Các bộ phân cấu thành vốn trong nước
Là bộ phận quan trọng trong toàn bộ khối lượng đầu tư, nó có vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thúc đẩy mạnh đầu tư của mọi thành phần kinh tế theo định hướng chung của kế hoạch. Chính sách và pháp luật ...
Là bộ phận quan trọng trong toàn bộ khối lượng đầu tư, nó có vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thúc đẩy mạnh đầu tư của mọi thành phần kinh tế theo định hướng chung của kế hoạch. Chính sách và pháp luật đồng thời trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất của một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đảm bảo theo đúng định hướng của chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội.
Nguồn ngân sách bao gồm: Nguồn thu trong nước và nguồn thu bổ sung từ bên ngoài, chủ yếu thông qua nguồn vốn ODA và một số ít là vay nợ của tư nhân nước ngoài. Để nâng cao hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần có những sửa đổi trong chính sách đầu tư.
Nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước:là các nguồn tàI chính có khả nămg tạo lập nên quỹ ngân sách nhà nước do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước mang lại.
- Nguồn thu được hình thành và thực hiện trong khâu sản xuất.
- Nguồn thu được thực hiện trong khâu lưu thông-phân phối.
- Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ.
Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản:
- Thuế ,phí và lệ phí.
- Thu về bán và cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước.
- Thu lợi tức cổ phần của Nhà nước.
- Các khoản thu khác theo luật định.
Trong các khoản thu trên, thuế là khoản thu quan trọng nhất. Thuế không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm mà còn là công cụ của Nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân.
Tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách nhà nước không ngừng tăng lên qua các năm, bình quân từ 13,1% GDP (thời kỳ1986- 1990) lên 20,5% ( thời kỳ 1991- 1995) ngân sách nhà nước từ chỗ thu không đủ chi đến nay đã có một phần tích luỹ dành cho đầu tư phát triển từ 2,3% GDP năm 1991 tăng lên 6,1% GDP vào năm 1996 ( nếu cả do khấu hao cơ bản).
Nguyên nhân chủ yếu của nó là:
- Ngân sách nhà nước đã điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư nhằm tạo ra các tiền đề thu hút vốn đầu tư.
- Chi của ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng của nền kinh tế xã hội.
- Ngân sách nhà nước không còn bao cấp cho các xí nghiệp nhà nước thông qua cổ phần hoá và tập trung đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp- lâm nghiệp.
Mục tiêu của huy động vốn ngân sách nhà nước phải dành khoảng từ 20- 25% tổng số chi ngân sách cho đầu tư phát triển hàng năm. Khai thác có hiệu quả tín dụng nhà nước đầu tư phát triển, đồng thời phải đẩy mạnh hình thức vay vốn trong nhân dân, cho đầu tư phát triển kinh tế là quốc sách hàng đầu. Muốn đạt được các hiệu quả trên cần phải thực các biện pháp sau:
Hình thành nguồn vốn đầu tư trong ngân sách: Các biện pháp quan trọng nhất để tăng thu là thu đúng, thu đủ các khoản vay trong nước.
Thu ngân sách nhà nước trong sự phát triển bền vững, tức là thu nhưng không làm suy yếu các nguồn thu quan trọng mà phải bổi dưỡng phát triển và mở rộng các nguồn thu một cách vững chắc, lâu bền. Điều đó nghĩa là cần xác định mức thu hợp lý vừa đảm bảo NSNN có nguồn thu cao, vừa đảm bảo để các đối tượng NSNN có đủ điều kiện tài chính tiếp tục phát triển. Xác định mức thu tại diểm “giới hạn tối ưu”này không đơn giản mà cần phân tích, cân nhắc nhiều nhân tố khác nhau. Những nguồn thu thuộc khu vực kinh tế quốc doanh và có ý nghĩa đặc biệt thì cần chú ý bồi dưỡng thông qua các biện pháp hỗ trợ đầu tư, trợ giúp về khoa học kỹ thuật, công nghệ và nhân lực... trong một chừng mực không bao cấp.
Không tận thu NSNN quá mức để bao cấp trong cấp phát mà chỉ thu trong chừng mực tốt nhất để đáp ứng các nhu cầu chi của Nhà nước. Đối với những ngành , những địa phương có thất thu lớn thì cần tăng cường thu và tận thu, nhưng quan điểm bao trùm thì không phải là tận thu-Vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế.
- + Cải tiến các hệ thống thuế, làm cho diện thu thuế tăng lên, nhưng thuế xuất đơn giản hoá. Kết quả là: giảm được tỷ lệ trốn lậu thuế, tăng nguồn thu cho ngân sách, đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển, đồng thời tránh được các khoản lạm thu, gây khó khăn phiền hà đến sinh hoạt và các hoạt động khác của đời sống dân cư.
