13/01/2018, 16:53

Kể lại một câu chuyện vượt khó vươn lên học giỏi – Văn hay lớp 5

Kể lại một câu chuyện vượt khó vươn lên học giỏi – Văn hay lớp 5 Kể lại một câu chuyện vượt khó vươn lên học giỏi – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Đồng Tháp Ở làng trẻ em Béc-la Hà Nội, chẳng ai là không biết tới Nguyễn Bá Lý bởi em có thành tích học tập thật đáng ...

Kể lại một câu chuyện vượt khó vươn lên học giỏi – Văn hay lớp 5

Kể lại một câu chuyện vượt khó vươn lên học giỏi – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Đồng Tháp

Ở làng trẻ em Béc-la Hà Nội, chẳng ai là không biết tới Nguyễn Bá Lý bởi em có thành tích học tập thật đáng nể. Như bao đứa trẻ khi được nuôi dạy ở Làng, Nguyễn Bá Lý xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn cũng có một hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn. Không thể chịu được những trận đòn liên tiếp của một ông chồng nát rượu, mẹ Lý bỏ nhà ra đi, để lại ba đứa con nhỏ nheo nhóc. Khi đó Lý mới 2 tuổi.

Một thời gian, sau khi chia tay với mẹ, bố Lý cũng lên Thái Nguyên lập gia đình tại đó. Ba đứa trẻ nhỏ sống dựa vào người ông nội gầy gò ốm yếu (bà nội đã mất). Do hoàn cảnh khó khăn nên anh và chị của Lý phải sớm bỏ học để làm ruộng lấy thóc gạo nuôi 4 ông cháu. Rất may niên học 1999- 2000, khi Lý đang học lớp 4 thì em vào Làng trẻ Béc-la Hà Nội.

Những ngày đầu vào học ở Trường Tiểu học Héc-man (Cầu Giấy), tuy lạ trường, lạ bạn nhưng Lý đã sớm chứng tỏ trí thông minh và khả năng học tập của mình. Năm học lớp 5, Lý thi đoạt giải Ba cấp Quận và giải Khuyến khích học sinh giỏi cấp Thành phố cả 2 môn Văn và Toán. Lớp 6, đỗ vào Trường điểm Lê Quý Đôn của quận Cầu Giấy, được chọn vào đội tuyển của Trường và rồi Lý tiếp tục đoạt giải Khuyến khích học sinh giỏi cấp Quận về môn Hóa học.

Được các mẹ trong Làng chăm sóc và yêu thương, Lý luôn luôn cố gắng học giỏi và tới năm lớp 9 vừa rồi, kết quả học tập của Lý đạt rất cao: giải Nhất cấp Quận, giải Ba học sinh giỏi cấp Thành phố môn Vật lí.

Ở trường em cũng được các thầy cô rất quan tâm, nhất là cô giáo Thủy. Cô Thủy nhận phụ đạo cho các bạn học sinh giỏi trong trường, nhưng với Lý không những cô đã dạy miễn phí mà còn quan tâm hơn so với các bạn khác.

Ước mơ của em là được học tập trong một môi trường tốt nên năm học vừa qua, em rất muốn khi chuyển cấp lên Trung học phổ thông sẽ được học ở một trường chuyên nào đó. Rất may, qua buổi đến thăm Làng của một tổ chức phi Chính phủ của Ca-na-đa, biết em có nguyện vọng như thế, họ đã đồng ý cấp kinh phí nếu em thi đỗ. Được các mẹ trong Làng giúp đỡ, Lý làm đơn thi vào hai trường Am-stéc-đam và khối Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội. Kết quả, Lý thi đỗ cả hai trường nhưng chọn vào Đại học Sư phạm. Là con nhà nghèo nhất khối, Lý không bị các bạn khinh mình nghèo mà còn được các bạn rất yêu thương, quý mến và đặc biệt được cô chủ nhiệm hết sức quan tâm, động viện khiến em càng cố gắng để học tốt hơn.

Kể lại một câu chuyện vượt khó vươn lên học giỏi – Bài làm số 2

Dạo này, lớp tôi xôn xao hẳn lên. Chả là thằng Trí bây giờ đã vươn lên đứng gần nhất lớp. Đầu năm nay, nó tiến bộ rõ rệt về học tập. Trước kia nó học hành chẳng ra làm sao cả.

Lớp tôi muốn tìm hiểu nguyên nhân làm sao nó học giỏi thế. Chúng tôi gồm Tâm, Toàn, Thắng liền mở cuộc điều tra. Hôm đó, đúng là ngày ba đứa được đi chơi. Chúng tôi nhớ tới cuộc điều tra liền tìm tới nhà Trí.

Từ xa, chúng tôi đã nhìn thấy rõ nó đang ngồi cạnh cửa sổ, tay cầm bút, mặt có vẻ đăm chiêu suy nghĩ. Tôi vào nhà nó, thấy bài toán khó hôm nọ cô giáo cho về nhà. Bài toán quả là khó thật. Tôi vốn tính lười, giở ngay sách giải ra xem và đã làm xong bài toán đó. Thấy nó thế, tôi bèn nói ra vẻ khôn ngoan lắm:

–     Ê, Trí ơi! Lấy sách giải ra mà xem, suy nghĩ làm gì cho mệt người.

Trí nói vẻ cương quyết:

–     Không, tớ phải suy nghĩ đã.

Tôi phản ứng ngay:

–     Trước Trí hay chép lời giải sẵn trong sách giải cơ mà!

Trí đáp vẻ từ tốn:

–     Không, bây giờ thì thôi rồi. Chép lời giải sẵn nhiều quá nên tớ không hiểu bài gì cả, phải tự suy nghĩ để đầu óc ngày càng thông minh chứ!

