Hữu Thỉnh

Hữu Thỉnh (sinh 15/2/1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, là một nhà thơ Việt Nam. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976, Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (3 nhiệm kỳ liên tiếp) đồng thời kiêm nhiệm Tổng biên tập Báo Văn nghệ. Ông cũng là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Ông sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân. Từ sau hoà bình lập lại, vào năm 1954, Ông mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Bắc, đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9. Sau 1975, Hữu Thỉnh học trường Viết văn Nguyễn Du và là một trong số những học sinh khoá đầu tiên của trường. Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Thơ, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ , tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Uỷ viên Ban Thư ký khoá 3. Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần), đồng thời kiêm nhiệm Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng uỷ Đảng bộ Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng Thứ ký Hội Nhà văn Việt Nam. Trong thơ Hữu Thỉnh hiện lên ba nhân vật trữ tình chủ chốt: - Người lính cách mạng mà tình yêu nước rất cụ thể trong tình yêu thương rất mực quê hương, đồng đất. Và trong những người thương yêu nhất nổi bật lên, luôn sâu sắc day dứt khôn cùng là hình ảnh người mẹ. Trong những bài thơ xúc động nhất về chiến tranh hình ảnh mẹ luôn trở đi trở lại như một điểm thức sáng, đọng lại nơi những câu thơ hay nhất. Hình ảnh người vợ, người yêu trong trái tim thổn thức người lính gắn liền với những đợi chờ, chịu đựng, hy sinh cả một thời xuân sắc. Trong trái tim nhân vật trữ tình người lính còn nhói lên da diết một tình yêu đồng đội, không chỉ sẻ chia đùm bọc mà còn cả một nghĩa ân xương máu, một tình cảm đặc biệt sâu đằm chỉ có được trong sống chết chiến trường. Nét khác biệt, nổi trội hơn so với nhân vật trữ tình người lính thời kỳ thơ 1945- 1954 là độ sâu đằm văn hoá. Ở chiều sâu tình yêu dành cho những đối tượng thân gần nhất vừa kể trên, người lính trong thơ Hữu Thỉnh luôn suy nghĩ, phát hiện và tổng kết thành những chân lý đắt giá, những bài học đắp bồi cho nhân cách, cho bản lĩnh sống. Ta có thể tìm hiểu những khía cạnh trên trong một số bài thơ ngắn được viết trước và sau 30- 4- 1975, đặc biệt trong trường ca Đường tới thành phố và Trường ca biển . - Người bảo toàn và đấu tranh phát triển nhân cách. Rải rác qua nhiều bài, nhưng đậm đặc nhất ở tập Thư mùa đông đã nổi lên dáng dấp ưu trầm của nhân vật này. Khi môi trường xã hội có những biến động, cùng với vận động đi lên, đổi mới về kinh tế, mở rộng tầm nhìn, cởi mở lối sống... những rạn vỡ, suy đồi nhân cách cũng được dịp bùng phát. Nhân vật trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh âu lo, khá nhiều phen trầm xuống thở dài. Không ít lần con người ấy bật lên những câu hỏi bức thiết nhất về Con Người, anh cảnh báo về nguy cơ “mất mùa nhân nghĩa”, anh nhìn thẳng, không ảo tưởng về con đường đi tới đầy khuất khúc, anh giơ lên thật cao cho mọi người cùng thấy rõ những tỷ lệ đáng