Khái quát về tình hình chăn nuôi và thị trường thức ăn gia súc Việt Nam
Xu hướng phát triển chăn nuôi Trong những năm gân đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã phát triển đáng kể. Kể từ năm 1990 đến nay ngành chăn nuôi có hướng phát triển tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt đến ...
Xu hướng phát triển chăn nuôi
Trong những năm gân đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã phát triển đáng kể. Kể từ năm 1990 đến nay ngành chăn nuôi có hướng phát triển tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt đến 5,27% năm. Chăn nuôi gia cầm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất 15 năm qua. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng rõ rệt, tư 3,5% năm trong các giai đoạn 1990-1995 lên đến 6,7% năm trong giai đoạn 1996-2000 và trong các năm còn lại đă tăng lên tới 9,1% năm.
Chăn nuôi lấy thịt là hình thức phổ biến nhất ở nước ta. Tổng sản lượng thịt hiện nay đạt 2 triệu tấn các loại, trong đó thịt lợn chiếm tới 76%. Hơn 90% thịt lợn và trên 60% thịt gia cầm sản xuất ở các nông hộ được tiêu thụ trên thị trường nội địa.
Tuy có tốc độ tăng trưởng cao, song cơ cấu tỷ trọng thịt không thay đổi nhiều trong những năm gần đây, dù tỷ trọng thịt lợn có tăng từ 73,5% năm 1990 lên 77% năm 2004, trọng lượng thịt gia cầm tăng lên gần 16% trong tổng sản lương thịt so với 15% vào năm 1995.
Bên cạnh tình hình chăn nuôi lấy thịt, chăn nuôi bồ sữa cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây và không chỉ cung cấp sưa tươi cho tiêu thụ mà còn cung cấp cho các nhà máy chế biến sữa. Số lượng bồ sữa tăng từ 11.000 con năm 1990 lên gần 80.000 con năm 2004, trong đó, bò cái sinh sản có khoảng 50.000 con, bò sữa xấp xỉ 40.000.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn tồn tại một số vấn đề.
- Thứ nhất, quy mô trang trại quá nhỏ. Xu hướng phát triển các trang trại lợn công nghiệp quy mô lớn là lực lượng xuất khẩu chính. Số lượng các trang trại này tăng mạnh từ năm 1996 đến năy. Năm 2003 cả nước có khoảng 2.000 trang trại chăn nuôi.
Mặc dù vậy, tỉ lệ trang trại chăn nuôi còn nhỏ, chỉ chiếm 2,9% trong tổng số trang trại các loại của cả nước và phần lớn trang trại tập trung ở vùng Đông Nam Bộ. Tỉ lệ nông dân nuôi trên 11 con lợn chiếm chưa đến 2%. Phần lớn nông dân chỉ nuôi dưới 3 con lợn.
- Thứ hai, năng suất nuôi lấy thịt của Việt Nam còn tương đối thấp và tăng chậm trong vòng 10 trở lại đây. Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản lượng thịt tính trên đầu con chỉ đạt 7,7%/năm. Đây là tỷ lệ áp dụng giống cải tiến thấp và chăn nuôi tận dụng (sử dụng thức ăn thừa, thức ăn xanh, nguyên liệu thô).
Bên cạnh đó, chất lượng thịt cua Việt Nam còn thấp, biểu hiện ở tỉ lệ mỡ cao, bệnh dịch thường xuyên xảy ra nhất là đại dịch cúm gia cầm gần đây.
Hiệu quả của sản xuất chăn nuôi
Nhìn chung, người chăn nuôi lợn Việt Nam có lợi nhuận thấp. Với hình thức chăn nuôi quy mô nhỏ, tận dụng, chi phí sản xuất cao, nông dân không thể có thu phập cao. Trong hai năm 2003-2004, chi phí sản xuất 1kg thịt lợn hơi vào khoảng 9.000-10.000 đồng. với giá trung bình trên 11.000dồng/kg, người chăn nuôi lợn chỉ lãi từ 700-1.000 đồng/kg.
Trong chi phí chăn nuôi lợn, chi phí dành cho thức ăn chiếm từ 65%-70%. Tuy nhiên giá thức ăn của Việt Nam quá cao với giá thế giới. Chưa nói đến chất lượng, chi phí chăn nuôi cao đã làm giảm khả năng cạnh tranh của thịt lợn Việt Nam.