- + Quản lý tốt vấn đề nợ, đảm bảo đúng đối tượng trả nợ và tính kỹ các điều kiện trả trước khi ký hợp định khung vay vốn, và hiệp định vay cho từng công trình, chương trình dự án đầu tư.
- Các chính sách về ngân sách nhằm huy động vốn dàI hạn cho phát triển kinh tế -xã hội cần thường xuyên đổi mới cảI tiến các hình thức huy động, đặc biệt là hệ thống thuế.
- Phân bổ và sử dụng tốt các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
- Tăng quy mô đầu tư từ ngân sách nhà nước và sử dụng đúng hướng nguồn vốn này với biện pháp bao chùm là chống thất thu và tiết kiệm chi thường xuyên để tăng quy mô nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
- Từng bước xoá bỏ triệt để cơ chế bao cấp trong lĩnh vực cấp phát quản lý đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn của nhà nước.
- Tăng cường công tác quản lý sau dự án. Những dự án này dùng nguồn vốn nhà nước thường có quy mô vốn rất lớn, hiện nay việc thẩm định các dự án là tương đối chặt chẽ thì trái lại việc quản lý sau dự án lại bị buông lỏng dẫn đến tình trạng chi tiết trên danh nghĩa nhưng lại lãng phí trên thực tế. Sử dụng nhiều cơ chế khác nhau để quản lý vốn, với nguồn vốn nhà nước được thông qua vay nước ngoài với điều kiện ưu đãi thì tiến hành cho vay lại để tạo điều kiện bình đẳng trong sản xuất kinh doanh và tái tạo nguồn vốn. Tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách hiện vẫn là một khả năng rất lớn cần tận dụng, bởi lẽ so với các nước tỷ lệ động viên thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước là tương đối cao. Tỷ lệ thuế ở các nước so với GDP là tương đối cao ( thường đạt mức dưới 20% ).
Trong chiến lược ổn định kinh tế Việt nam đến năm 2000, Đảng ta đã chỉ rõ “ chính sách tài chính quốc gia hướng vào việc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân” . Tạo vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả là một vấn đề mà Đảng và các doanh nghiệp nhà nước luôn quan tâm. Bởi có huy động được vốn mới tiến hành được quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Đối với doanh nghiệp, chính sách tài chính hướng vào các việc mở rộng khả năng hoạt động mạnh mẽ có hiệu quả cao của các đơn vị sản xuất kinh doanh, đó là những tế bào tài chính; làm cho các nguồn vốn chu chuyển nhanh và linh hoạt, đồng thời tạo ra cơ sở để nhà nước có khả năng kiểm soát được nền tài chính quốc gia.
Trong lĩnh vực đầu tư cho khu vực doanh nghiệp nhà nước cần phải thực hiện một số giải pháp và chính sách sau:
- Các doanh nghiệp nhà nước thuần tuý kinh doanh tự huy động nguồn vốn trong xã hội hoặc tín dụng ngân hàng để đảm bảo được điều kiện đầu tư bình đẳng với các thành phần kinh tế của doanh nghiệp.
- Sớm sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chỉ giữ lại một số doanh nghiệp thật cần thiết, còn cho phép chuyển đổi hình thức sở hữu, với sở hữu đan xen, cổ phần hoá" Đồng thời trong cơ chế chính sách cần đảm bảo sự bình đẳng tối đa, cùng loại hình hoạt động, nếu như không có các quy chế đặc biệt thì đều có cơ chế về thuế, tín dụng và lãnh thổ.
- Cùng với quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế, cần xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ để tránh tình trạng thêm tầng lớp trung gian, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các bộ chuyển nhanh sang các chức năng quản lý nhà nước và chuyển nhanh về cơ chế Bộ chủ quản để các doanh nghiệp tự chủ trong bảo bảo toàn và phát triển nguồn vốn.
- Hiện nay nguồn tích luỹ của các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Bởi lẽ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả còn thấp, công nghệ chưa được đổi mới, chất lượng của sản phẩm chưa cao, nên khả năng tiết kiệm cho đầu tư chưa nhiều. Mặt khác vốn khấu hao chưa được quản lý nghiêm ngặt và khấu hao đủ. Vì vậy để huy động được nguồn vốn lớn trong doand nghiệp nhà nước thì đòi hỏi nhà nước phải tiến hành sửa đổi và ban hành các chính sách để khuyến khích doanh nghiệp làm ăn có hiệu , để có thể đầu tư phát triên sản xuất.
- Trong giai đoan 1996- 2000 vốn của doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư khoảng14-15% tổng số của toàn xã hội. Mở rộng quyến tự chủ của các doanh nghiệp theo hướng cơ cấu lại vốn sản xuất và tài sản của doanh nghiệp một cách hợp lý, tính đầy đủ giá trị quyền sử đất vào vốn vào tài sản tại doanh nghiệp.
