24/05/2018, 23:18

Khám sức khỏe, thẩm tra và quyết định tuyển dụng, hội nhập trong việc tuyển nhân viên trong quản trị nguồn nhân lực

Các ứng viên cho dù có đầy đủ các yếu tố như sự thông minh, năng động, có tư cách đạo đức … nhưng nếu sức khỏe không đảm bảo thì cũng không thể tuyển được. Thông thường trong hồ sơ xin việc cũng thường có yêu cầu nộp bản khám sức khỏe ...

Các ứng viên cho dù có đầy đủ các yếu tố như sự thông minh, năng động, có tư cách đạo đức … nhưng nếu sức khỏe không đảm bảo thì cũng không thể tuyển được. Thông thường trong hồ sơ xin việc cũng thường có yêu cầu nộp bản khám sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên đây là khám sức khỏe mang tính chuyên môn nên có những yêu cầu riêng để thực hiện công việc tốt hơn. Do đó cần phải cho bác sĩ biết công việc mà ứng viên sẽ đảm nhận sau này để bác sĩ chú trọng đến yếu tố nào của sức khỏe.

Các nhà khoa học cho rằng có 4 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe của con người bao gồm:

  • Chế độ dinh dưỡng (mức ảnh hưởng khoảng 32% )
  • Yếu tố di truyền ( mức ảnh hưởng 23% )
  • Thể dục thể thao ( mức ảnh hưởng 20% )
  • Các yếu tố về xã hội (mức ảnh hưởng là 10% )

Người Việt nam thuộc loại thấp bé nhẹ cân. Theo số liệu gần đây, chiều cao trung bình của nam Việt nam là 162,3 cm và nặng trung bình 52 kg . Nữ Việt nam có chiều cao trung bình là 152,8cm và nặng trung bình khoảng 46kg.

Việc thẩm tra có thể được tiến hành ở cơ quan trước đây ứng viên đã từng làm việc hoặc trường học mà họ đã từng theo học; cũng có thể tìm hiểu về họ tại địa phương họ sinh sống hoặc thông qua bạn bè của họ.

Trước khi có quyết định cuối cùng công ty nên thẩm tra lại các vấn đề liên quan đến tư cách, trình độ học vấn , kinh nghiệm làm việc v. v của một số ứng viên . Cơ quan tuyển dụng có thể viết thư, gọi điện thoại hoặc đến gặp trực tiếp cơ quan cũ, chính quyền địa phương , trường học cũ , bạn bè hàng xóm … của ứng viên . Công tác thẩm tra có thể thực hiện ngay sau khi giai đoạn nghiên cứu hồ sơ, nhưng như vậy có thể sẽ làm cho khối lượng thẩm tra lớn hoặc có thể ảnh hưởng chi phối đến những đánh giá sau này.

Công ty cũng cần làm bản tổng kết về số điểm của các ứng viên qua các giai đoạn làm cơ sở cho các quyết định cuối cùng. Sau đây là một ví dụ về phiếu đánh giá người xin việc:

Tên người xin việc :
Xin vào vị trí công việc :
Thuộc đơn vị :

Yêu cầu công việc : Hãy khoanh tròn vào điểm đánh giá phù hợp nhất

1 Kiến thức cơ bản được đào tạo 5 4 3 2 1 0
2 Kinh nghiệm công tác 5 4 3 2 1 0
3 Các kỹ năng kỹ thuật và sự thành thạo nghề nghiệp 5 4 3 2 1 0
4 Các kỹ năng cá nhân 5 4 3 2 1 0
05 Khả năng chịu đựng sự căng thẳng 5 4 3 2 1 0
6 Khả năng học tập 5 4 3 2 1 0
7 Mức độ thành thạo ngoại ngữ 5 4 3 2 1 0
8 Khả năng giao tiếp bằng lời 5 4 3 2 1 0
9 Thái độ đối với công việc 5 4 3 2 1 0
10 Các đặc tính cá nhân 5 4 3 2 1 0
11 Khả năng hợp tác với đồng nghiệp 5 4 3 2 1 0
12 Tính trung thực 5 4 3 2 1 0

Các mức điểm :

  • 5 : Khác thường
  • 4 : Tốt hơn tiêu chuẩn quy định
  • 3 : Đạt mức tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu
  • 2 : Thấp hơn mức tiêu chuẩn yêu cầu một chút
  • 1 : Không thể chấp nhận được
  • 0 : Không thể hiện
  • Ấn tượng chung ( Chọn một trong các mức sau ) :
    Rất có khả năng Có khả năng tốt Có khả năng Còn yếu Rất yếu

    Các gợi ý :

    Nên tuyển dụng Nên từ chối Gợi ý khác
    Cho vị trí công tác :

    Ký :

    Người phỏng vấn :
    Ngày :

    Khi quyết định tuyển dụng hay từ chối Công ty cần gởi thư thông báo cho ứng viên biết. Sau đây là một mẫu thư chấp nhận và từ chối để chúng ta tham khảo:

    Mẫu thư chấp nhận

    CÔNG TY TNHH ĐẠI VIỆT

    (Logo của Công ty )

    Hà nội, ngày 18 tháng 8 năm 2004

    THƯ CHẤP NHẬN NGƯỜI LÀM VIỆC

    Kính gởi: Anh Trần văn Cường

    Địa chỉ: 234 C7 Khu tập thể Thành Công, Hà nội

    Xin chúc mừng Anh! Chúng tôi vui mừng thông báo rằng Anh đã được chấp nhận vào vị trí: Quản lý kỹ thuật của phân xưởng sản xuất Bia tại công ty chúng tôi.