Giống như chăn nuôi lợn, người chăn nuôi gà cũng gặp nhiều trở ngại, đặc biệt trong hai năm trở lại đây khi dịch cúm gia cầm bùng phát. Cúm gà đã gây thiệt hại lớn cho nuôi gia cầm. Ngay cả khi không có dịch và giá cả hợp lý, người chăn nuôi gà cũng chỉ có lãi rất ít. Chi phí sản xuất cho một kg gà hơi khoảng 11.000-12.000 đồng. Với mức giá bán 15.000đồng/kg thịt hơi, người dân sản xuất có lãi trung bình trên 3.000 đồng/kg, tương đương với 6.000-7.000 đồng/kg. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh xảy ra, người nuôi gà có thể bị lỗ nặng. Chính vì vậy, bên cạnh chi phí thức ăn, người chăn nuôi phải quan tâm nhiều hơn vấn đề vệ sinh thú y, chuồng trại.Chi phí thú y và chi phí khác cũng là gánh nặng lớn đối với người dân.
Thị trường ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và khách hàng
Ngành chế biến thức ăn gia súc ở Việt Nam phát triển nhanh và mạnh từ đầu thập kỷ 90 đặc biệt từ năm 1994 đến nay. Do tác động tích cực của chính sách đổi mới, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nên các nhà kinh doanh đã phát triển mạnh vào ngành công nghiệp này.
Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua. Nếu năm 1992, tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi mới đạt 65.000 tấn đến năm 2000 đạt 2.7.00.000 tấn và 2004 đạt 3.400.000 tấn đạt mức độ tăng trưởng bình quân 33,9% năm. Tỷ lệ thức ăn chăn nuôi công nghiệp với tổng nhu cầu về lượng thức ăn tinh cho vật nuôi cũng tăng đáng kể, nếu năm 1992 tỷ lệ này mới chỉ đạt 1.2% thì đến năm 1995 con số đã là 13% và năm 2003 vươn lên trên 30%.
Nhu cầu về thức ăn công nghiệp cho gia súc, gia cầm tăng bình quân 10-15% mỗi năm và năm 2003 đang ở mức xấp xỉ trên 8 triệu tấn. Trong khi sản lương thức ăn hiện mới chỉ đạt trên 3 triệu tấn/năm do vậy mới đáp ứng được khoảng 32-35% nhu cầu. Như vậy, tiềm năng phát triển ngành thức ăn công nghiệp là rất lớn. Chính vì vậy, những năm qua ngành thức ăn công nghiệp chế biến thức ăn gia súc phát triển mạnh cả về số lượng và máy cũng như chủng loại thức ăn gia súc, gia cầm.
Cơ cấu, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cũng rất đa dạng về công suất thiết kế, nhỏ nhất là 120 tấn/năm và lớn nhất 540.000 tấn/năm. Gần 2/3 máy có công suất dưới 10.000 tấn/năm nhưng chỉ sản xuấy được 8,1% tổng số lượng thức ăn. có 12 nhà máy (8,7%) có công suất trên 100.000 tăn/năm nhưng sản xuất tới 58,6% tổng số công suất của toàn quốc. Những nhà máy này tuy có số lượng không nhiều nhưng lại chiến ưu thế về vốn đầu tư mở rộng sản xuất, công nghệ tiên tiến và tính chuyên nghiệp trong kinh doanh cao nên đã làm tăng tỷ trọng sản lượng. Chỉ có số ít các nhà máy lớn chiếm tỷ trọng lớn lượng thức ăn gia súc nên không tránh khỏi hiện tượng độc quyền và điều này đã ảnh hưởng tới giá của thức ăn chăn nuôi.
Hình 1: Cơ cấu ác nhà máy thức ăn theo hình thức sở hữu
Hình thức sở hữu phổ biến hiện nay là tư nhân/ công ty TNHH (53,6%), sau đó là sở hữu nhà nước (23,2%) và công ty nước ngoài/liên doanh (16,7%), thấp nhất là hình thức cổ phần (6,5%). Nếu so sánh với kết quả điều tra năm 1999 thì không biến động nhiều đối với hình thức sở hữu nướ ngoài mà có sự giảm tỷ lệ sở hữu tư nhân xuống còn 53,6%, gia tăng ở hình thức sở hữu liên doanh và nước ngoài và nhà nước.
