25/05/2018, 16:39

Kế toán sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp

Theo quy định, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm bảo hành công trình; nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm bảo hành thiết bị công trình. Nội dung bảo hành công trình bao gồm: khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận ...

Theo quy định, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm bảo hành công trình; nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm bảo hành thiết bị công trình. Nội dung bảo hành công trình bao gồm: khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành, sử dụng không bình thường do lỗi của nhà thầu gây ra. Thời gian bảo hành công trình được xác định theo loại và cấp công trình.​ Kế toán Centax xin chia sẻ bài viết

1. Nguyên tắc lập khoản dự phòng bảo hành

Theo hướng dẫn tại Thông tư 21/2006/TT-BTC hướng dẫn Chuẩn mực kế toán số 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” quy định kế toán về dự phòng bảo hành công trình xây lắp như sau:

“Để hạch toán kế toán các khoản dự phòng, kế toán sử dụng TK 352 “Dự phòng phải trả”.

Tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” dùng để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng các khoản dự phòng phải trả tại doanh nghiệp.

1.Hạch toán Tài khoản 352 “Dự phòng phải trả” cần tôn trọng một số quy định sau:

Đối với dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được lập cho từng công trình xây lắp và được lập vào cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ. Trường hợp số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp đã lập lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi vào TK 711 “Thu nhập khác”.

Theo quy định trên, dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được lập cho từng công trình xây lắp và được lập vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ hoặc cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp đã lập lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi tăng thu nhập khác (ghi Có TK711 – Thu nhập khác).

Chi tiết Công việc của kế toán xây dựng

Chi tiết Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng, xây lắp

Chi tiết Dự toán công trình và cách xây dựng chỉ tiêu theo dõi của kế toán

2. Các nghiệp vụ phát sinh 

2.1 Việc trích lập dự phòng bảo hành công trình xây dựng được thực hiện cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành, bàn giao trong kỳ. Cuối kỳ kế toán giữa niên độ hoặc kỳ kế toán cuối năm, khi xác định số dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây dựng, ghi:

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung

       Có TK 352 – Dự phòng phải trả

2.2 Khi phát sinh các chi phí liên quan đến dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng đã lập ban đầu như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài tùy theo từng trường hợp cụ thể được xử lý như sau:

a) Trường hợp không có bộ phận bảo hành độc lập:

  • Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc bảo hành công trình xây lắp, ghi:

Nợ TK 621, 622, 623, 627

Nợ TK 133 (1331) – nếu được khấu trừ thuế

       Có các TK 152, 153, 214, 331, 334, 338…

  • Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí, ghi:

Nợ TK 154 (1544 – Chi phí bảo hành xây lắp)

        Có TK 621, 622, 623, 627

  • Khi sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả

       Có TK 154 (1544): Kết chuyển chi phí bảo hành công trình xây lắp thực tế phát

b)  Trường hợp có bộ phận bảo hành độc lập

  • Số tiền phải trả cho đơn vị cấp dưới, đơn vị nội bộ về chi phí bảo hành công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 352 – Dự ph.ng phải trả

        Có TK 336 – Phải trả nội bộ

  • Khi trả tiền cho đơn vị cấp dưới, đơn vị nội bộ về các chi phí bảo hành công trình xây lắp, ghi:

Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

        Có TK 111, 112

c) Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 352 – Dự ph.ng phải trả

       Có TK 711 – Thu nhập khác

Lưu ý: Để có thể làm tốt công việc của kế toán xây dựng các bạn theo dõi những bài viết dưới đây

Chi tiết cách hạch toán chi phí trong doanh nghiệp xây lắp các bạn theo dõi bài viết Cách hạch toán chi phí trong xây dựng

Chi tiết các loại chi phí trong doanh nghiệp xây lắp các bạn theo dõi bài viết Các loại chi phí trong kế toán xây dựng

Bản quyền bài viết thuộc về Kế toán Centax.

Khi copy vui lòng ghi đầy đủ nguồn: www.centax.edu.vn

0