Ba chúng tôi có vẻ bực mình về thằng Trí đó. Ra khỏi nhà Trí, Tâm “còi” còn bĩu môi:

–     Ôi dào! Để xem hắn có làm được bài không?

Và chúng tôi đã đi chơi…

Khoảng hai, ba tiếng sau, chúng tôi quay lại nhà thằng Trí, nhưng nó đã đi đâu rồi. Tôi ra vườn sau gặp nó. Tâm “còi” nói vẻ hách dịch:

–     Xong bài chưa, cậu Trí?

Chúng tôi cùng vênh mặt lên chờ tiếng đáp của thằng Trí.

Trí từ tốn: “Xong đâu vào đấy rồi, các cậu có xem không?”

Chúng tôi đáp: “ừ, xem thì xem…”.

Nó dẫn chúng tôi vào nhà, cho xem bài. Tôi thốt lên trong bụng: “Ô! Lạ chưa kìa, bài khó như thế mà nó cũng làm được”. Đáp số đúng như bài của tôi, nhưng cách giải thì hoàn toàn khác và có phần còn ngắn gọn hơn cách giải trong sách “Giải bài tập”. Ba đứa chúng tôi đỏ mặt ngượng, rồi lẳng lặng ra về.

Sáng hôm sau đến lớp, cô giáo gọi nó lên bảng chữa bài tập. Thấy cách giải của nó hay, cô hình như muôn kiểm tra xem có phải nó tự ý nghĩ ra không, nên hỏi nhiều câu rất hóc, chúng tôi ngồi dưới mà cũng toát cả mồ hôi, nhưng nó trả lời dõng dạc, rõ ràng những câu cô giáo hỏi. “Khó tính” như cô giáo toán lớp tôi mà cô đã mỉm cười là không xoàng đâu nhé. Và cô cho nó điểm 10 đỏ chói. Còn chúng tôi, chúng tôi đã coi nó là một gương tốt để học tập. Chúng tôi từ đấy cũng chừa cái thói lười học và khinh người. Bây giờ, Trí đã là bạn thân của bộ ba chúng tôi.

Tôi viết bài này, mong rằng các bạn sẽ không có những tính xấu như chúng tôi. Hãy học tập bạn Trí lớp tôi.

Kể lại một câu chuyện vượt khó vươn lên học giỏi – Bài làm số 3

Em muốn kể câu chuyện về bạn Hoài Nam – một học sinh nghèo có tinh thần vượt khó ham học ở trường Ngô Gia Tự, tỉnh Bạc Liêu.

Hoàn cảnh của Nam thật tội nghiệp. Cha mất sớm, mẹ bệnh tật triền miên, gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, Nam lại là con trai lớn. Sau Nam còn một em gái nữa. Tuổi còn nhỏ mà Nam đã phải kiếm tiền để phụ giúp mẹ và tự lo cho việc học hành. Điều ngạc nhiên đối với chúng tôi là Nam học rất giỏi, luôn luôn đứng đầu lớp, thầy cô yêu mến, bạn bè nể trọng. Thời gian học thì ít, cuộc sống lại thiếu thốn mọi bề. Thế mà Nam không bao giờ than vãn với ái một lời, bạn bè lúc nào cũng thấy Nam vui vẻ lạc quan.

Sáng nào cũng vậy, khi mọi người đi ngang qua tiệm cà phê Hải Châu sẽ luôn nghe tiếng rao lanh lảnh quen thuộc của Nam: “Vé số! Vé số chiều trúng đây!”. Lúc nào cũng thấy cậu mặc chiếc quần đùi xanh đã cũ và chiếc áo sơ mi cộc tay có nhiều chỗ vá, đội một cái mũ vải bạc màu để lộ mái tóc rễ tre bờm xờm lâu ngày chưa cắt. Khác với thân hình gầy nhom, khuôn mặt cậu khá tròn trĩnh và rất sáng sủa. Đặc biệt, đôi mắt của cậu ánh lên vẻ thông minh, lanh lợi nên bao giờ Nam cũng bán hết vé số trước mọi người. Nhờ vậy mà cậu đã tranh thủ được thời gian học bài, đọc sách và làm bài tập tại ghế đá ở công viên. Thời gian buổi tối Nam tranh thủ bán vé số ở. những quan cá phê đông khách kiếm thêm ít tiền. Ngoài ra, Nam còn là một người hết mình vì bạn. Thường ngày vào những giờ giải lao, Nam thường ngồi lại hướng dẫn thêm cho những bạn tiếp thu còn chậm cách làm những bài toán mới học. Cậu luôn coi việc giúp đỡ bạn là một niềm vui của mình.

Hoài Nam xứng đáng là một tấm gương sáng, một con ngoan trò giỏi được Tỉnh đoàn trao tặng suất học bổng “Học sinh nghèo vượt khó” trong năm qua.

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • em muốn kể câu chuyện về bạn hoài nam một học sinh
  • kể lại những câu chuyện vượt khó vươn lên trong học tập

Bài viết liên quan

  • Kể về người mẹ của em – Văn hay lớp 6
  • Tả cây phượng nơi sân trường – Văn hay lớp 2
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn – Văn hay lớp 12
  • Kể về mẹ của em – Văn hay lớp 6
  • Kể về người mẹ của em – Văn hay lớp 7
  • Tả cây khế nơi vườn quê – Văn hay lớp 2
  • Tả cây chuối nơi vườn quê – Văn hay lớp 2
  • Tả một anh bộ đội mà em yêu quý – Văn hay lớp 2
0