Kể lại một câu chuyện về gương hiếu học mà em biết – Văn hay lớp 5
Kể lại một câu chuyện về gương hiếu học mà em biết – Văn hay lớp 5 Kể lại một câu chuyện về gương hiếu học mà em biết – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Phan Thiết Là một thương binh nặng được gia đình đón về chăm sóc, anh Quang đã phấn đấu trở thành một kĩ sư nông ...
Kể lại một câu chuyện về gương hiếu học mà em biết – Văn hay lớp 5
Kể lại một câu chuyện về gương hiếu học mà em biết – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Phan Thiết
Là một thương binh nặng được gia đình đón về chăm sóc, anh Quang đã phấn đấu trở thành một kĩ sư nông nghiệp của xã An Bình.
Anh bị thương tại chiến trường biên giới Tây Nam, mất hẳn một chân phải và tay phải; ngực, bụng, lưng còn nhiều mảnh đạn. Năm đó, anh mới 18 tuổi, đang học dở lớp 10 cấp Ba phổ thông.
Anh nói: "Có thời kì nằm ở trại thương binh, mấy lần anh định tự tử vì thấy buồn và thất vọng quá.'". Nhưng rồi, các bạn thương binh cùng cảnh ngộ, một số bác sĩ ân cần chăm sóc, an ủi động viên, cuối cùng anh đã tìm ra ánh sáng cuộc đời mình. "Tàn mà không phế", anh nhớ nhất lời dạy của Bác Hồ
Trở về quê, anh vẫn buồn, nhất là những khi bạn bè cũ đi công tác xa trở về thăm gia đình, đến thăm anh. Nhiều đêm cứ thao thức trằn trọc mãi. Thầy giáo cũ năm học lớp 10 đã đến thăm anh. Rồi được lắp thêm chân giả. Anh chủ động đi lại dễ dàng hơn. Thầy giáo cũ đã giúp anh ôn tập, anh đã thi đỗ bằng Trung học Bổ túc văn hóa.
Đọc báo, Quang biết trường Đại học Tại chức tỉnh đang chiêu sinh lớp đào tạo kĩ sư Nông nghiệp. Anh viết thư cho Ban Giám hiệu nhà trường nói rõ hoàn cảnh và nguyện vọng tha thiết của một thương binh. Chỉ 5 ngày sau, một cán bộ của trường đã đến tận gia đình giúp Quang hoàn chỉnh hồ sơ. Và anh đã xin theo học khoa Chăn nuôi.
Với chiếc túi vải khoác vai đựng sách vở, tài liệu, có mũ tai bèo Giải phóng quân, dù mưa hay nắng, Quang cũng lặn lội đến trường học tập. Anh vẫn tham gia đầy đủ các đợt thực tập. Có những ngày tháng mùa đông rét buốt, những vết thương cũ đau nhức nhối ê ẩm, nhưng quyển sách, cây bút không rời tay. Đúng là "Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền", sau 6 năm học tập, Quang đã tốt nghiệp loại Khá, trở thành kĩ sư chăn nuôi duy nhất của xã nhà.
Xã An Bình phát triển nghề chăn nuôi đứng đầu huyện. Nhiều trại chăn nuôi lợn quy mô trăm con, nhiều hộ nuôi gà đến mấy trăm con. Mọi việc như chọn giống, kĩ thuật, chăn nuôi, phòng dịch… chỉ một mình anh lo toan tất cả. Danh tiếng "Anh kĩ sư chân gỗ" nức tiếng gần xa. Anh được bầu là Chiến sĩ thi đua toàn tỉnh. Gương sáng học tập và vươn lên sống đẹp của anh Quang thương binh được nhiều người nhắc đến với bao cảm phục, tự hào.
Kể lại một câu chuyện về gương hiếu học mà em biết – Bài làm số 2
Dạo này, lớp tôi xôn xao hẳn lên. Chả là thằng Trí bây giờ đã vươn lên đứng gần nhất lớp. Đầu năm nay, nó tiến bộ rõ rệt về học tập. Trước kia nó học hành chẳng ra làm sao cả.
Lớp tôi muốn tìm hiểu nguyên nhân làm sao nó học giỏi thế. Chúng tôi gồm Tâm, Toàn, Thắng liền mở cuộc điều tra. Hôm đó, đúng là ngày ba đứa được đi chơi. Chúng tôi nhớ tới cuộc điều tra liền tìm tới nhà Trí.
