Khối tài sản chung
Sự đơn giản của luật viết . Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ có Điều 27 là điều luật duy nhất nói về thành phần cấu tạo của khối tài sản chung. Từ điều luật này, có thể nhận thấy rằng khối tài sản chung gồm có các tài sản do vợ hoặc chồng tạo ...
Sự đơn giản của luật viết. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chỉ có Điều 27 là điều luật duy nhất nói về thành phần cấu tạo của khối tài sản chung.
Từ điều luật này, có thể nhận thấy rằng khối tài sản chung gồm có các tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, bằng sức lao động hoặc thông qua các hoạt động chuyển nhượng tài sản có đền bù; các thu nhập do lao động hoặc thu nhập không do lao động; các tài sản có được do được chuyển dịch không có đền bù trong những trường hợp đặc thù và các tài sản do vợ và chồng thoả thuận là tài sản chung. Thực ra, còn một loại tài sản chung hình thành từ các phương thức xác lập quyền sở hữu trực tiếp theo luật chung về tài sản: sáp nhập, trộn lẫn, chế biến, xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu,... Mặt khác, trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, quyền sử dụng đất có căn cứ xác lập ban đầu theo quy định của pháp luật đất đai; tính chất chung hay riêng của quyền sử dụng đất được xác định theo các tiêu chí đặc thù, chứ không dựa vào hệ thống tiêu chí áp dụng chung cho các tài sản thông thường.
Thu nhập do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Khái niệm. Tiền lương, theo nghĩa của luật lao động, nhận được trong thờìi kỳ hôn nhân là loại tài sản chung đầu tiên, là nguồn sống của hầu hết các căp vợ chồng và của gia đình-hộ do vợ chồng đứng đầu. Luơng bao gồm luơng căn bản và các loại phụ cấp (độc hại, chức vụ, trách nhiệm, làm việc tại vùng xa, vùng sâu,...). Cũng là thu nhập do lao động, tiền thù lao khoán việc, tiền nhuận bút, công tác phí, trợ cấp thường xuyên, định kỳ hoặc bất thường, trợ cấp lễ, tết, trợ cấp sinh hoạt theo chức vụ,... Thu nhập do hoạt động sản xuất, kinh doanh thực ra cũng là một loại thu nhập do lao động theo nghĩa rộng nhất, bao gồm cả lợi nhuận ròng (trừ thuế và chi phí) từ việc bán sản phẩm, hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ
Những thu nhập nào còn có thể coi là thu nhập hợp pháp khác do lao động ? Hẳn không thể lập một danh sách hoàn chỉnh mà chỉ có thể liệt kê ra đây những thu nhập tiêu biểu.
- Trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hưu trí, trợ cấp một lần khi thôi việc, trợ cấp chính sách, trợ cấp thương tật, mất sức;
- Tiền thưởng gắn liền với huân chương, huy chương, danh hiệu cao quý, với bằng khen, giấy khen; tiền thưởng gắn với các công trình tim óc (tác phẩm, phát minh, sáng chế,...) được thực hiện trong khuôn khổ lao động sáng tạo theo đơn hàng của người khác;
- Học bổng, trợ cấp đào tạo;
- Tiền thưởng hoặc hiện vật thưởng do thực hiện xong một công việc theo sự phân công với kết quả tốt (thi đấu thể thao, văn nghệ,...) hoặc do thực hiện tốt một công việc có hứa thưởng (tìm được vật thất lạc, vượt qua một thử thách đối với lòng can đảm, lòng kiên nhẫn hoặc sức bền, lập một kỷ lục guiness, trả lời đúng các câu hỏi đố vui, dự đoán đúng các kết quả thi đấu thể thao,...);
- Tiền thưởng đột xuất và bất ngờ do thực hiện tốt một công việc làm hài lòng người thưởng, dù người sau này không hứa thưởng trước đó (chặn bắt trộm, cướp; chữa cháy; cứu người bị nạn, cứu tài sản trong một thiên tai;...);
Trường hợp thu nhập không do lao động
Thu nhập hợp pháp khác. Đứng đầu trong danh sách thu nhập hợp pháp khác không do lao động là các hoa lợi, lợi tức từ tài sản, do việc khai thác tự nhiên hoặc khai thác pháp lý: cây con sinh ra từ cây mẹ, gia súc con sinh ra từ gia súc mẹ, cá con, trứng, tiền cho thuê nhà, tiền lãi tiết kiệm, lợi tức cổ phiếu, trái phiếu, tiền thu được từ việc cho phép sử dụng tác phẩm,... Bất kể tài sản gốc là của riêng hay của chung, hoa lợi, lợi tức phát sinh tư ìtài sản đều là của chung.