lo âu trên thước đo tình bạn, tình người... Nhân vật trữ tình này của Hữu Thỉnh cứ ngày càng từng trải qua bao nhiêu xung sát, nhận chịu những vết thương nặng nề trong trái tim. Nhưng anh kiên quyết bảo toàn và đấu tranh không lùi bước cho sự nâng cao nhân cách. - Nhà thơ của một thế hệ. Xuyên qua tất cả các bài thơ, các cảnh ngộ của đất nước, thế giới, con người, nhân vật trữ tình này luôn suy nghĩ về ý nghĩa, trách nhiệm vô cùng thiêng liêng, hệ trọng của thơ, của nhà thơ thuộc thế hệ anh. Không phải bằng thuyết lý đại ngôn, những suy nghĩ của nhân vật trữ tình nhà thơ ở đây được lọc chắt ra từ những mất còn cụ thể quyết liệt, từ một cuộc chiến tranh cụ thể không ngừng, dù còn hay đã tắt tiếng súng. Nhằm vinh danh thơ trong sứ mạng tối thượng bảo vệ cuộc sống, bảo vệ con người. Tách ra như trên để tìm hiểu chi tiết hoá, thực ra ba nhân vật trữ tình ấy trộn hoà, xoắn bện, hiển hiện chỉ trong duy nhất một con người - nhà thơ, người lính, người công dân Việt Nam Hữu Thỉnh. Khi dạt dào nồng nhiệt, khi rủ rỉ dịu êm, lúc trầm xuống nghẹn ngào, lúc vút đanh sắc nhọn... những cung bậc khác nhau trong thơ Hữu Thỉnh vẫn tựa trên một âm giai bao trùm là chất giọng đằm thắm. Trong nền giọng đằm thắm ấy, qua thời gian đầy bão động một phần tư thế kỷ có luyện vào chất nén trầm, nhưng thật đáng quý, vẫn giữ được, vẫn nhô trào lên những con sóng thảng thốt. Thảng thốt, luôn thảng thốt, luôn luôn phát giác trước thế giới, trong con người mình như thể niềm kinh ngạc lần đầu. Đó là phẩm chất thi sĩ,phẩm chất một nghệ, sĩ luôn luôn say mê đời sống. Trừ một số dôi dài chưa thật kết đọng ở buổi đầu sáng tác, sự trải dàn đôi khi vẫn trở lại quá đà - vi phạm đến tính chỉnh thể của một sản phẩm nghệ thuật thời hiện đại, ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh - ở những bài hay và xuất sắc - đã đạt tới hiệu quả nhuần nhuỵ cổ điển. Những câu thơ, áng thơ ấy vào ngọt thưởng thức khe khắt của bạn đọc. Chất liệu văn hoá dân tộc dân gian ngàn năm đã thấm dưỡng linh hồn những câu thơ, chữ thơ. Những mảng dữ dội của đời sống thật, sự khoẻ sáng của thể trọng tâm hồn con người tham gia trực tiếp vào đời sống ấy đã bồi đắp nên chất hiện đại cho những dòng thơ mềm mại. Giữ vững và làm tươi mới hơn câu thơ Việt trong cuộc vật mình đổi mới ngôn ngữ thơ đang dần dà mà quyết liệt diễn ra trong toàn bộ nền thơ ta, đó là đóng góp đáng tôn trọng của thế hệ nhà thơ chống Mỹ mà Hữu Thỉnh là một trong số đại biểu xứng đáng nhất. Hữu Thỉnh (sinh 15/2/1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, là một nhà thơ Việt Nam. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976, Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (3 nhiệm kỳ liên tiếp) đồng thời kiêm nhiệm Tổng biên tập Báo Văn nghệ. Ông cũng là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Ông sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân. Từ sau hoà bình lập lại, vào năm 1954, Ông mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một… Tiếng hát trong rừng Đường tới thành phố (1979) Thư mùa đông (1994) Trường ca biển (1994) Thương lượng với thời gian (2005)

