Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở được áp dụng đầu tiên bởi Ngân hàng Anh từ những năm 30 của thế kỷ 19. Vào thời gian này, lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Anh được sử dụng như một công cụ chủ yếu để kiểm soát lượng tiền cung ứng. Tuy nhiên, công ...
Nghiệp vụ thị trường mở được áp dụng đầu tiên bởi Ngân hàng Anh từ những năm 30 của thế kỷ 19. Vào thời gian này, lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Anh được sử dụng như một công cụ chủ yếu để kiểm soát lượng tiền cung ứng. Tuy nhiên, công cụ này tỏ ra kém hiệu lực khi lãi suất thị trường tiền tệ giảm liên tục vượt khỏi sự chi phối của lãi suất tái chiết khấu. Điều này thúc đẩy Ngân hàng Anh tìm kiếm công cụ có hiệu quả hơn để điều chỉnh lãi suất thị trường theo hướng mong muốn.
Cách thức đầu tiên được áp dụng để nhằm làm tăng lãi suất thị trường là:
- Bán chứng khoán chính phủ đồng thời hứa mua lại nó vào một ngày xác định trong tương lai.
-Vay trên thị trường _ thực chất là một khoản vay từ người chiết khấu hoặc từ người môi giới với đảm bảo bằng chứng khoán chính phủ.
-Bán hẳn các chứng khoán chính phủ.
-Vay từ các Ngân hàng thương mại.
-Vay từ người gửi tiền đặc biệt.
Bằng các cách này, lượng tiền trung ương giảm đi tương ứng với khối lượng vay hoặc bán chứng khoán, lãi suất thị trường vì thế tăng lên.
Cùng thời gian này, Ngân hàng Trung Ương (NHTW ) Thuỵ Sỹ cũng sử dụng nghiệp vụ bán các chứng khoán chính phủ nhằm thu hút lượng vốn khả dụng dư thừa. Vào năm 1913, lúc đầu Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ cũng sử dụng Nghiệp vụ thị trường mở như một công cụ bổ xung cho chính sách tái chiết khấu. Tuy nhiên, trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Nghiệp vụ thị trường mở ở những nước này được sử dụng như công cụ để tài trợ cho các chi phí chiến tranh và các hoạt động điều chỉnh kinh tế sau chiến tranh. Cùng với các hoạt động này, lượng chứng khoán chính phủ nằm trong tay các NHTW tăng lên.
Đến năm 1920, Nghiệp vụ thị trường mở ở những nước này cũng vẫn chỉ được sử dụng như công cụ bổ trợ cho chính sách lãi suất tái chiết khấu và làm cho lãi suất tái chiết khấu trở nên hiệu quả. Nhưng sau đó, hiệu quả và tầm quan trọng của Nghiệp vụ thị trường mở ngày càng tăng lên, nó được sử dụng như công cụ chính sách tiền tệ ở ba nước ban đầu này và sau đó trở thành xu hướng ở hầu hết NHTW các nước khác.
Điều này suất phát từ: hạn chế chính sách tái chiết khấu; sự mở rộng và hoàn thiện của hệ thống thị trường tái chính; sự tăng lên của lượng chứng khoán chính phủ và các chứng khoán có tính thanh khoản cao.
Cho đến nay Nghiệp vụ thị trường mở được sử dụng như một công cụ Chính sách tiền tệ hiệu quả nhất ở hầu hết các NHTW của các nước.
Theo nghĩa gốc thì cụm từ “Nghiệp vụ thị trường mở” chỉ các hoạt động giao dịch chứng khoá của các NHTW trên thị trường mở. Thông qua hành vi mua , bán chứng khoán này, NHTW có thể tác động trực tiếp đến dự trữ của hệ thống Ngân hàng và gián tiếp đến lãi suất thị trường, từ đó mà có thể ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng thông qua tác động cả về mặt lượng và về mặt giá. Về lý thuyết, các chứng khoán là đối tượng giao dịch của NHTW, có thể là chứng khoán chính phủ, các chứng khoán được phát hành bởi các doanh nghiệp hoặc Ngân hàng gồm cả chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Các chủ thể trong giao dịch Nghiệp vụ thị trường mở có thể là Ngân hàng, các doanh nghiệp hoặc các tổ chức phi tài chính khác.