Từ xa, chúng tôi đã nhìn thấy rõ nó đang ngồi cạnh cửa sổ, tay cầm bút, mặt có vẻ đăm chiêu suy nghĩ. Tôi vào nhà nó, thấy bài toán khó hôm nọ cô giáo cho về nhà. Bài toán quả là khó thật. Tôi vốn tính lười, giở ngay sách giải ra xem và đã làm xong bài toán đó. Thấy nó thế, tôi bèn nói ra vẻ khôn ngoan lắm:
– Ê, Trí ơi! Lấy sách giải ra mà xem, suy nghĩ làm gì cho mệt người.
Trí nói vẻ cương quyết:
– Không, tớ phải suy nghĩ đã.
Tôi phản ứng ngay:
– Trước Trí hay chép lời giải sẵn trong sách giải cơ mà!
Trí đáp vẻ từ tốn:
– Không, bây giờ thì thôi rồi. Chép lời giải sẵn nhiều quá nên tớ không hiểu bài gì cả, phải tự suy nghĩ để đầu óc ngày càng thông minh chứ!
Ba chúng tôi có vẻ bực mình về thằng Trí đó. Ra khỏi nhà Trí, Tâm “còi” còn bĩu môi:
– Ôi dào! Để xem hắn có làm được bài không?
Vàchúng tôi đã đi chơi…
Khoảng hai, ba tiếng sau, chúng tôi quay lại nhà thằng Trí, nhưng nó đã đi đâu rồi. Tôi ra vườn sau gặp nó. Tâm “còi” nói vẻ hách dịch:
– Xong bài chưa, cậu Trí?
Chúng tôi cùng vênh mặt lên chờ tiếng đáp của thằng Trí.
Trí từ tốn: “Xong đâu vào đấy rồi, các cậu có xem không?”
Chúng tôi đáp: “ừ, xem thì xem…”.
Nó dẫn chúng tôi vào nhà, cho xem bài. Tôi thốt lên trong bụng: “Ô! Lạ chưa kìa, bài khó như thế mà nó cũng làm được”. Đáp số đúng như bàicủa tôi, nhưng cách giải thì hoàn toàn khác và có phần còn ngắn gọn hơn cách giải trong sách “Giải bài tập”. Ba đứa chúng tôi đỏ mặt ngượng, rồi lẳng lặng ra về.
Sáng hôm sau đến lớp, cô giáo gọi nó lên bảng chữa bài tập. Thấy cách giải của nó hay, cô hình như muôn kiểm tra xem có phải nó tự ý nghĩ ra không, nên hỏi nhiều câu rất hóc, chúng tôi ngồi dưới mà cũng toát cả mồ hôi, nhưng nó trả lời dõng dạc, rõ ràng những câu cô giáo hỏi. “Khó tính” như cô giáo toán lớp tôi mà cô đã mỉm cười là không xoàng đâu nhé. Và cô cho nó điểm 10 đỏ chói. Còn chúng tôi, chúng tôi đã coi nó là một gương tốt để học tập. Chúng tôi từ đấy cũng chừa cái thói lười học và khinh người. Bây giờ, Trí đã là bạn thân của bộ ba chúng tôi.
Tôi viết bài này, mong rằng các bạn sẽ không có những tính xấu như chúng tôi. Hãy học tập bạn Trí lớp tôi.
Kể lại một câu chuyện về gương hiếu học mà em biết – Bài làm số 3
Trong cuộc sống không phải ai cũng may mắn sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Không phải bạn nào cũng may mắn được vui vẻ tung tăng cắp sách đến trường. Có những bạn có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhưng bạn rất giàu nghị lực vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống. Bạn đó chính là Văn – bạn cùng học lớp em.
Văn năm nay bằng tuổi em. Dáng nhỏ. Da ngăm đen nhưng khuôn mặt tròn trịa và nổi hơn cả là đôi mắt tinh anh, sáng. Ngắm nhìn Văn ai cũng bảo Văn là con nhà có điều kiện. Áo quần bao giờ cũng ngay ngắn, phẳng phiu. Chiếc khăn quàng đỏ luôn đeo gọn gàng trên ve áo. Trông bạn thế mà đẹp trai. Nhưng. Văn lại là học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt của lớp 6E Trường Trung học Cơ sở Kiền Bái em đấy. Bố Văn bỏ nhà đi khi bạn còn rất bé, do vậy em và mẹ em sống rất vất vả, mẹ phải đi làm xa để kiếm tiền nuôi Văn ăn học. Nghe bạn kể: ” Lâu lắm rồi mẹ không về nhà. Có khi phải một vài năm mẹ mới về đấy, thương mẹ đi làm khó nhọc, mình đã cố gắng học tập để mai sau giúp mẹ đỡ phần nào vất vả.”
