“Một nhà văn có cái tao nhã của một hiền triêt phương đông,nói ít, nói ngắn nhưng mỗi câu nói dù rất nôm na cũng gọi là đúng tên sự vật sự việc”.
“Một nhà văn một lòng đi về với đất, với người, vơi thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”( nguyên hồng )
“Một nhà văn với ngòi bút sâu lắng , cẩn trọng tỉ mẩn, luôn luôn cố gắng để đi tới tận cùng những nỗi niềm, tâm trạng từng con người, từng số phận riêng, để từ đó góp một tiếngnói riêng vòa tranh sử chung về tâm tư tình cảm nhân của con người việt nam của văn học việt nam hiện đại”( nguyễn khải).
Những ai đã từng tiếp xúc với nhà văn Kim Lân đều không thể quên được một con người với lối sống giản dị, dân dã có phần quê mùa của mình. Nhưng, đằng sau cái bề ngoài xuềnh xoàng của một con người cứ muốn tự xoá mình đi ấy là một ngòi bút có cá tính, một kiểu đóng vai lâu ngày đã hoá tự nhiên. Nhà văn Kim Lân ấy, đối với văn chương của mình, tuy sáng tác không nhiều, nhưng văn chương của ông có gì rất gần gũi, thân quen như chính con người của ông vậy.
Hiếm có con người nào dành cả cuộc đời mình để sống mà dám gạt bỏ , dám nhận lấy những thiệt thòi và dành trọn vẹn cuộc đời cho tác phẩm tối trước cách mạng.
Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài. Ông sinh ra tại làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh vào ngày 1/8/1920. Từ nhở kim lân đã phải chịu những tủi nhục vì hoàn cảnh gia đình. Là con vợ lẽ, nên những chan chứa tủi thân vì bị coi thường luôn đeo bám suốt bên cuộc đời ông. Ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm, nhưng cũng cầm bút viết văn khá sớm.
Từ năm 1941, với năng khiếu văn chương phát lộ, các sáng tác của Kim Lân đã xuất hiện trên các báo. Sớm giác ngộ cách mạng nên từ năm 1944, Kim Lân đã tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc cùng với Nguyên Hồng, Nam Cao - những người bạn thân thiết, đồng tâm của ông áo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Cuộc kháng Pháp nổ ra, ông tiếp tục có mặt trong phong trào Văn hoá cứu quốc, công tác ở các báo Chi Lăng (Khu ủy khu XII), Xông pha (Quân đội khu XII), Dân quân Việt Bắc, Hội Văn nghệ Việt Nam , Báo Văn nghệ, báo chủ nhật.
Sau Cách Mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Những tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962).
Sinh thời ông sống tại Hà Nội. Nǎm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ông từ trần năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hen suyễn, hưởng thọ 87 tuổi.
Nhắc đến Kim Lân, là nhắc đến một mảng văn học đặc biệt, đậm đà hơi thở của làng quê. Từng trang viết của nhà văn sinh ra từ đồng ruộng này đều cay xè khói bếp, thơm thơm mùi lúa mới, ngai ngái mùi rơm rạ, bảng lảng những cánh cò chao nhịp.
Cả cuộc đời cầm bút của mình, Kim Lân chỉ luôn dành tình cảm cho những con người bình thường trong xã hội…những cái tên như con người của đồng quê, con người của cả dân tộc gắn với ông bởi cái tình đó, bởi những sáng tác của ông chủ yếu chỉ dành cho những người dân ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng, những con người đó dù cuộc sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa.
Những sáng tác của Kim Lân thường lấy bối cảnh kháng chiến chống Pháp hồi chín năm ở vùng trung - thượng du Bắc Bộ, là vùng mà cảnh quan và con người, lịch sử và phong tục vốn rất quen thuộc đối với ông.
Nếu nói như Nguyễn Tuân “nghề văn là nghề của chữ thì người viết văn này thật đã có một tay nghề vững chãi. Trong tay những ông thợ mộc tài hoa các loại gỗ có dịp phô ra hết vẻ đẹp để trở nên đắc dụng trong từng công việc thế nào thì chữ nghĩa trong tay Kim Lân cũng như vậy. Dưới sự điều khiển của ông, những con chữ hiện ra trên mặt giấy dễ dàng, thanh thoát, đâu ra đấy mà không lộ rõ sự dụng công phiền phức, hình như từng chữ biết tìm đúng vị trí của nó để tồn tại, những chữ người khác dùng đã bao lần rồi, đến tay ông vẫn tươi mới, như vừa được dùng lần đầu”. Một chút tủi thân mà Kim Lân từng cảm thấy rất rõ về thân phận mình (Đứa con người vợ lẽ) càng làm cho ông hiểu rằng, chỉ bằng sự tinh thông nghề nghiệp, một người viết văn mới có được một chỗ đứng vững chắc. Đó cũng là con đường duy nhất để đạt tới sự tự hào chân chính “Ta cũng chẳng kém gì các người!” mà trước đây, ông hằng mong ước. Kim lân đã dám dũng cảm và chân thực đến mức nào khi lấy một phần cuộc đời cơ cực của mình ra để dựng nên những câu truyện một cách chẳng ngại ngần.
Trong cả hai giai đoạn sáng tác, trước và sau cách mạng tháng tám, tuy viết không nhiều nhưng giai đoạn nào Kim Lân cũng có những tác phẩm hay và những giá trị mà các sáng tác của ông để lại thật lớn lao, khi phản ánh chân thật hiện thực xã hội của từng giai đoạn, khẳng định chân chính cây văn đại thụ Kim Lân chưa bao giờ phai tàn trong nền văn học nước nhà.
Ngoài sáng tác văn học, Kim Lân còn tham gia đóng phim và kịch. Một số vai tiêu biểu ông tham gia diễn xuất:
• Thống lý Pá Tra trong phim Vợ chồng A Phủ
• Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy
• Lý Cựu trong phim Chị Dậu
• Lão Pẩu trong phim Con Vá
• Cả Khiết trong vở Cái tủ chè của Vũ Trọng Can
• Cụ lang Tâm trong phim Hà Nội 12 ngày đêm