Thu nhập do trúng thưởng. Cụm từ “thu nhập hợp pháp khác” có ý nghĩa rất rộng và có vẻ như bao hàm cả thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Bởi vậy, trong khung cảnh của luật thực định, thu nhập do trúng thưởng trong thời kỳ hôn nhân cũng thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Thực tiễn có xu hướng chấp nhận giải pháp này trong mọi trường hợp mà không phân biệt mối lợi gọi là trúng thưởng đó gắn liền với tài sản chung hay tài sản riêng
Ta phân biệt các trường hợp chuyển dịch tài sản không có đền bù tuỳ theo sự chuyển dịch mang hoặc không mang tính chất gia đình. Gọi là chuyển dịch không đền bù mang tính chất gia đình, sự di chuyển tài sản không có đền bù giữa những người có thể được gọi để nhận di sản của nhau với tư cách người thừa kế theo pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các chuyển dịch mang tính chất gia đình
Tài sản được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung. Không có vấn đề gì đặc biệt trong trường hợp tài sản được tặng cho chung cả vợ và chồng. Chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản theo ý mình và trong khuôn khổ pháp luật. Việc tặng cho một tài sản chung cho cả vợ và chồng rất thường được ghi nhận trong thực tiễn Việt Nam. Người tặng cho thường là cha mẹ của vợ hoặc chồng và việc tặng cho được thực hiện như một biện pháp khích lệ đối với cả vợ và chồng trong việc duy trì và củng cố cuộc sống chung. Nếu tặng cho được xác lập vào thời điểm kết hôn, thì được coi như một biện pháp hỗ trợ vật chất cho cặp vợ chồng trẻ trong thời kỳ đầu xây dựng cuộc sống chung.
Nhưng, thế nào là thừa kế chung ? Vợ và chồng có thể là người thừa kế của cùng một người ? Ví dụ điển hình nhất là trường hợp cha và mẹ cùng được gọi để nhận di sản do con chết để lại, với tư cách là người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất. Mặt khác, trong điều kiện luật không cấm con nuôi kết hôn với con ruột của người nuôi, hoàn toàn có khả năng vợ và chồng cùng được gọi để nhận di sản khi người nuôi của vợ hoặc chồng (đồng thời là cha hoặc mẹ ruột của chồng hoặc vợ) chết. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp cùng được gọi theo pháp luật để nhận di sản của một người, vợ và chồng có phần quyền thừa kế của riêng mình, như mỗi người thừa kế theo pháp luật khác. Tài sản mà họ có được do cùng được gọi để nhận thừa kế theo pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung theo phần chứ không phải là sở hữu chung của vợ chồng
Các chuyển dịch không mang tính chất gia đình
Trường hợp tặng cho mang tính chất quà biếu của đối tác trong giao dịch. Giao dịch ở đây được hiểu theo nghĩa rộng nhất: đó là sự bày tỏ ý chí nhằm tạo ra các hệ quả pháp lý. Theo cách hiểu đó, hoạt động của một công chức, viên chức Nhà nước trong khuôn khổ công tác cũng được coi là giao dịch. Bên cạnh đó, ta có những giao dịch theo nghĩa của luật dân sự: hợp đồng và hành vi dân sự đơn phương.
