Khái niệm thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra hoạt động giao dịch, mua bán các loại chứng khoán được tiến hành bởi những đối tượng khác nhau theo quy định của pháp luật. Đây là nơi chắp nối quan hệ cung – cầu vốn đầu tư trung, dài hạn của nền ...
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra hoạt động giao dịch, mua bán các loại chứng khoán được tiến hành bởi những đối tượng khác nhau theo quy định của pháp luật.
Đây là nơi chắp nối quan hệ cung – cầu vốn đầu tư trung, dài hạn của nền kinh tế quốc dân và quốc tế; là nơi gặp gỡ, giao dịch giữa những người cần huy động vốn đầu tư (người phát hành chứng khoán) với những người có vốn nhàn rỗi muốn đầu tư (người mua chứng khoán) cũng như giữa các nhà kinh doanh chứng khoán với nhau.
Thị trường chứng khoán là một hiện tượng lịch sử, xuất hiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Cũng như các thị trường khác, thị trường chứng khoán cũng qua những bước phát triển sơ khai ban đầu, sau đó ngày càng đa dạng, phức tạp dần theo sự phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội. Đây là thị trường đặc biệt, lưu hành các loại hàng hoá đặc biệt là chứng khoán. Sự khác biệt cơ bản đó làm cho nguyên tắc, tổ chức, quản lý thị trường chứng khoán cũng có sự khác biệt so với các thị trường thông thường.
Thị trường chứng khoán có từ bao giờ?
Thị trường chứng khoán được hình thành, phát triển trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Đó là nền kinh tế thị trường với những quy luật vốn có của nó. Tại đó cơ hội kinh doanh, khả năng chuyển đổi mới hình thành và tồn tại. Đối với nền kinh tế tập trung không thực hiện được những hoạt động này. Trên thế giới, thị trường chứng khoán ra đời cách đây hơn 400 năm. Hình thức và địa điểm ban đầu rất thô sơ, bột phát, tản mạn, khó xác minh. Mốc thời gian đánh dấu thị trường hoạt động đồng bộ, với đủ loại hình giao dịch như ngày nay được ghi vào đầu thế kỷ 17 tại Amsterdam (Hà Lan). Công ty cổ phần đầu tiên thành lập, phát hành cổ phiếu vào ngày 20 tháng 3 năm 1602. ít lâu sau người ra phát kiến ra trái phiếu quốc gia và các loại trái khoán, giấy ghi nợ rất phong phú. Thị trường chứng khoán Pari “non trẻ” hơn, ra đời năm 1801. Sau London, nó là “chợ” lớn nhất châu Âu, một lục địa sang đầu thế kỷ 21 đã có hơn 30 thị trường quốc gia, 12 hệ thống buôn bán và 20 hệ thống thi hành lệnh, triển khai quy trình thanh toán bù trừ. Theo thời gian các thị trường biến hình liên tục.
Nếu trong thời kỳ đầu, thị trường chứng khoán chỉ xuất hiện ở các nước có nền kinh tế tự do phát triển như Hà Lan, Anh, Đức, Hoa Kỳ … thì hiện nay mô hình thị trường này đã lan rộng và trở thành hiện tượng phổ biến của các quốc gia có nền kinh tế thị trường. Mặc dầu vậy, để phù hợp với trình độ phát triển nền kinh tế, thực lực nền kinh tế mà mức độ phức tạp, đa dạng cũng như mức độ sôi động của thị trường chứng khoán tại các quốc gia khác nhau. Sự khác biệt ấy không chỉ dừng lại giữa các quốc gia, ngay ở những khu vực phát triển kinh tế khác nhau trong một quốc gia, mức độ lưu hoạt vốn của các bộ phận thị trường (mang tính địa phương) cũng khác nhau rõ rệt. Cùng với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, hoạt động của thị trường chứng khoán các quốc gia ngày càng trở nên gần nhau hơn, thông qua các liên kết giao dịch, nhu cầu kinh doanh, đầu tư của tất cả các đối tượng.
ở Việt Nam nếu không tính đến những năm chuẩn bị thì thời điểm khai trương chính thức trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hòo Chí Minh là vào tháng 6 năm 2000. Phiên giao dịch đàu tiền diễn ra ngày 20-7-2000.
Xét theo tiêu chí lưu thông chứng khoán có thể phân ra thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Tại thị trường sơ cấp, các chứng khoán lần đầu tiên được bán cho các nhà đầu tư nên còn được gọi là thị trường phát hành. Điều đó cũng có nghĩa, thông qua thị trường sơ cấp, những nguồn đầu tư mới thực sự được chuyển cho nhà phát hành.
Thị trường thứ cấp diễn ra các giao dịch chứng khoán chưa được thanh toá. Bộ phận thị trường này không làm tăng nguồn vốn mới cho nền kinh tế, nhưng có thể hoạt động liên tục, tạo ra khẳ năng thanh khoản cho chứng khoán đã phát hành. “Thị trường thứ cấp phục vụ cho hai mục đích chính: thúc đẩy sự tạo vốn cho các doanh nghiệp, chính phủ và tạo ra các công cụ đầu tư có khả năng sinh lời cho các nhà đầu tư”. Thông qua thị trường thứ cấp, các bên tham gia đều mong muốn đạt tới hiệu ích kinh tế của mình. Hai bộ phận thị trường sơ cấp cũng như thứ cấp có mối quan hệ nội tại, mật thiết: thị trường sơ cấp là sơ sở, tiền đề; thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì không có chứng khoán để vận hành thị trường thứ cấp; ngược lại nếu không có thị trường thứ cấp sẽ khó khăn trong việc phát hành vì chứng khoán hầu như không có khả năng thanh khoản vì chưa đến hạn thanh toán.
Xét theo phương thức tổ chức và giao dịch, thị trường chứng khoán bao gồm thị trường tập trung và không tập trung
Thị trường chứng khoán tập trung diễn ra các hoạt động mua hoặc bán chứng khoán, hoặc tham khảo để thực hiện các giao dịch chứng khoán, được tồn tại dưới hình thức phổ biến là Sở Giao dịch chứng khoán hạc các sàn giao dịch chứng khoán.
Thị trường không tập trung diễn ra hoạt động giao dịch chứng khoán không có đủ điều kiện giao dịch tại thị trường tập trung, có thể tiến hành thông qua những hình thức đa dạng khác nhau như hệ thống giao dịch nối mạng hoặc là giao dịch chứng khoán riêng lẻ.
Thị trường chứng khoán tập trung có giá trị như “bộ mặt” thị trường chứng khoán quốc gia, các bộ phận thị trường khác thể hiện sự đa dạng của các giao dịch có thể lựa chọn. Hàng hoá của thị trường tập trung cũng là những hàng hoá có thể đánh giá có chất lượng hơn so với hàng hoá của thị trường khác, do tính có tổ chức của nó; điều đó cũng có nghĩa sự an toàn hay rủi ro, cơ hội kiếm lời là khác nhau trong các giao dịch trên thị trường.