Theo ước tính của các chuyên gia về kinh tế tài chính nguồn vốn trong dân cư có khoảng 6 tỷ USD được sử dụng qua điều tra của bộ kế hoach kế hoạch đầu tư và tổng cục thống kê như sau:
- 44% để dành của dân là dùng để mua vàng và ngoại tệ
- 20% để dành của dân được dùng để mua nhà đất và cải thiện đời sống sinh hoạt.
- Tuy nhà nước cho phép các doanh nghiệp nhà nước huy động vốn từ trong dân với nhiều chính sách khác nhau, khi thực tế áp dụng còn nhiều ràng buộc. Để tăng cường sử dụng nguồn vốn của nhân dân hay vốn ngoài vùng ngân sách thì cần phải có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, làm giàu chính đáng tạo lòng tin cho nhân dân yên tâm bỏ vốn ra đầu tư, tiềm lực trong nhân dân còn rất rất lớn, muốn vậy nhà nước phải ổn dịnh tiền tệ.
Vốn đầu tư của tư nhân và dân cư có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, mở mang ngành nghề ở nông thôn phát triển công nghiệp thủ công, thương mại , dịch vụ, vận tải…Vì vậy chúng ta cần phải thực hiện các chính sách sau:
-
- Đa dạng hoá các công cụ, huy động vốn để cho mọi ngườ dân ở bất cứ nơI nào cũng có đIều kiện sản xuất kinh doanh.
- Tăng lãi xuất tiết kiệm đảm bảo lãi xuất dương.
- Khuyến khích sử dụng tài sản cá nhân, thực hiện chế độ thanh toán tiền gửi ở một nơi và rút ra bất cứ lúc nào, có vậy chúng ta mới đưa được nguồn vốn dưới dạng cất giấu vào lưu thông.
- Tao môi trường đầu tư thông thoáng và thực hiện theo quy định của luật pháp để người dân dễ dàng bỏ vốn đầu tư.
- Chính phủ ban hành các chính sách khuyến khích các hộ gia đình ở các vùng nông thôn, vốn vào sản xuất trên cơ sơ khai thác thế mạnh của từng vùng, phát huy truyền thống hiện có của địa phương.
- Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích tư nhân trong nước như tự đầu tư
- Thực hiện chính sách xã hội hoá dần đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế nhằm huy động thêm nguồn lực của nhân dân.
Nó có tầm quan trọng đặc biệt cho việc phát triển kinh tế với phần lớn các nước đang phát triển và là điều kiện để nhang chóng thiết lập cacad quan hệ kinh tế quốc tế, gắn thị trường nội dịa với thị trường thế giới trên cả bốn mặt :thị trường hàng hoá, thị trường tàI chính, thị trường lao động và thị trường thông tin. Vì vậy, phảI xây dung một chiến lược kinh tế đối ngoại đúng đắn, phù hợp voí những chuyển biến to lớn về kinh tế, chính trị -xã hội và khoa học hiện nay. Cần có chính sách tàI chính thích hợp để khuyến khích đầu te nước ngoàI dưới hình thức vay nợ, đầu tư tàI chinh, đầu tư trực tiếp, mở chi nhánh kinh doanh, thuê chuyên gia… Thực hiện chế độ tàI chính ưu tiên như thuế nhập khẩu vật tư kỹ thuật , dịch vụ thông tin, thuế xuất nhập khẩu thành phẩm, thuế thu nhập , quyền được đảm bảo tàI sản, đIều kiện chuyển lợi nhuận và vốn về nước và các dịch vụ đầu tư ưu đãI khác. Khuyến khích đặc biệt đôi với đầu tư nước ngoàI cho các công trình cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, công nghệ mũi nhọn, các ngành sử dụng nhiều lao độngvà những dự án khai thác tài nguyên có số vốn khổng lồ. Mở rộng thị trường hối đoái bằng cách cho phép nhiều ngân hàng thương mại có đủ điều kiện về vốn và nghiệp vụ, được kinh doanh ngoại hối và thực hiện dịch vụ thanh toán ngoại thươong nhanh chóng, thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước .
Tóm lại, việc kết hợp giữa “khơi trong “ và “hút ngoài”;giữa vốn tập trung của Nhà nước và vốn doanh nghiệp (có được từ mọi nguồn )theo một định hướng đầu tư đúng đắn trong một cơ chế hoạt động tài chính thích hợp với tong giai đoạn phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với việc củng cố và làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, đồng thời cũng là nhân tố tạo nên bước chuyển biến có ý nghĩa cơ bản của công cuộc đổi mới cơ chế kinh tế.