Trong mọi trường hợp mà quà biếu được thừa nhận không trái pháp luật, khó có thể coi đó là tài sản riêng do được tặng cho riêng. Tại sao ? Bởi:
- Hoặc, việc tặng cho có mối liên hệ mật thiết với một công việc nào đó đã, đang hoặc sẽ được thực hiện và công việc đó là một phần công tác của người được tặng cho. Trong chừng mực đó, tặng cho có thể được đồng hoá với một loại thu nhập bất thường do lao động và là tài sản chung.
- Hoặc, việc tặng cho được thực hiện nhằm mục đích thưởng cho đối tác vì đã chấp nhận giao dịch với mình. Đối với người được tặng cho, giao dịch đó có thể không được thực hiện một cách thuờng xuyên; nhưng nó là một phần trong hoạt động nghề nghiệp hoặc trong sinh hoạt của người này
Trường hợp tặng cho mang tính chất xã giao. Tặng cho mang tính chất xã giao thường được thực hiện không phải nhân dịp xác lập một quan hệ đối tác trong giao dịch mà nhân một dịp lễ, tết hoặc nhân một sự kiện nào đó đáng chú ý trong cuộc sống của người được tặng cho (sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, ngày giỗ người thân, tân gia, đỗ đạt, thăng chức,...), thậm chí, nhân một sự kiện đáng chú ý trong cuộc sống... của người tặng cho
Giả sử tặng cho xã giao được thừa nhận là có giá trị, thì trên nguyên tắc, luật chung về quan hệ tài sản giữa vợ chồng được áp dụng để xác định tính chất chung hay riêng: nếu là tặng cho chung thì đó là tài sản chung; nếu là tặng cho riêng, thì là tài sản riêng. Tính chất của tặng cho có thể được xác định, trong nhiều trường hợp, dựa vào tính chất của sự kiện mà nhân sự kiện đó, việc tặng cho được thực hiện: tặng cho nhân ngày cưới, tân gia, tết là tặng cho chung; tặng cho nhân dịp sinh nhật, thăng chức là tặng cho riêng. Có trường hợp việc dựa vào tính chất của sự kiện tỏ ra không hiệu quả đối với việc xác định tính chất của tặng cho
Xác lập quyền sở hữu theo các phương thức trực tiếp là việc xác lập quyền sở hữu không cần đến vai trò của một người chuyển nhượng. Các trường hợp xác lập quyền sở hữu theo phương thức trực tiếp được ghi nhận trong BLDS 2005 các Điều từ 236 đến 244 và Điều 247
Nhặt của rơi, của vô chủ. Đào được tài sản. Bắt được gia súc, gia cầm bị thất lạc
Thu nhập bất thường bằng hiện vật ? Một trong các giả thiết được hình dung như sau: chồng bắt được một con bò đi lạc mà không rõ ai là chủ sở hữu và báo với UBND xã; UBND tiến hành thông báo công khai; sau một năm kể từ ngày thông báo công khai vẫn không có ai đến nhận; theo BLDS 2005 Điều 242, tài sản đó thuộc về người bắt được và theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 27 khoản 1, tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ và chồng, do được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Thực ra, câu chữ của Luật hôn nhân và gia đình Điều 27 khoản 1 không hẳn cho phép rút ra được kết luận này một cách dễ dàng trong trường hợp vừa nêu; song, tập quán không ghi nhận giải pháp nào khác.
Có thể dùng cùng một phương pháp phân tích kết hợp các điều luật liên quan, để có được các kết luận
- 1 Cài đặt và các phương pháp xác định hàm băm
- 2 Solvent effects in the SN2 Cl- + CH3Cl reaction
- 3 Phân tích các chương trình đệ quy
- 4 Thiết lập mạng theo mô hình Workgroup
- 5 Quan hệ sinh thái học của vi sinh vật với các nhóm vi sinh vật
- 6 Lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- 7 Kiểu dữ liệu sơ cấp chuẩn trong C
- 8 Các vấn đề toàn cầu và chất lượng sống
- 9 Tạo dự án và ghi lưu dự án mới bằng Microsoft Producer
- 10 Các dịch vụ chung