Mặc dù số lượng nhà máy nước ngoài có tỷ trọng không lớn trong tổng số nhà máy nhưng lại chiếm tới 61,9% tổng sản lượng thức ăn công nghiệp (3.063 ngàn tăn/năm). Ngược lại, khối tư nhân có tỷ trọng nhà máy lớn nhất nhưng cũng chỉ chiếm 21,3% tổng sản lượng (1054,5ngàn tấn/năm), số còn lại là do khối nhà nước và cổ phần (16,8% sản lượng tương ứng với 830,5 ngàn tấn/năm). Điều này càng chứng tỏ năng lực, khả năng cạnh tranh yếu của các doanh nghiệp trong nước so với các doanh nghiệp nước ngoài với các sản phẩm thức ăn nổi tiếng như CP, Con Cò, AF, Cargill…
Ngành công nghiệp thức ăn chan nuôi bị chi phối mạnh bởi một số công ty liên doanh và nước ngoài. Các công ty trong nước có năng lực cạnh tranh yếu hơn nhiều so với các công ty liên doanh và nước ngoài khác. Hiện nay, Việt Nam cũng đã có một số nhà máy chế biến thức ăn có quy mô lớn,dây truyền hiện đại nhưng nhìn chung các công ty/nhà máy tư nhân, quốc doanh trong nước vẫn còn yếu.
Do đặc thù khách hàng của ngành thức ăn gia súc nói chung và của công ty nói riêng, sản phẩm của ngành khác với những ngành khác, sản phẩm sản xuất phục vụ đại đa số đối tượng là những người chăn nuôi ở nông thôn với trình độ nhận thức của họ còn rất hạn chế về kiến thức xã hội cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi cho mình.Tuy nhiên lại dễ mất lòng tin vì thế khi xây dựng và đưa ra các chính sách về quản trị kênh cần phải nghiên cứu kỹ vấn đề này.
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi giữa các doanh nghiệp cùng ngành, cạnh tranh ở đây được hiểu là cạnh tranh trên mọi lĩnh vực của doanh nghiệp, vì thế việc chiếm lĩnh và cạnh tranh của các kênh phân phối là tất nhiên. Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau đã dẫn tới tình trạng tranh chấp kênh, nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc thiết lập kênh và các chính sách đối với đại lý của các doanh nghiệp. Công ty TNHH sản xuất thức ăn gia súc Phương Đông là một công ty còn rất non trẻ, trên thị trường hiện nay có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như Con Cò, Heo Vàng, AF, CP, DABACO... đều là những doanh nghiệp có uy tín trên thị trường và đều là những doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn. Hệ thống kênh phân phối của những doanh nghiệp này hết sức rộng rãi vì vậy đã gây khá nhiều khó khăn cho công ty trong việc xây dựng hệ thống kênh phân phối, các kênh mà công ty sử dụng hầu hết là kênh một cấp và kênh trực tiếp, và các kênh một cấp cũng thường là những kênh không kinh doanh các mặt hàng của các hãng lớn.
Ngô và đậu tương là nguyên chế biến trong thức ăn gia súc. Nguồn nguồn cung cấp nội địa không đủ đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu nên hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu, đặc biệt là ngô. Năm 1990, cả nước mới chỉ khoảng 400 nghìn ha đến năm 2004 diện tích ngô toàn quốc đã tăng lên 900 nghìn ha tốc độ tăng bình quân 6,2%/năm. Trong năm 2005 này diện tích ngô tăng đạt 1.000 ha.
Bên cạnh đó, nhờ ứng dụng các loại ngô lai mới, trong thời gian qua ngô Việt Nam tăng lên đáng kể. Đầu những năm 90, năng suất ngô chỉ đạt 1,5 tấn/ha. Đến nay năng suất ngô Việt Nam đã tăng lên 3,6 tấn/ha, tốc độ tăng bình quân 6.1 %/ năm. Mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể nhưng so với các nước trên thế giới năng suất ngô và đậu tương của Việt Nam còn thấp. Hiện nay năng suất ngô của Việt Nam mới chỉ bằng 56% năng suất ngô của Trung Quốc, và chỉ bằng xấp xỉ 1/3 so với năng suất ngô của Mỹ.
Tương tự, năng suất đậu tương của Việt Nam mới chỉ bằng 60% năng suất trung bình của thế giới, và chỉ bằng 2/3 năng suất đậu tương của Trung Quốc và 40% năng suất của Mỹ. Đây cũng là lý do quan trọng làm cho chi phí và giá bán ngô của Việt Nam cao hơn các nước khác.
Giá nguyên liệu thức ăn gia súc ở Việt Nam cao hơn thế giới từ 20 đến 40%. Tính trung bình trong năm năm trở lại đây gía ngô trong nước của Việt Nam cao hơn giá ngô của thế giới 66 đôla/ tấn, tương tự giá đậu tương của Việt Nam cũng khá cao so với giá đậu tương trên thị trường thế giới. Năm 2004, giá đậu tương trung bình của thế giới 218 đôla/tấn trong khi giá của thị trường Việt Nam lên đến 400 đôla.