Về mặt thực tế, Nghiệp vụ thị trường mở là hành vi giao dịch của NHTW trên thị trường mở. Xét về hình thức thì thị trường mở là thị trường giao dịch các chứng khoán nợ ngắn và dài hạn. Tuy nhiên, khác với các khái niệm có phạm vi và công cụ giao dịch rõ ràng như thị trường chứng khoán hay thị trường tiền tệ, thị trường mở ở các nước khác nhau về phạm vi, về loại hình công cụ và thời hạn của các công cụ giao dịch trên thị trường.
Chẳng hạn, thị trường mở của Nhật Bản chỉ bao gồm các chứng khoán nợ ngắn hạn và những người tham gia chỉ gồm các tổ chức tín dụng. Như vậy, ở Nhật thị trường mở là một bộ phận của thị trường tiền tệ. Ngược lại ở Mỹ hoặc Đức cho phép giao dịch cả các chứng khoán dài hạn trên thị trường mở . Xét theo thời hạn của chứng khoán nợ thì thị trường mở ở những nước này bao gồm cả một phần của thị trường chứng khoán. Theo cách này, khái niệm “ Nghiệp vụ thị trường mở” có ý nghĩa kinh tế khi nó gắn với cụm từ “Nghiệp vụ thị trường mở”. Có nghĩa là, các giới hạn khác nhau về đối tượng và các chr thể giao dịch của NHTW trong nghiệp vụ thị trường mở sẽ quyết định khái niệm cụ thể về thị trường mở ở từng nước
Tác động về mặt lượng (Tác động vào cơ số tiền tệ)
Hành vi mua, bán các chứng khoán trên thị trường mở của NHTW có ảnh hưởng ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các Ngân hàng thương mại (NHTM) thông qua ảnh hưởng đến tiền gửi của các Ngân hàng thương mại tại NHTW, và tiền gửi khách hàng tại NHTM từ đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng cho vay của NHTM khi đó nó sẽ tác động đến hệ số nhân tiền và sẽ tác động đến mức cung tiền. Bằng việc bán các chứng khoán, NHTW có thể giảm bớt đi một khối lượng tiền dự trữ tương ứng (với điều kiện các nhân tố khác không đổi) dù người mua là NHTM hay khách hàng của nó, số tiền thanh toán cho lượng chứng khoán này được ghi nợ vào tài khoản của Ngân hàng tại NHTW. Trong trường hợp người mua là khách hàng của NHTM thì số tiền mua chứng khoán sẽ giảm số dư tiền gửi của khách hàng đó tại NHTM. Sự giảm xuống của dự trữ sẽ làm giảm khả năng cho vay của hệ thống Ngân hàng và vì thế giảm khối lượng tiền cung ứng. Hành vi mua chứng khoán của NHTW sẽ có tác động ngược lại.
Tác động về mặt giá ( tác động về mặt lãi suất)
Hoạt động mua bán trên thị trường mở của NHTW có ảnh hưởng gián tiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua hai con đường:
Thứ nhất, khi dự trữ của các Ngân hàng bị ảnh hưởng nó tác động đến cung cầu vốn NHTW trên thị trường tiền tệ liên Ngân hàng. Cung – cầu tiền TW thay đổi sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tiền NHTW thay đổi. Mức lãi suất ngắn hạn này thông qua dự đoán của thị trường và các hoạt động arbitrage về lãi suất sẽ truyền tác động của nó đến các mức lãi suất trung và dài hạn trên thị trường tài chính. Tổng cầu của nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ được quyết định tại một mức lãi suất được thị trường xác định.
Thứ hai, việc mua chứng khoán sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ cung -cầu về các chứng khoán đó trên thị trường mở và do đó tác động đến giá cả của nó. Khi chứng khoán thay đổi, tỷ lệ sinh lời của nó cũng thay đổi. Nếu đó là những chứng khoán có giá chiếm tỷ trọng lớn trong giao dịch thì sự thay đổi tỷ lệ sinh lời của nó sẽ tác động trở lại đến lãi suất thị trường, tổng cầu AD và sản lượng.
Cơ chế tác động qua lãi suất khi NHTW bán tín phiếu kho bạc