thể) | - Điều kiện dạy, học trong trường- Điều kiện sinh hoạt, đi lại trong thành phố- Tình hình chính trị, xã hội của nhà nước- ảnh hưởng của thế giới- ảnh hưởng của tự nhiên, khí hậu |
Một số khái niệm khác nhau (đều được chấp nhận) về quản lý tổ chức
- Quản lý là nghệ thuật đạt mục đích thông qua nỗ lực của những người khác
(Khái niệm định tính)
- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng sự khác nhau trong cùng một tổ chức
- Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy và kiểm tra các nguồn lực của cơ quan, nhằm đạt được mục đích với hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn luôn biến động.
Đây là khái niệm mang tính kiến thiết, trong đó:
- Lập kế hoạch: quá trình thiết lập các mục tiêu và những phương thức hành động để đạt mục tiêu
- Tổ chức: quá trình xây dựng và bảo đảm những điều kiện để đạt mục tiêu
- Chỉ huy: quá trình chỉ đạo, thúc đẩy các thành viên làm việc một cách tốt nhất, vì lợi ích của tổ chức
- Kiểm tra: quá trình giám sát và chấn chỉnh, uốn nắn các hoạt động để đảm bảo công việc thực hiện theo đúng kế hoạch
a. có chủ thể quản lý và đối tượng quản lý
Thông tin hoạt độngThông tin điều khiển
- Chủ thể quản lý: tạo ra các tác động quản lý
- Đối tượng quản lý: tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý
b. Các mục đích là thống nhất giữa chủ thể và đối tượng quản lý
c. Có sự trao đổi thông tin nhiều chiều. Chủ thể quản lý phải thu nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
d. Tính linh hoạt, thích nghi, điều chỉnh, đổi mới của chủ thể quản lý. Môi trường quản lý luôn biến động.
Kết luận: Quản lý là 1 tiến trình năng động.
Quản lý là một nghệ thuật
Vì sao là nghệ thuật:
- Sự đa dạng, phong phú, muôn màu muôn vẻ của sự vật, hiện tượng
- Quản lý cơ quan hành chính ≠ quản lý doanh nghiệp ≠ quản lý trường học ≠ quản lý dự án
- Quản lý dự án A ≠ Quản lý dự án B
- Không phải mọi hiện tượng đều mang tính quy luật
- Không phải mọi quy luật đều đã được tổng kết thành lý luận
- Quản lý là sự tác động đến con người, mà con người thì rất phức tạp. Đòi hỏi người quản lý phải khéo léo, linh hoạt
- Hiệu quả quản lý phụ thuộc vào kinh nghiệm của người quản lý, cá tính của người quản lý, cơ may, vận rủi
Quản lý là một khoa học
Vì sao là khoa học
- Tổng hợp và vận dụng các quy luật: kinh tế, công nghệ, xã hội
- Vận dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ trong quản lý: các phương pháp dự báo, tâm lý học, tin học
Quản lý là một nghề
Vì sao là một nghề
- Phải học mới làm được
- Muốn thực hành được, phải có được nhiều yếu tố ban đầu: cách học, chương trình học, năng khiếu nghề nghiệp, ...)