Vì sao máy bay phải cất và hạ cánh ngược chiều gió?
Người lái máy bay thường thích cất cánh và hạ cánh ngược chiều gió, điều đó căn cứ vào nguyên tắc nào? Nguyên nhân chủ yếu có hai: một là có thể rút ngắn được khoảng cách chạy trên đờng băng khi cất cánh và hạ cánh, hai là tương đối an toàn. Vì sao làm như ...
Người lái máy bay thường thích cất cánh và hạ cánh ngược chiều gió, điều đó căn cứ vào nguyên tắc nào? Nguyên nhân chủ yếu có hai: một là có thể rút ngắn được khoảng cách chạy trên đờng băng khi cất cánh và hạ cánh, hai là tương đối an toàn.
Vì sao làm như vậy lại có thể rút ngắn đợc khoảng cách chạy trên đường băng khi cất cánh hoặc hạ cánh? Đó là vì máy bay chỉ cất cánh khi nào lực nâng do cánh máy bay sinh ra lớn hơn trọng lợng máy bay thì máy bay mới có thể rời khỏi mặt đất. Mà lực nâng lớn hay nhỏ lại liên quan tới tốc độ dòng không khí thổi qua bề mặt cánh máy bay: tốc độ này càng lớn, lực nâng sẽ càng lớn. Nếu như không có gió thì tốc độ dòng khí thổi qua bề mặt cánh máy bay sẽ bằng tốc độ chạy trên đờng băng của máy bay, nếu như có gió thổi ngược chiều thì tốc độ dòng khí thổi qua bề mặt cánh máy bay sẽ bằng tốc độ máy bay chạy trên đường băng cộng thêm tốc độ gió. Vì vậy ở tình huống sau lực nâng do máy bay sinh ra sẽ tơng đối lớn, khi tốc độ máy bay như nhau thì khoảng cách chạy trên đường băng của nó có thể ngắn hơn một chút so với không có gió.
Còn khi hạ cánh chúng ta lại muốn giảm nhanh tốc độ đang có của máy bay. Hạ cánh ngược gió sẽ có thể mợn sức cản của gió để giảm tốc độ máy bay khiến máy bay sau khi tiếp đất có khoảng cách chạy trên đường băng ngắn hơn một chút.
Vì sao làm như vậy lại tương đối an toàn ? Đó là vì tốc độ máy bay khi cất cánh hoặc hạ cánh đều tương đối chậm, tính ổn định tương đối kém, nếu lúc đó gặp phải cơn gió mạnh thổi ngang thì có thể bị đổ, gây ra sự cố. Do vậy người lái đều ghét gió thổi ngang và thích cất cánh hạ cánh ngược chiều gió và như thế và rút ngắn khoảng cách chạy trên đường băng vừa an toàn.
Do các nguyên nhân kể trên không thể xác định hớng đờng băng trên sân bay một cách tuỳ tiện. Nó phải căn cứ vào hướng gió của nơi đó để lựa chọn. Nhưng hướng gió của một địa phơng một năm 4 mùa thường thay đổi, vì vậy hướng đường băng của sân bay nói chung phải chọn hướng nào mà trong một năm gió thổi nhiêù nhất theo hớng đó, người ta gọi đó là hướng gió chủ đạo.
Trước đây, tốc độ máy bay tơng đối chậm, tính ổn định cũng chưa đủ tốt, cho nên yêu cầu "theo hướng gió cất cánh và hạ cánh" tương đối cao. Có sân bay trong một năm hướng gió thay đổi nhiều nên phải làm tới mấy đường băng có hướng khác nhau, hoặc làm đường băng thành nhiều đường băng giao nhau theo hình hoa ra để thich ứng với hướng gió của từng mùa. Làm như vậy có nhược điểm là chiếm đất quá nhiều, chi phí xây dựng sân bay lớn. Mấy năm gần đây do tốc độ máy bay tăng lên và tính năng ổn định cũng nâng cao nên ảnh hưởng của hướng gió đối với việc máy bay cất cánh và hạ cánh không lớn như trước nữa vì thế đối với các sân bay hiện đại, rất nhiều người chủ tưrơng chỉ cần làm đương băng hoặc vải đường băng song song theo hướng gió chủ đạo là đủ.