Cũng vì mẹ đi làm xa, nên Văn ở cùng bà ngoại và hai bác. Hai bác hàng ngày đi làm đồng áng vất vả, mệt nhọc. Biết cuộc sống khó khăn như vậy, những khi ngoài giờ đi học Văn thường xuyên đỡ đần, giúp bà và hai bác. Ngoài giờ học, Văn làm công việc ở nhà như làm cỏ vườn, chăn bò ngoài bến, gặt lúa ngoài đồng Đò, đun nước, nấu cơm… có khi rảnh rỗi bạn đi nhặt phế liệu hay hđếm hương thuê ở ngoài xóm. Có khi bạn chở rau muống ra chợ Trịnh bán để kiếm tiền mua đồ dùng học tập.
Dù hoàn cảnh éo le, nhưng Văn vẫn ngày ngày tới trường, trừ những khi đau ốm phải nghỉ học, không nghe được bài giảng của thầy cô thì Văn sẽ nhờ các bạn trong lớp giảng lại bài để không bị chậm kiến thức. Vì việc nhà bận rộn nên có khi đun nước hay nhặt rau… Văn cũng đem sách ra ôn bài. Những thời gian để học em luôn cố gắng hoàn thành các bài tập thầy, cô giao về nhà. Nhà nghèo, Văn được bạn bè tặng cho bộ sách đã cũ hoặc là các anh chị cho có quyển còn thiếu, mỗi khi soạn bài Văn phải mượn sách của bạn để làm bài. Năm nay, Cô Nhung – Hiệu trưởng tặng bạn bộ sách mới, Văn rất vui và hứa với cô giữ gìn bộ sách ấy thật tốt.
Nhà bạn ở Đội 1 – xa trường học, mỗi khi bạn đi học bạn dậy sớm hơn, nếu là đi học ngày mưa thì đường càng khó đi thêm, con đường trở nên lầy lội và rất trơn, chiếc xe đạp cũ của bạn nhiều khi bị hỏng, Bạn lại đi bộ đoạn đường khá dài. Hôm đó, em cố đợi bạn cùng đi học cho vui, dù nhiều khó khăn như vậy em vẫn cố gắng học tập, ngày ngày tới trường.
Ở trường, Văn học giỏi môn Toán. Cô Huệ luôn khen bạn là nhanh nhẹn và thông minh. Bạn tốt bụng lắm. Thấy ai có chuyện gì bạn luôn hỏi han, giúp đỡ. Năm ngoái, trong buổi festival Tiếng Anh, chẳng may em bị ngã bong gân, đau nhiều lắm. Một mình Văn đã dìu em về nhà, bôi cao cho em. Với thầy cô, ông bà, người lớn tuổi Văn đều lễ phép vâng lời, sống hoà nhã hơn.
Văn đúng là tấm gương sáng cho em học tập. Cuối năm ngoái, bạn được cô Tổng phụ trách đè nghị khen thường danh hiệu:” Học sinh nghèo vượt khó ” của trường em.
Hồng Loan tổng hợp
Từ khóa tìm kiếm:
- hãy kể 1 câu chuyện về 1 tấm gương ham học
- ke ve mot tam guong hieu hoc
- câu chuyện ngắn về tấm gương hiếu học
- kể chuyển về gương sáng hiếu học
- ke lai cau chuyen ve long hieu hoc
Bài viết liên quan
- Phân tích tác phẩm Vội vàng (Xuân Diệu) – Văn hay lớp 11
- Nghe tin bác bị bệnh, em thay mặt gia đình viết thư thăm hỏi – Văn hay lớp 4
- Thuyết minh về một di tích văn hóa cổ – Văn hay lớp 9
- Phân tích tác phẩm Câu cá mùa thu (Thu điếu) – Văn hay lớp 11
- Phân tích tác phẩm Đánh nhau với cối xay gió – Văn hay lớp 8
- Kể câu chuyện về cuộc tranh luận giữa ôtô, xe máy, xe đạp – Văn hay lớp 6
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh – Văn hay lớp 9
- Em đã lớn rồi. Kể về sự thay đổi của em – Văn hay lớp 6