    Chúng tôi hân hạnh mời Anh đến gặp giám đốc công ty và ký hợp đồng lao động với công ty chúng tôi vào hồi: 8 giờ ngày 1 tháng 9 năm 2004.

    Tại: Trụ sở công ty số 25 Trương Định , Hà nội .

    Sau khi ký hợp đồng Anh sẽ có thể bắt đầu làm việc vào ngày 1 tháng 9 năm 2004 .

    Đề nghị Anh thông báo cho chúng tôi quyết định của Anh chậm nhất vào ngày 23 tháng 8 theo số điện thoại: 8.632.006

    Chúng tôi mong Anh sẽ đến làm việc với công ty chúng tôi và tin tưởng rằng Anh sẽ có một công việc lý thú và phát huy tốt tài năng của mình.

    Chào thân ái !

    Mẫu thư từ chối

    CÔNG TY TNHH ĐẠI VIỆT

    ( Logo của Công ty )

    Hà nội, ngày 18 tháng 8 năm 2004

    Kính gởi: Anh Trần văn Cường

    Địa chỉ : 234 C7 Khu tập thể Thành Công, Hà nội.

    Công ty chúng tôi đánh giá rất cao khả năng cũng như sự hiểu biết về công việc của Anh và chân thành cảm ơn sự quan tâm của Anh đối với Công ty. Rất tiếc rằng khả năng và kinh nghiệm của Anh không phù hợp với yêu cầu công việc mà chúng tôi đang cần. Chúng tôi sẽ lưu hồ sơ của Anh và sẽ ưu tiên liên hệ với Anh ngay khi có công việc phù hợp.

    Chúng tôi tin rằng với kinh nghiệm và kiến thức của mình, Anh chắc chắn sẽ là tài sản quí cho không ít các công ty Việt nam và nước ngoài. Chúc Anh may mắn trong nghề nghiệp và nhanh chóng tìm được một vị trí công việc phù hợp.

    Chào thân ái !

    TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY

    Trần Hà

    Khi quyết định tuyển chọn ứng viên thì Giám đốc nhân sự sẽ đề nghị và Tổng giám đốc sẽ ký quyết định hay hợp đồng lao động. Trong quyết định/hợp đồng lao động cần ghi rõ chức vụ, lương bổng, thời gian thử việc, và các giao kèo khác.

    Hòa nhập (xã hội hóa nhân viên):

    Xã hội hóa nhân viên hay hòa nhập môi trường làm việc cho nhân viên là một quá trình có thể được thực hiện:

    • Trước khi bắt đầu làm việc
    • Ngay khi công việc bắt đầu
    • Trong quá trình làm việc

    Xã hội hóa có thể được thực hiện một cách chính thức hay không chính thức, với các mục đích sau đây:

    • Để nhân viên hiểu biết về công việc, công ty
    • Phát triển nhân viên
    • Tạo tâm lý thoải mái và tinh thần nhiệt tình.

    Quá trình hòa nhập là cực kỳ quan trọng không chỉ cho nhân viên mới mà ngay cả cho những nhân viên đang làm việc cho công ty. Ấn tượng về những ngày đầu tiên làm việc cho công ty sẽ là những kỷ niệm khó phai mờ với nhiều người. Vì vậy, tổ chức nên có chương trình đón tiếp nhân viên mới sao cho đáng nhớ và trân trọng. Sau đây là chương trình đón tiếp nhân viên mới:

    CHƯƠNG TRÌNH ĐÓN TIẾP NHÂN VIÊN MỚI

    • Tổ chức :
      • Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp
      • Cơ cấu của tổ chức doanh nghiệp
      • Chức vụ và tên của các lãnh đạo
      • Các phòng ban và chức vụ của nhân viên
      • Kế hoạch của chi nhánh , của công ty hoặc của phòng ban
      • Giai đoạn thử thách
      • Sản phẩm và dịch vụ do tổ chức cung ứng
      • Chính sách và chuẩn mực của tổ chức
      • Những quy định về kỷ luật
      • Cẩm nang của các nhân viên
      • Quyền lợi xă hội của các nhân viên
      • Thang lương và ngày trả lương
      • Các ngày nghỉ phép và nghỉ hè
      • Các giờ giải lao
      • Các khả năng đào tạo và phát triển
      • Các phòng tư vấn
      • Bảo hiểm
      • Kế hoạch nghỉ hưu
      • Các dịch vụ do tổ chức cung ứng cho nhân viên
      • Các chương trình giúp đỡ công nhân viên
    • Giới thiệu:
      • Với lãnh đạo trực tiếp
      • Với các đồng nghiệp trong công việc
      • Với các nhà tư vấn về quyền lợi xã hội và đào tạo
    • Công việc và trách nhiệm :
      • Nơi làm việc
      • Những yêu cầu về an toàn
      • Mô tả công việc
      • Mục tiêu công việc , và
      • Mối quan hệ với các nhân viên khác.
    0