Kế toán tài sản cố định hữu hình ở một số nước trên thế giới
HẠCH TOÁN TSCĐ THEO HỆ THỐNG KẾ TOÁN MỸ Kế toán Mỹ có 3 tài sản chủ yếu: Bất động sản – nhà xưởng – thiết bị; tài sản vô hình và tài nguyên thiên nhiên. Hạch toán kế toán TSCĐ gồm có 4 nghiệp vụ: 1/ Mua ...
HẠCH TOÁN TSCĐ THEO HỆ THỐNG KẾ TOÁN MỸ
Kế toán Mỹ có 3 tài sản chủ yếu: Bất động sản – nhà xưởng – thiết bị; tài sản vô hình và tài nguyên thiên nhiên.
Hạch toán kế toán TSCĐ gồm có 4 nghiệp vụ:
1/ Mua sắm.
2/ Khấu hao phân bổ theo thời gian hữu dụng, giá trị sử dụng hoặc giá trị khai thác và chi phí có liên quan.
3/ Sửa chữa bảo trì và nâng cấp tài sản.
4/ Thanh lý tài sản.
Tài sản luôn được ghi nhận theo nguyên giá gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt, thuế và chi phí có liên quan. Trong trường hợp tài sản mua sắm nguyên lô phải xác định nguyên giá từng tài sản theo quan hệ tỷ lệ với giá trị thực tế thị trường.
ΧNguyên giá nhà xưởng, thiết bị được điều chỉnh giảm dần theo thời gian gọi là khấu hao. Có 4 phương pháp khấu hao:
Khấu hao suy giảm theo năm (Khấu hao theo số dư giảm dần)
Khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng
Khấu hao theo đường thẳng (phân bổ đều theo thời gian)
Khấu hao theo số lượng sản phẩm (phân bổ đều theo công suất sử dụng)
Ngoài ra, cơ quan thuế còn quy định những phương pháp khác để xác định thuế lợi tức, điển hình là hệ thống khôi phục giá trị gia tốc (ACRS). Sự thay đổi các yếu tố ước lượng trong các phương pháp tính khấu hao sẽ ảnh hưởng đến mức khấu hao trong năm hiện hành và những năm kế tiếp.
ΧChi phí sửa chữa, bảo trì hoặc nâng cấp tài sản sẽ được hạch toán đưa vào chi phí hoặc tăng vốn. Những phát sinh có giá trị đáng kể, tạo ra lợi nhuận ở nhiều kỳ, làm tăng tuổi thọ và tính năng kỹ thuật của tài sản thì được hạch toán tăng vốn.
ΧCó 3 cách thanh lý tài sản:
Xoá bỏ tài sản: Thông thường xoá bỏ tài sản hay thanh lý thì không đem lại thu nhập và thiệt hại, nếu có sẽ là giá trị còn lại của tài sản + chi phí thanh lý.
Bán tài sản: Bán tài sản cao hơn giá trị còn lại thì đem lại thu nhập, nếu bán thấp hơn sẽ tạo ra thiệt hại.
Trao đổi tài sản: Nguyên tắc tổng quát trong trao đổi tài sản cùng loại là không ghi nhận thu nhập do trao đổi mà chỉ ghi nhận thiệt hại, nếu có phát sinh thiệt hại thì nguyên giá tài sản mới được đi theo giá thị trường hoặc lấy giá trị còn lại của tài sản cộng thêm tiền phải chi bù khi trao đổi tài sản. Nếu trao đổi có lợi thì nguyên giá tài sản được xác định là lấy giá trị còn lại của tài sản cộng thêm tiền phải chi bù khi trao đổi tài sản. Việc tính toán các khoản thiệt hại và thu nhập khi trao đổi tài sản có khác nhau giữa phương pháp hạch toán của kế toán và xác định thuế lợi tức. Khi trao đổi những tài sản mới hoặc có giá thị trường của tài sản cũ, tuỳ theo giá nào xác định chính xác hơn, hiệu số giữa giá trị đưa đi trao đổi và giá trị nhận về được ghi nhận là một khoản thu nhập hoặc thiệt hại.
HẠCH TOÁN TSCĐ THEO HỆ THỐNG KẾ TOÁN PHÁP
Hệ thống tài khoản của Pháp được chia làm 9 loại:
Tài khoản loại 1 đến loại 8: Thuộc kế toán tổng quát trong đó:
Tài khoản từ loại 1 đến loại 5: Các tài khoản thuộc bảng tổng kết tài sản
Tài khoản loại 6, loại 7: Các tài khoản quản lý
Tài khoản loại 8: Các tài khoản đặc biệt
Tài khoản loại 9: Thuộc kế toán phân tích, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào các tài khoản theo những tiêu chuẩn riêng.
Hạch toán tăng bất động sản hữu hình
Tài khoản 21 “ Bất động sản hữu hình” được hạch toán chi tiết như sau:
Tài khoản 211: Đất đai
Tài khoản 212: Chỉnh trang và kiến tạo đất đai
Tài khoản 213: Kiến trúc
Tài khoản 214: Công trình kiến trúc trên đất người khác
Tài khoản 215: Trang thiết bị kỹ thuật, máy móc và dụng cụ công nghiệp
Tài khoản 218: Các bất động sản hữu hình khác
Các nghiệp vụ tăng bất động sản hữu hình:
- Bất động sản tăng do mua sắm
- Bất động sản tăng do nhận từ các thành viên góp vốn bằng hiện vật
- Bất động sản tăng do đầu tư xây dựng cơ bản
- Bất động sản tăng do chuyển sản phẩm thành Bất động sản
Hạch toán giảm bất động sản hữu hình
- Thanh lý Bất động sản do đã trích đủ kế hoạch
- Nhượng bán Bất động sản
Phương pháp tính khấu hao bất động sản
- Phương pháp khấu hao cố định (Phương pháp khấu hao đều)
- Phương pháp khấu hao giảm dần