Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Văn hay lớp 5
Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Văn hay lớp 5 Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Lai Châu Sáng thứ năm nào cũng thế, tôi ...
Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Văn hay lớp 5
Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Lai Châu
Sáng thứ năm nào cũng thế, tôi và chị tôi thường đến phòng đọc sách thuộc Nhà Văn hoá trung tâm đế xem sách. Nơi ấy vừa yên tĩnh lại vừa có nhiều sách hay lạ.
Một lần chúng tõi đến như thường lệ. Cả một gian phòng lớn lặng trang. Bên ngoài, ánh sáng toả vào xuyên qua các ô kính màu xanh nhạt nón rất dịu mắt. Nơi các dãy bàn kê ngay ngắn trước các kệ sách dài, khá đông khách ngồi. Đa số là người lớn, các anh chị sinh viên và học sinh cấp hai, ba. Chi lé tẻ năm ba hoc sinh tiểu học như tôi. Sau khi gặp có quản thủ thư viện mượn sách, hai chị em cũng đến bàn ngồi đọc. Gặp chỗ hấp dẫn, tôi liền gọi chị tôi:
– Nè chị ơi, lại đây. Đoạn này hay ghê!
Chị tôi “suyt” một cái ra hiệu cho tôi nói khẽ. Tôi hiểu ngay, chẳng dám hó hé, vì tôi dư biết chị tõi lúc nào cũng có lý và lịch sự.
Mọi người đều lặng lẽ đọc sách, có người còn lấy giấy ra viết viết ghi ghi. Lát sau, bỗng đâu nghe tiếng oang oang, tôi nhìn lại thấy hai anh thanh niên mặc áo phanh ngực, để râu lởm chởm bước vào:
– Ê, vào đáy ngồi trú nắng một chút. Đợi tụi nó tới mình nhập bọn đi chơi.
– Thôi chỗ này thiên hạ đọc sách. Buồn chết.
– Mặc kệ. Ai đọc thi đọc, mình tán dóc cho vui.
Thế là hai anh đó hết chuyện này đến chuyện khác, bất chấp mọi người xung quanh. Có mấy chú, mấy bác lâu lâu liếc nhìn hai anh với ánh mắt khó chịu.
Lúc ra về chị tôi mới khều vai tôi mà dặn rằng: “Nơi công cộng như phòng đọc sách, chúng ta phải giữ yên lặng. Có thế mới là người lịch sự. Em đừng bắt chước hai anh hồi nãy nhé!”.
Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài làm số 2
Trưa nay đi học về, vì bụng đói nên tôi cố đi nhanh hơn. Nhưng phía trước, một dòng người quá đông đã cản đường, lại, nghe có tiếng kèn nữa. Thì ra là một đám tang.
Chiếc xe tang được chạm trổ thành hình chiếc thuyền rồng nhiều màu rất tinh vi. Hai bên có mấy người trong đội táng mặc đồ đen viền tráng hộ tống. Theo sau là nhiều người đầu bịt khăn, họ vừa đi vừa sụt sùi khóc. Chắc họ đau khổ lắm, vì phải vĩnh viễn chia tay một người yêu quý nhất trên đời của mình.
Xe tang đến đâu, ô tô, xe đạp lớn nhỏ đều dạt ra đến đó để nhường lối. Người đi hai bên đường cũng thế. Có người dừng lại lột nón xuống, kính cẩn chào người quá cố đang đi qua và chia sẻ nỗi buồn với gia đình bất hạnh kia. Thấy thế, tôi và mấy bạn học cùng trường cũng bắt chước lột nón, đứng nghiêm. Một ông cụ nhìn chúng tôi gật đầu:
– Học sinh trường nào mà ngoan ngoãn và lịch sự quá.
Ông cụ vừa dứt lời, bỗng tôi nghe có tiếng xe rú ga thật lớn, tiếng kèn “chéo chéo” như tiếng đạn bay liên tục. Hai anh thanh niên áo phanh ngực, râu tóc lởm chởm đang chở nhau trên chiếc mô tô bóng lộn, lạng lách giữa đám đông cố vượt qua. Những người đi theo xe tang hốt hoảng nhảy vào lề, lấn vào nhau suýt té.
Chiếc mô tô chạy khỏi rồi, mọi người mới hoàn hồn nhìn theo lắc đầu.
Về đến nhà, tôi cứ suy nghĩ mãi. Người lịch sự phải biết nhường lối trước cụ già, em bé, người tật nguyền, người có con mọn hay trước đám cưới, đám tang. Tại sao hai anh thanh niên kia lại nông nổi như thế! Hay là hai anh đó giàu có mà thiếu học chăng?