Hữu Thỉnh (sinh 15/2/1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, là một nhà thơ Việt Nam. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976, Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (3 nhiệm kỳ liên tiếp) đồng thời kiêm nhiệm Tổng biên tập Báo Văn nghệ. Ông cũng là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Ông sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân.

Từ sau hoà bình lập lại, vào năm 1954, Ông mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Bắc, đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9.

Sau 1975, Hữu Thỉnh học trường Viết văn Nguyễn Du và là một trong số những học sinh khoá đầu tiên của trường. Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Thơ, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Uỷ viên Ban Thư ký khoá 3.

Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần), đồng thời kiêm nhiệm Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng uỷ Đảng bộ Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng Thứ ký Hội Nhà văn Việt Nam.

Trong thơ Hữu Thỉnh hiện lên ba nhân vật trữ tình chủ chốt:
- Người lính cách mạng mà tình yêu nước rất cụ thể trong tình yêu thương rất mực quê hương, đồng đất. Và trong những người thương yêu nhất nổi bật lên, luôn sâu sắc day dứt khôn cùng là hình ảnh người mẹ. Trong những bài thơ xúc động nhất về chiến tranh hình ảnh mẹ luôn trở đi trở lại như một điểm thức sáng, đọng lại nơi những câu thơ hay nhất. Hình ảnh người vợ, người yêu trong trái tim thổn thức người lính gắn liền với những đợi chờ, chịu đựng, hy sinh cả một thời xuân sắc. Trong trái tim nhân vật trữ tình người lính còn nhói lên da diết một tình yêu đồng đội, không chỉ sẻ chia đùm bọc mà còn cả một nghĩa ân xương máu, một tình cảm đặc biệt sâu đằm chỉ có được trong sống chết chiến trường. Nét khác biệt, nổi trội hơn so với nhân vật trữ tình người lính thời kỳ thơ 1945- 1954 là độ sâu đằm văn hoá. Ở chiều sâu tình yêu dành cho những đối tượng thân gần nhất vừa kể trên, người lính trong thơ Hữu Thỉnh luôn suy nghĩ, phát hiện và tổng kết thành những chân lý đắt giá, những bài học đắp bồi cho nhân cách, cho bản lĩnh sống. Ta có thể tìm hiểu những khía cạnh trên trong một số bài thơ ngắn được viết trước và sau 30- 4- 1975, đặc biệt trong trường ca Đường tới thành phốTrường ca biển.
- Người bảo toàn và đấu tranh phát triển nhân cách. Rải rác qua nhiều bài, nhưng đậm đặc nhất ở tập Thư mùa đông đã nổi lên dáng dấp ưu trầm của nhân vật này. Khi môi trường xã hội có những biến động, cùng với vận động đi lên, đổi mới về kinh tế, mở rộng tầm nhìn, cởi mở lối sống... những rạn vỡ, suy đồi nhân cách cũng được dịp bùng phát. Nhân vật trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh âu lo, khá nhiều phen trầm xuống thở dài. Không ít lần con người ấy bật lên những câu hỏi bức thiết nhất về Con Người, anh cảnh báo về nguy cơ “mất mùa nhân nghĩa”, anh nhìn thẳng, không ảo tưởng về con đường đi tới đầy khuất khúc, anh giơ lên thật cao cho mọi người cùng thấy rõ những tỷ lệ đáng lo âu trên thước đo tình bạn, tình người... Nhân vật trữ tình này của Hữu Thỉnh cứ ngày càng từng trải qua bao nhiêu xung sát, nhận chịu những vết thương nặng nề trong trái tim. Nhưng anh kiên quyết bảo toàn và đấu tranh không lùi bước cho sự nâng cao nhân cách.
- Nhà thơ của một thế hệ. Xuyên qua tất cả các bài thơ, các cảnh ngộ của đất nước, thế giới, con người, nhân vật trữ tình này luôn suy nghĩ về ý nghĩa, trách nhiệm vô cùng thiêng liêng, hệ trọng của thơ, của nhà thơ thuộc thế hệ anh. Không phải bằng thuyết lý đại ngôn, những suy nghĩ của nhân vật trữ tình nhà thơ ở đây được lọc chắt ra từ những mất còn cụ thể quyết liệt, từ một cuộc chiến tranh cụ thể không ngừng, dù còn hay đã tắt tiếng súng. Nhằm vinh danh thơ trong sứ mạng tối thượng bảo vệ cuộc sống, bảo vệ con người.

Tách ra như trên để tìm hiểu chi tiết hoá, thực ra ba nhân vật trữ tình ấy trộn hoà, xoắn bện, hiển hiện chỉ trong duy nhất một con người - nhà thơ, người lính, người công dân Việt Nam Hữu Thỉnh.

Khi dạt dào nồng nhiệt, khi rủ rỉ dịu êm, lúc trầm xuống nghẹn ngào, lúc vút đanh sắc nhọn... những cung bậc khác nhau trong thơ Hữu Thỉnh vẫn tựa trên một âm giai bao trùm là chất giọng đằm thắm. Trong nền giọng đằm thắm ấy, qua thời gian đầy bão động một phần tư thế kỷ có luyện vào chất nén trầm, nhưng thật đáng quý, vẫn giữ được, vẫn nhô trào lên những con sóng thảng thốt. Thảng thốt, luôn thảng thốt, luôn luôn phát giác trước thế giới, trong con người mình như thể niềm kinh ngạc lần đầu. Đó là phẩm chất thi sĩ,phẩm chất một nghệ, sĩ luôn luôn say mê đời sống.

Trừ một số dôi dài chưa thật kết đọng ở buổi đầu sáng tác, sự trải dàn đôi khi vẫn trở lại quá đà - vi phạm đến tính chỉnh thể của một sản phẩm nghệ thuật thời hiện đại, ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh - ở những bài hay và xuất sắc - đã đạt tới hiệu quả nhuần nhuỵ cổ điển. Những câu thơ, áng thơ ấy vào ngọt thưởng thức khe khắt của bạn đọc. Chất liệu văn hoá dân tộc dân gian ngàn năm đã thấm dưỡng linh hồn những câu thơ, chữ thơ. Những mảng dữ dội của đời sống thật, sự khoẻ sáng của thể trọng tâm hồn con người tham gia trực tiếp vào đời sống ấy đã bồi đắp nên chất hiện đại cho những dòng thơ mềm mại. Giữ vững và làm tươi mới hơn câu thơ Việt trong cuộc vật mình đổi mới ngôn ngữ thơ đang dần dà mà quyết liệt diễn ra trong toàn bộ nền thơ ta, đó là đóng góp đáng tôn trọng của thế hệ nhà thơ chống Mỹ mà Hữu Thỉnh là một trong số đại biểu xứng đáng nhất.
Hữu Thỉnh (sinh 15/2/1942), tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, bút danh Vũ Hữu, là một nhà thơ Việt Nam. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976, Hữu Thỉnh hiện là chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (3 nhiệm kỳ liên tiếp) đồng thời kiêm nhiệm Tổng biên tập Báo Văn nghệ. Ông cũng là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Ông sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân.

