Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
Khái niệm Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là hoạt động mua, bán hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa. ...
Khái niệm Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là hoạt động mua, bán hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa.
Thời gian lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu: thời gian lưu chuyển hàng hóa trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bao giờ cũng dài hơn so với thời gian lưu chuyển hàng hóa trong hoạt động kinh doanh nội địa do phải thực hiện hai giai đoạn mua hàng và 2 giai đoạn bán hàng. Đối với hoạt động xuất khẩu là mua ở thị trường trong nước bán cho thị trường ngoài nước, còn đối với hoạt động nhập khẩu là mua hàng hóa của nước ngoài và bán cho thị trường nội địa. Do đó để xác định kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, người ta chỉ xác định khi hàng hóa đã luân chuyển được một vòng hay khi đã thực hiện xong 1 thương vụ ngoại thương, có thể bao gồm cả hoạt động nhập khẩu và hoạt động xuất khẩu.
Hàng hóa kinh doanh xuất nhập khẩu: Hàng hóa trong kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm nhiều loại trong đó xuất khẩu chủ yếu những mặt hàng có thế mạnh trong nước (rau quả tươi, hàng mây đan, thủ công mỹ nghệ...), còn nhập khẩu chủ yếu những mặt hàng mà trong nước không có, chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, thị hiếu (hàng tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng...).
Thời gian giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán: Thời điểm xuất nhập khẩu hàng hóa và thời điểm thanh toán tiền hàng thường không trùng nhau mà có khoảng cách kéo dài.
Phương thức thanh toán: Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng.
Tập quán, pháp luật: 2 bên mua, bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật khác nhau, tập quán kinh doanh khác nhau, do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán kinh doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế.
Các phương thức thanh toán quốc tế
Phương thức thanh toán quốc tế là điều kiện quan trọng bật nhất trong các điều kiện thanh toán quốc tế cũng như trong hoạt động kinh doanh ngoại thương. Các phương thức thanh toán quốc tế bao gồm:
Phương thức chuyển tiền (Remittance): là phương thức mà trong đó khách hàng yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ở địa điểm nhất định bằng phương tiện vận chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
Phương thức ghi sổ hay phương thức mở TK (Open account): người bán mở 1 TK (hoặc 1 quyển sổ) để ghi nợ cho người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ. Định kỳ, người mua trả tiền cho người bán.
Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment): là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua sẽ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng của mình thu nợ số tiền ở người mua nhờ thu bao gồm:
- Phương thức nhờ thu kèm (documentary collection)
- Phương thức nhờ thu phiếu trơn.
Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (Letter of credit - L/c): Thanh toán bằng thư tín dụng là một sự thoả thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng( người mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác(người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quyết định để nhập khẩu trong thư tín dụng.
Giá cả và tiền tệ áp dụng trong xuất nhập khẩu
Trong các hiệp định và hợp đồng phải có qui định điều kiện tiền tệ dùng để thanh toán. Điều kiện tiền tệ cho biết việc sử dụng các loại tiền nào để tính toán và thanh toán trong các hợp đồng ngoại thương, đồng thời qui định cách xử lý trong giá trị đồng tiền đó biến động.
Giá cả trong hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ là điều kiện để xác định địa điểm giao hàng trong hợp đồng. Điều kiện về địa điểm giao hàng chính là sự phân chia trách nhiệm giữa người bán và người mua về các khoản chi phí về rủi ro, được quy định trong luật buôn bán quốc tế (Incoterms- 2000).
Như vậy, căn cứ vào điều kiện về địa điểm giao hàng, giá trong hợp đồng mua bán ngoại thương có thể có 4 nhóm C, D, E, F.
- Nhóm C: người bán trả cước phí vận chuyển quốc tế (CER, CIF, CPT, CIP)
- Nhóm D: Người bán chịu mọi phí tổn và rủi ro cho đến khi giao hàng tại địa điểm đã thoả thuận (DAF, DES, DEQ, DDU, DDP).
- Nhóm E: Hàng hóa thuộc quyền của người mua tại địa điểm hoặc nhà máy của người bán (EXW)
- Nhóm F: Người mua chịu mọi chi phí và rủi ro về vận chuyển quốc tế (FCA, FAS, FOB).
Các điều kiện giao hàng theo Incoterms bao gồm:
- Giao hàng tại xưởng (EX works - EXW)
- Giao hàng cho người vận chuyển (Free carrier - FCA)
- Giao hàng dọc mạn tàu (Free alongside ship - FAS)
- Giao hàng lên tàu (Free on broad - FOB)
- Tiền hàng và cước phí (Cost and freight -CFR)
- Tiền hàng, phí bảo hiểm và phí vận chuyển (Cost, insurance and freight - CIF)
- Cước phí trả tới (Carriage paid to - CPT)
- Cước và bảo hiểm đã trả tới (Carriage and Insurance paid to - CIP)
- Giao tại biên giới (Delivered at frontier - DAF)
- Giao tại tàu (Delivered exship - DES)
- Giao tại cầu cảng (Delivered ex quay - DEQ)
- Giao tại đích chưa nộp thuế (Delivered duty unpaid - DDU)
- Giao tại đích đã nộp thuế (Delivered duty unpaid - DDU)