Kế lại câu chuyện về một số việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh ở nơi công cộng – Bài làm số 3
Hôm nay là ngày chủ nhật, từng chú chim non ríu rít trên cành, nắng vàng trải thảm xuống mặt đường. Bỗng mẹ gọi em: “ Minh ơi, đi chợ với mẹ nào!”. Chỉ và phút sau là em và mẹ đã có mặt ở chợ. ở đằng kia có gì mà đông thế? Em lon ton chạy ra xem.
Trên mặt đường bây giờ là những mảnh vỡ lăn lóc, dòng người vẫn qua lại, chẳng ai hỏi han gì. Em hỏi chú An thì mới hay đây là những mảnh vỡ của cô bán sữa, chả là sáng nay, cô ấy đem sữa đi bán, mọi người mua đông lắm, chẳng ai nhường ai, bỗng có một anh thanh niên chạy qua va vào xe cô làm xe đổ hết, nhưng anh ấy không xin lỗi và chạy đi mất rồi. Cô ấy bảo, cả nhà cô phụ thuộc vào mấy chai sữa, bây giờ đổ hết thì….Em đến gần mới thấy nét mặt cô đỏ gay, hai mắt rơm rớm, đã thế mấy cô hàng nước còn chế giễu cô: “Dào ơi, vài chai sữa chứ mấy, thôi đi đi, đừng ăn vạ, tôi không mang lửa đốt vía đâu”! Trông mặt cô lại càng thêm buồn, nước mắt cũng đã chảy dài trên làn má cô. Mọi người xung quanh bảo: “Cũng chục chai đấy chứ chả ít đâu đấy!” rồi lát sau cũng lủi đi mất. Bầu trời xám xịt lại, mọi người vẫn đi qua chẳng để ý gì. Thỉnh thoảng có người đi qua bảo” thật tội nghiệp, nhưng kệ, chả phải việc của mình” rồi đi luôn. Em thấy thương cô, bỗng ở trong nhà có một cụ già bước ra. Cụ già lăm rồi, hai má cụ đã hóp nhưng nét mặt cụ hiền từ nên ai cũng quý, cũng yêu, cụ bảo: “Ôi trời, thật là vô lương tâm, như thế mà cũng bỏ đi được sao? Rồi cụ khẽ đi vào trong nhà lấy cái gì đấy, thì ra cụ lấy ái chổi đót cùng một cái xẻng đã cũ. Bà quét thật sạch sẽ, nhân tiện bà quét luôn cho nhà bên cạnh nhà này bẩn quá, hình như chưa quét sân bao giờ. Khi quét xong, bà vun gọn vào xẻng và đem đổ. Sau đó bà đẻ gọn chổi xẻng vào một chỗ rồi khẽ ra an ủi cô” thôi cháu à, tiếc làm gì, giận àm gì cái loại bất lương ấy”. “à, đây có ít tiền, cụ cho để mà mua mớ rau, mớ hành mà ăn”. Lúc đầu cô cũng từ chối, nhưng bà cụ cứ để vào tay cô.
Bây giờ, cô mới cất giọng run run và trầm: “bà ơi, cháu cảm ơn lòng thành của bà, cháu sẽ đền ơn, nhưng thôi, bà cứ cầm lấy mà ăn dưỡng tuổi già. Bà lại bảo: “Ơ cái chị này, bà cho, cầm lấy!” Bà nói mãi chị mới nhận lúc này, mấy cô hàng nước cũng hối hận lắm, nét mặt họ đỏ dừ vì xấu hổ, họ cũng xin lỗi cô và cũng góp chút ít. Em cảm động lắm và tự hỏi: “Sao mình không đỡ cô nhỉ? “Đang nghĩ thì mẹ gọi “Minh ơi, về thôi con”. Em liền theo mẹ đi về.
Em rất cảm kích trước tấm lòng của bà cụ, cụ thật lương thiện. Em sẽ cố gắng là một người như cụ.
Hồng Loan tổng hợp
Bài viết liên quan
- Kể lại một giấc mơ hai mươi năm sau em về thăm trường cũ – Văn hay lớp 9
- Tả cảnh vườn bách thú – Văn hay lớp 6
- Kể lại một câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo – Văn hay lớp 5
- Thuyết minh về món bánh xèo – Văn hay lớp 8
- Thuyết minh về một cảnh đẹp quê hương em – Văn hay lớp 9
- Nghị luận xã hội về câu nói: Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy – Văn hay lớp 12
- Tả con vật nuôi trong gia đình – Văn hay lớp 2
- Viết một đoạn văn nói về tấm ảnh Bác Hồ – Văn hay lớp 2