Từ sau hoà bình lập lại, vào năm 1954, Ông mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một…

Tiếng hát trong rừng

Đường tới thành phố (1979)

Thư mùa đông (1994)

Trường ca biển (1994)

Thương lượng với thời gian (2005)

Bài liên quan

Huy Cận Cù Huy Cận

Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919 tại xã Ân Phú, huyện Dương Sơn, Hà Tĩnh, mất ngày 19 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội. Trước khi mất ông sống tại Hà Nội, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Trước cách mạng tháng Tám, Huy Cận đi học (Tú tài, Cao đẳng Nông ...

Hoàng Hưng Hoàng Thuỵ Hưng

Nhà thơ Hoàng Hưng tên thật là Hoàng Thuỵ Hưng, sinh năm 1942 tại thị xã Hưng Yên. Ông tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1965. Từ năm 1973 đến năm 1982 ông là phóng viên, biên tập viên báo Người Giáo viên Nhân dân thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngày 18-8-1982, Hoàng Hưng bị bắt ...

Hồ Huân Nghiệp 胡勳業

Hồ Huân Nghiệp 胡勳業 (Kỷ Sửu 1829 – Giáp Tý 1864) tên chữ là Thiệu Tiên, là nhà giáo, một gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ tham gia chiến đấu chống Pháp đầu tiên trên đất Gia Định xưa.

Huyền Quang thiền sư 玄光禪師

Huyền Quang thiền sư 玄光禪師 (hay Huyền Quang tôn giả, 1254-1334) tên thật là Lý Ðạo Tái 李道載 (có sách chép Trần Ðạo Tái, Lý Tái Ðạo). Ông người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, sinh năm Giáp Dần (1254), mất ngày 23 tháng Giêng năm Giáp Tuất (1334). Theo Tổ gia thực lục trong Tam tổ thực lục ...

Hải Như Vũ Như Hải

Nhà thơ Hải Như tên thật là Vũ Như Hải, sinh năm 1923 tại Nam Ninh, Nam Định. Tác phẩm: - Trái đất mai này còn lại tình yêu, NXB Văn học, 1985 - Nỗi buồn hoa bất tử, NXB Lao động, 1994 - Thơ viết về Người, NXB Nghệ An, 2004 Nỗi buồn hoa bất tử (1994) Trái Đất mai này còn lại tình yêu (1985)

Hoàng Ngũ Phúc 黃五福

Hoàng Ngũ Phúc 黃五福 (1713-1776) là danh tướng thời Lê Trung Hưng, quê ở xã Phụng Công, huyện Yên Dũng (nay là thôn Tân Phượng, xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng, Bắc Giang). Ông có công lớn trong việc đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài và là tổng chỉ huy cuộc nam tiến đánh Đàng Trong, mở mang ...

Hoàng Văn Hoè 黃文槐

Hoàng Văn Hoè 黃文槐 (1848-?) hiệu Cổ Lâm, biệt hiệu Hạc Nhân, người làng Phù Lưu huyện Từ Sơn (Bắc Ninh) đỗ tiến sĩ năm Tự đức thứ 33 (1880) làm tri phủ Kiến Xương (Thái Bình). Thơ hiện còn hơn 300 bài được tập hợp trong trước tác "Hạc nhân tùng ngôn". Thơ Hoàng Văn Hoè lần đầu tiên được trích tuyển ...

Hoàng Hùng Hà

Hoàng Hùng Hà sinh năm 1984, tốt nghiệp lớp XH 6B, đại học Công đoàn Hà Nội. Hiện làm báo tại Hà Nội. Đã đăng thơ, tạp bút, tản văn trên một số báo như Tuổi trẻ, Áo trắng, Thể thao văn hoá...

Hồng Nguyên Nguyễn Văn Vượng

Nhà thơ Hồng Nguyên tên khai sinh là Nguyễn Văn Vượng, sinh năm 1924 tại xã Đông Thọ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Ông tham gia Hội Văn hoá Cứu quốc từ trước Cách mạng Tháng Tám, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, uỷ viên Ban Chấp hành Hội Văn hoá Cứu quốc Liên khu IV, từng viết bài cho các báo ...

Nguyễn Cẩn 阮謹

Nguyễn Cẩn 阮謹 người huyện Tế Giang, có làm quan vào cuối đời Trần, chưa rõ sinh và mất năm nào. Vào năm Hưng Khánh thứ nhất (1407) đời Trần Giản Định Đế, Nguyễn Cẩn đã ra hàng quân Minh rồi làm quan với chúng. Tác phẩm hiện còn 1 bài thơ.

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...